Kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn nhưng ngành cá tra cũng sẽ có cơ hội phát triển vì có sức cạnh tranh cao trong ngành thực phẩm. Hình ảnh con cá tra cũng được cải thiện qua việc tổ chức WWF cơng nhận cá tra là lồi thuỷ sản ni trồng bền vững, khuyến khích người tiêu dùng thế giới sử dụng.
Cá tra và basa là loài cá bản địa đã được nuôi trong các lồng bè dọc sông Mekong ở Việt Nam từ khá lâu. Lồi cá này có ưu điểm thịt trắng, cơ thịt chắc, vị ngọt và thơm ngon. Trong những năm gần đây, cá tra được nuôi với quy mô công nghiệp trong các ao hồ rộng lớn và được áp dụng các quy trình ni thả, chăm sóc theo chuẩn quốc tế và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của HACCP.
Chính vì vậy, sản lượng và giá trị xuất khẩu cá tra ở Việt Nam ngày càng gia tăng, nuôi trồng và xuất khẩu cá tra trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, sản phẩm cá tra có mặt ở hơn 80 thị trường xuất khẩu trên thế giới. Cá tra đã và đang trở thành sự lựa chọn mang tính kinh tế và u thích của người tiêu dùng tồn cầu và dần thay thế một số loài cá biển thịt trắng đang ngày càng cạn kiệt.
Cá tra được nuôi thả là một lồi cá mang tính bền vững, với sản lượng nuôi thả lớn, nguồn cung cá tra ổn định quanh năm. Meksea Connection và các đối tác tin cậy của mình hướng đến cung cấp các dịng sản phẩm cá tra chất lượng cao, nguồn nguyên liệu luôn tươi mới và thơm ngon hơn, các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp đạt các chứng nhận quốc tế về tính bền vững như Global G.A.P và ASC.
Sản phẩm Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam đang được người tiêu dùng trên thế giới đánh giá cao, bởi sản phẩm Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam vừa ngon lại vừa rẻ. Cũng chính vì điều này mà các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam đang đứng trước nhiều rào cản khó khăn khi thâm nhập thị trường các nước nhập khẩu.
Mở màn cho những rào cản đó chính là việc ITC của Mỹ ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm fillet Cá Tra, Cá Basa Việt Nam đồng nghĩa với việc là sẽ tiếp tục có những khó khăn cho sản phẩm là ưu thế của Việt Nam trên thị trường Mỹ. Mặc dù, năm 2009 sau những đợt kiểm tra, rà sốt hoạt động ni trồng, chế biến Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam, Bộ Thương Mai Hoa kỳ đã công bố những kết quả chứng minh thời gian qua Việt Nam không bán phá giá cá ba sa. Thế nhưng, Lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng Cá Tra, Cá Basa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ vẫn sẽ tiếp tục được áp dụng trong 5 năm nữa vì Ủy ban Thương Mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) lo ngại rằng, nếu huỷ bỏ lệnh áp thuế đối với Việt Nam sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất nội địa Mỹ.
Cùng với quyết định giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá, Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ to lớn hơn khi mà Mỹ đang
hồn tất Luật Nơng nghiệp (hay cịn gọi là Luật Farm Bill). Trong Luật Nông nghiệp của Mỹ có một điều khoản ngặt nghèo gọi là “chính sách tương đương”, nghĩa là Cá Tra, Cá Basa Việt Nam bị đưa vào nhóm Catfish và sẽ bị quản lý tương đương cả về luật pháp và điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu bị xếp vào nhóm catfish như dự Luật Nơng nghiệp Mỹ thì Cá Tra, Cá Basa sẽ thuộc vào diện quản lý của Bộ Nơng nghiệp Mỹ (USDA), thay vì Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA). Khi các quy định này được áp dụng, thì sản phẩm cá tra Việt Nam sẽ bị quản lý chặt chẽ tương tự như các sản phẩm thịt nhập khẩu vào Mỹ. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường này, bởi yêu cầu khắt khe trong công tác kiểm định. Hiện chỉ có 34 quốc gia đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thịt vào Mỹ và đều là các quốc gia phát triển. Chính vì lẽ đó mà khả năng con Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam phải đứng ngoài thị trường nhập khẩu với sản lượng đứng thứ 2 này là không nhỏ.
