Những vấn đề cần quan tâm trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực cạnh tran h

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH kết nối hải sản mekong (MEKSEA) (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ

1.1 Lý thuyết về chuỗi cung ứng

1.1.7 Những vấn đề cần quan tâm trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực cạnh tran h

cạnh tranh

Trước hết, chúng ta phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng; những tác động của nó đến chi phí và vai trị trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng; từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng.

Các tiêu chí đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng(Hồ Tiến Dũng, 2015):

- Tiêu chuẩn giao hàng: Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỉ lệ (%) của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng. Chú ý các đơn hàng khơng được tính là giao hàng đúng hạn khi chỉ có một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng khơng có hàng đúng thời gian u cầu. Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ, khắt khe và khó nhưng nó đo lường hiệu quả thực hiện trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho khách khi họ yêu cầu.

- Tiêu chuẩn chất lượng: Trước hết chất lượng phải đảm bảo theo tiêu chuẩn chất lượng thị trường riêng biệt. Tiếp theo đó là các tiêu chuẩn chất lượng của khách hàng. Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng là sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm. Đầu tiên chất lượng có thể được đo lường thơng qua những điều mà khách hàng mong đợi.

- Tiêu chuẩn thời gian

Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính từ một cách trực tiếp từ mức độ tồn kho Thời gian tồn kho = mức độ tồn kho/mức độ sử dụng

Thời gian tồn kho sẽ được tính cho mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, nhà sản xuất, người bán sỉ, bán lẻ) và cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nữa là phải xem xét đến thời gian thu hồi cơng nợ, nó đảm bảo cho cơng ty có lượng tiền để mua sản phẩm và bán sản phẩm tạo ra vịng ln chuyển hàng hóa (Christopher, 2012).

kho cũng như khơng có kho hàng riêng do đó khơng thể kiểm sốt được vấn đề tồn kho trong chuỗi cung ứng.

- Tiêu chuẩn chi phí

Yêu cầu của tiêu chuẩn này là tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, chi phí phân phối, chi phí tồn kho và chi phí cơng nợ ở mức thấp nhất. Đây cũng là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả giá trị gia tăng và năng suất lao động của chuỗi. Vấn đề chi phí sản xuất, vận chuyển và cơng nợ ảnh hưởng lớn đến giá thành của sản phẩm, và lợi nhuận của cơng ty. Do đó, việc hồn thiện chuỗi cung ứng tiết giảm chi phí cũng là vấn đề đáng quan tâm.

1.1.8 Các yếu tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi một sự hiểu biết từng yếu tố dẫn dắt và cách nó vận hành. Mỗi yếu tố dẫn dắt có khả năng tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng và củng cố một số năng lực nhất định. Các yếu tố chính tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng như sau:

a. Sản xuất

Vấn đề sản xuất nói đến năng lực của chuỗi cung ứng bao gồm nhà máy sản xuất và kho trữ. Xây dựng nhà máy và kho phải dự đoán đáp ứng được nhu cần sản phẩm, hạn chế dư thừa công suất tránh sản xuất kém hiệu quả.

Đề tài đang nghiên cứu hoàn thiện chuỗi cá tra xuất khẩu của MEKSEA nên sản xuất chính là quá trình liên kết giữa nhập nguyên liệu, sản xuất, bao bì đóng gói thành các lơ hàng hồn chỉnh.

b. Hàng tồn kho

Vấn đề hàng tồn kho rất quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng bao gồm từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm, thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Tồn trữ một lượng lớn hàng cho phép một công ty hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc sản xuất và

lưu trữ hàng tồn kho tốn kém và để đạt được tính hiệu quả cao, chi phí cho hàng tồn kho phải càng thấp càng tốt.

