Qua biểu đồ ta thấy các chỉ số vốn tự có/tổng nguồn vốn huy động (cịn gọi là chỉ số giới hạn huy động vốn) và chỉ số vốn tự có/tổng tài sản qua các năm đều lớn hơn mức quy định chung 5% của NHNN. Đặc biệt các chỉ số này tăng mạnh trong năm 2010 do Kienlongbank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ lên 3.000 tỷ đồng.
Các chỉ số này từ giai đoạn năm 2010 - 2012 đều có xu hướng giảm chứng tỏ tổng nguồn vốn huy động và tổng tài sản có sự tăng trưởng mạnh, vượt quá mức tăng trưởng tương ứng của vốn tự có. Cụ thể chỉ số giới hạn huy động vốn giảm từ 32,87% năm 2010 xuống còn 22,57% năm 2012, chỉ số vốn tự có/tổng tài sản giảm từ 23,81% năm 2010 xuống còn 18,52% trong năm 2012. Song nhìn chung, tỷ lệ các chỉ số này ở mức như trên chứng tỏ ngân hàng đã đạt ngưỡng an toàn trong huy động vốn đảm bảo không vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có, làm tăng khả năng chống đỡ với RRTK của ngân hàng. Bởi lẽ, vốn tự có được coi như tấm đệm giúp ngân hàng bù đắp những thiệt hại phát sinh, đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ phá sản.
2.3.3.3. Chỉ số tài sản thanh khoản
Chỉ số tài sản thanh khoản cho thấy tỷ trọng tài sản thanh khoản trong tổng tài sản mà Kienlongbank dự trữ qua các năm. Trong đó, các tài sản thanh khoản tại Kienlongbank bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại các TCTD và chứng khốn Chính phủ.
Đây cũng là chỉ số thanh khoản được sử dụng để đo lường và quản trị RRTK ngân hàng chủ yếu ở các nước Châu Á. Mặc dù định nghĩa “tài sản thanh khoản” có thể thay đổi giữa các cơ quan quản lý, nhưng phổ biến nhất vẫn bao gồm tiền mặt, vàng, cho vay ngắn hạn tại các TCTD khác, chứng khốn Chính phủ và một số tài sản khác có thể nhanh chóng chuyển hóa thành tiền mặt. Các cơ quan quản lý ngân hàng ở Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Ấn Độ đều quy định các NHTM phải đảm bảo một tỷ lệ tài sản thanh khoản tối thiểu một cách thường xuyên là 25%. [9]