Theo ơng Nguyễn Hồi Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thì việc đưa ra nhiều đạo luật làm rào cản nhập khẩu Cá Tra, Cá Basa của Mỹ sẽ tạo nên nhiều hiệu ứng đi kèm. Trước nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu mặt hàng này sẽ bị hạn chế. Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng Cá Tra, Cá Basa bị ảnh hưởng nặng nề bởi đạo luật này mà những người nuôi trồng ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo thống kê hiện nay, tại Đồng bằng sông Cửu Long các hộ dân nuôi hàng triệu tấn cá để xuất khẩu. Nếu những ràng buộc mới trong xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa mà Mỹ đang chuẩn bị thực thi với Việt Nam sẽ gây ra những khó khăn trong sản xuất và cuộc sống của chính những nơng dân này. Việc đưa ra những rào cản thương mại trên cũng sẽ gây khơng ít khó khăn cho các nhà nhập khẩu thủy sản tại chính nước này, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của chính họ.
Khơng chỉ ở thị trường Mỹ, con Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam còn gặp nhiều long đong ở thị trường các nước khác. Đối với các thị trường nhập khẩu quan trọng như Liên Minh EU, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản… ngày càng xuất
hiện nhiều những quy định ngặt nghèo về tiêu chuẩn VSATTP. Song song với đạo luật Farm Bill tại thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể thờ ơ với sự tồn tại của Luật SPS (kiểm dịch động vật), Luật IUU (về nguồn gốc thủy sản với những điều khoản khắt khe hơn) và một số luật về hàng thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng mà EU đang quy định hay sắp được áp dụng rộng rãi những quy định này làm tăng đáng kể chi phí xuất khẩu của Việt Nam, ví dụ như chi phí kiểm nghiệm để chứng minh khơng có dư lượng kháng sinh trong các lơ hàng xuất khẩu có thể rất cao so với lợi nhuận. Điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu. Đồng thời, việc xuất hiện ngày càng nhiều rào cản thương mại và những quy định ngặt nghèo của các nước nhập khẩu khiến cho cả người nuôi và các doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng trong việc chạy theo và đau đầu trong việc tìm lối ra cho sản phẩm của mình.
Hiện nay, xuất hiện một vấn đề đáng lo ngại đó là, ở các thị trường nhập khẩu rất nhiều các hình thức bơi nhọ hình ảnh Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam. Theo Bản Tin Thương Mại Thủy Sản - ấn phẩm của VASEP, gần đây hình ảnh con Cá Tra, Cá Basa bị bơi nhọ trên hai thị trường quan trọng là Pháp và Bỉ. Cụ thể, L'Expansion, một tờ tạp chí kinh tế của Pháp, trong số tháng 3/2010 đã có bài viết với tựa đề “Những thức ăn cần dè chừng”. Bài báo này nêu rõ tên của một loạt thực phẩm nhập khẩu vào Pháp cần phải dè chừng vì có yếu tố độc hại như tơm của Ấn Độ và Bangladesh, sị ốc của Thổ Nhĩ Kỳ, thịt gà của Đức và Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam. Trong khi đó, trên một website của Bỉ, đã có một bài viết cho rằng Cá Tra, Cá Basa Việt Nam được nuôi trong môi trường khơng an tồn. Gần đây nhất, tập đoàn bán lẻ lớn của châu Âu là Carrefour dừng tiêu thụ sản phẩm cá tra của Việt Nam với lý do Đài truyền hình Cuatro TV, Tây Ban Nha đã phát sóng chương trình “El Punto de Mira”, với nội dung chứa đựng thơng tin khơng chính xác và có ý bơi nhọ hình ảnh của cá tra Việt Nam được ni trên dịng sơng Mekong.
Đây là nguy cơ cho tồn bộ ngành ni trồng, chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam.