Đối với đặc tính đặc biệt của mặt hàng cá tra đơng lạnh thì việc tồn kho chắc chắn khơng tránh khỏi, thậm chí có thể rất lớn. Lý do có thể do khách quan vì điều kiện mùa vụ, thời tiết, dịch bệnh, kích cỡ cá thu hoạch khơng phù hợp nhu cầu thị trường nên chưa bán được; cũng có thể do chủ quan bởi biến động giá cá thất thường. Chủ yếu việc này do nhà máy phụ trách tồn kho cịn cơng ty chỉ đặt hàng trên yêu cầu của khách hàng.

c. Vận chuyển

Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu cho đến thành phẩm giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng. Trong vận chuyển, sự cân nhắc là giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả được thể hiện qua việc lựa chọn cách thức vận chuyển. Các cách thức vận chuyển nhanh thì lại rất tốn kém, các cách thức vận chuyển chậm thì chi phí vừa phải nhưng khơng đáp ứng nhanh. Vì chi phí vận chuyển có thể chiếm một phần ba chi phí kinh doanh của chuỗi cung ứng, nên các quyết định về vận chuyển cũng rất quan trọng.

Đối với chuỗi cá tra xuất khẩu thì lựa chọn loại hình vận chuyển hàng đến nước nhập khẩu của hầu hết các công ty là bằng đường biển vì hàng đơng lạnh rất nặng và khó bảo quản, chỉ trừ một số khách hàng Trung Quốc nằm giáp biên giới thì có thể đi theo đường tiểu ngạch (hiện đang bị thắt chặt). Một số ít hàng cá tươi có thể đi theo đường hàng khơng.

d. Thông tin

Thông tin là nhịp cầu kết nối cũng như liên quan quyết định đến chuỗi cung ứng. Tùy theo từng cơng ty, cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả có liên hệ đến việc lượng giá các lợi ích mà thơng tin tốt có thể cung cấp so với chi phí để có được thơng tin. Thơng tin chính xác, dồi dào có thể giúp đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả và tiên đốn tốt hơn nhưng chi phí xây dựng và lắp đặt các hệ thống phân phối thông tin cũng có thể rất cao.

tính hiệu quả mà các cơng ty thực hiện là một trong các quyết định về lượng thơng tin có thể chia sẻ với các cơng ty khác và lượng thơng tin phải giữ bí mật. Thông tin về cung sản phẩm, cầu khách hàng, tiên báo thị trường và kế hoạch sản xuất mà các cơng ty chia sẻ với nhau càng nhiều thì các công ty càng đáp ứng nhanh. Tuy nhiên, công khai như thế nào là hợp lý là mối bận tâm của từng cơng ty vì e ngại thơng tin tiết lộ sẽ bị đối thủ cạnh tranh sử dụng để đối phó. Điều này có thể gây tổn thất cho khả năng sinh lợi của công ty.

Việc trao đổi thông tin vẫn chủ yếu bằng miệng, bằng điện thoại, các thông số cụ thể cho từng lô hàng cập nhật chậm, gây tốn chi phí và thời gian cho các khâu.

*Các đặc điểm của một chuỗi cung ứng hiệu quả:

Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) là sự phối

hợp hoạt động sản xuất, kho, vận chuyển,... giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng một cách trôi chảy, nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường.

Một chuỗi cung ứng được coi là hiệu quả khi thỏa mãn các yếu tố sau: - Phù hợp với chiến lược, mục tiêu kinh doanh của công ty. Một chuỗi cung ứng hiệu quả cần gắn liền và phù hợp với chiến lược của công ty trong từng giai đoạn, phù hợp với các yêu tố về nguồn lực, thị trường, thế mạnh của công ty

- Kết hợp với nhu cầu của khách hàng: với một chuỗi cung ứng hiệu quả, doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm phù hợp với các phân khúc thị trường, cung cấp hàng hóa/sản phẩm chất lượng một cách kịp thời tới khách hàng.

- Kết hợp với vị thế của công ty: công ty hiện tại đang ở vị thế nào, là thương hiệu mạnh, nổi tiếng hay không, quy mơ ra sao. Từng vị thế lại có từng lựa chọn về nhà cung cấp cũng như khách hàng khác nhau.

- Thích nghi với sự thay đổi: trong chuỗi cung ứng, các bên sẽ trao đổi thông tin qua lại lẫn nhau về tình hình thị trường, khách hàng. Chính vì thế, khi quản lý được chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định thay đổi kịp thời, phù hợp với tình hình thị trường, đối thủ, cạnh tranh,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH kết nối hải sản mekong (MEKSEA) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)