2.2 Phân tích tính liên kết và hiệu quả trong chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty khẩu của công ty
2.2.1 Tổng quan về công ty TNHH Kết Nối Hải Sản Mekong 2.2.1.1. Giới thiệu công ty 2.2.1.1. Giới thiệu công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Kết Nối Hải Sản Mekong
Ten giao dịch quốc tế: Mekong Seafood Connection (Meksea) Mã số thuế: 0312298127
Địa chỉ: Số 9, đường số 15, KDC Khang Điền, Phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84) 8 6280 5407; Fax: (+84) 8 6280 5409 Email: meksea@mekseaconnection.com
Website: www.mekongseafood.vn
Văn phòng chi nhánh: Mekong Food Connection Pte., Ltd. Địa chỉ: No. 470 North Bridge Road, 05-12 Bugis Cube, Singapore 188735
Công ty Kết Nối Hải Sản Mekong (MEKSEA) được thành lập vào năm 2010 với một mong muốn đơn giản nhưng mãnh liệt để đưa thương hiệu thủy hải sản Việt Nam với chất lượng và sự đa dạng vốn có vươn lên vị trí hàng đầu thế giới. Thông qua kết nối sức mạnh và chuyên môn của những nhà sản xuất riêng lẻ nhưng có năng lực thực sự, cùng những tiêu chuẩn quốc tế và sự kiểm soát chặt chẽ nhất về chất lượng, tính bền vững, phong cách làm việc chuyên nghiệp để khách hàng ở bất cứ đâu trên thế giới có thể tin tưởng gửi gắm các đơn hàng. Sau 6 năm hoạt động theo định hướng đó, MEKSEA đang dần trở thành một tập đoàn phân phối thủy hải sản uy tín hàng đầu Việt Nam, đã hợp tác sản xuất chiến lược với hơn 50 nhà chế biến có năng lực nhất để sản xuất đủ dịng sản phẩm thủy hải sản cá tra, tôm, cá biển tại những vùng nguyên liệu trải dài khắp Việt Nam (xem thêm danh sách nhà sản xuất ở phụ lục 6) và xuất khẩu đến hơn 40 thị trường trên thế giới (phụ lục 7).
2.2.1.2. Tầm nhìn chiến lược, cơ cấu tổ chức, sản phẩm
Tầm nhìn: MEKSEA phấn đấu trở thành nhà phân phối thuỷ hải sản đông lạnh
uy tín số một tại Việt Nam về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và dịch vụ chuyên nghiệp.
Sứ mệnh: Mang đến sự an tâm cho người tiêu dùng toàn cầu đối với sức khoẻ
của gia đình họ khi sử dụng các sản phẩm thuỷ hải sản thương hiệu MEKSEA.
Giá trị cốt lõi: Chuyên nghiệp – dấn thân – trách nhiệm Cơ cấu tổ chức:
Các mặt hàng cá tra của MEKSEA:
Cá tra fillet thịt vàng Cá tra fillet thịt trắng Cá tra fillet còn thịt đỏ
Cá tra cắt khúc Cá tra nguyên con bỏ đầu, bỏ ruột, cịn đi
Cá tra nguyên con
Cá tra cuộn hoa hồng Da cá tra Cá tra fillet tầm bột Hình 2.2 Các mặt hàng sản phẩm cá tra tại cơng ty
2.2.2 Đánh giá tính hiệu quả của chuỗi cung ứng cá tra của công Ty TNHH Kết Nối Hải Sản Mekong
Trước hết, tác giả dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày, mơ hình chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu của tổ chức Vasep phác thảo, và những hiểu biết của bản thân sau q trình gắn bó với cơng ty, để tiến hành phác thảo sơ đồ chuỗi hoạt động cung ứng cá tra của cơng ty MEKSEA
Hình 2.3 Chuỗi hoạt động cung ứng cá tra của công ty MEKSEA
Trong giới hạn phạm vi ngiên cứu này, chỉ đề cấp đến chuỗi cung ứng nội bộ cơng ty bao gồm các mắc xích trực tiếp trước và sau:
Nhà cung cấp: hiện công ty đang giao dịch với hơn 50 nhà máy chế biến
cá tra, chủ yếu chọn các nhà sản xuất phân bố ở các tỉnh đồng bằng Sơng Cửu Long có diện tích và sản lượng cá tra lớn : Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long
Bảng 2.2. Diện tích và sản lượng cá tra tại các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long 6 tháng 2017
Đơn vị Diện tích (ha) Sản lượng ( tấn)
ĐBSCL 3.076,2 583.503 Tiền Giang 44 16.800 Bến Tre 395 82.613 Trà Vinh 14 7.450 Vĩnh Long 458,2 39.094 Đồng Tháp 1.592 232.000 An Giang 39 120.000 Kiên Giang - 1.472 Cần Thơ 464 68.072 Hậu Giang 40 9.900 Sóc Trăng 30 6.102 Nguyên
liệu Nhà cung cấp Nhà sản xuất Nhà phân phối (MEKSEA)
Khách hàng ( nhà nhập khẩu, công ty nội địa) Người tiêu dùng
(Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2017)
Quy trình mua hàng của cơng ty với các nhà cung cấp:
(Nguồn: bộ phận thu mua MEKSEA)
Hình 2.4 Sơ đồ quy trình mua hàng của cơng ty
- Xác định nhu cầu: nhu cầu được thiết lập khi có yêu cầu đặt hàng từ khách hàng
- Xem xét và chọn lựa nhà cung cấp: khi có đơn đặt hàng từ khách hàng, dựa vào yêu cầu và quy cách của mỗi đơn hàng, bộ phận mua hàng sẽ tiến hành rà soát lại hệ thống nhà cung cấp để chọn ra nhà cung cấp phù hợp nhất đáp ứng được tiêu chí của từng đơn hàng
- Lập hợp đồng: hợp đồng kinh tế được soạn thảo bởi công ty với các điều khoản ràng buộc đảm bảo nhà cung cấp giao hàng đúng quy cách, tiêu chuẩn chất lượng và thời gian giao hàng (Phụ Lục Hợp Đồng)
-Xác nhận trước khi sản xuất: trước khi bắt đầu sản xuất đại trà, đại diện QC sẽ đến trực tiếp nhà máy xác nhận chất lượng mẫu cho từng đơn hàng
-Kiểm hàng khi đơn hàng hoàn thành:
Kiểm hàng được thực hiện vào 05 ngày trước ngày đóng container. Số lượng hàng đã hồn thành sản xuất, đóng gói và lưu kho đạt 100% đơn hàng. Kiểm ngẫu nhiên tồn bộ lộ hàng. Ví dụ lơ hàng 20,000 thùng sẽ lấy ngẫu nhiên 10 thùng ra để kiểm
Tiêu chuẩn kiểm hàng:
-Đối với hàng cá tra fille welltrimed: + Cơ thịt nhão, rách, gãy < 5% + Màu xấu < 5% + Điểm đỏ/máu bầm < 5% + Sót xương và tạp chất khác = 0% + Sót mỡ, dè < 5% + Size nhỏ < 5% + Size lớn < 5%
Lưu ý: Tổng các chỉ tiêu hàng lỗi không vượt quá 10%.
- Đối với hàng fillet untrimmed + Cơ thịt nhão < 5% + Gãy, rách < 5% + Điểm đỏ/máu bầm < 5% + Sót xương và tạp chất khác = 0% + Size nhỏ < 5% + Size lớn < 5%
Tổng các chỉ tiêu hàng lỗi không vượt quá 10%. (Nguồn: bộ phận QC MEKSEA) Phương thức giao nhận và thanh toán của MEKSEA:
- Nhận hàng: Việc nhận hàng, đóng container có sự giám sát trực tiếp của bộ phận logistic và ghi lại bằng hình ảnh và sơ đồ đóng container
- Thanh toán: tùy vào thỏa thuận thời gian thanh toán trong hợp đồng mà thanh tốn cho nhà cung cấp thơng qua hình thức chuyển khoản
Một số hình thức thanh tốn hiện đang áp dụng:
Đặt cọc 10% tổng giá trị đơn hàng sau khi ký hợp đồng và xác nhận bao bì, 90% cịn lại sẽ thanh toán bằng chuyển khoản (VND) cho từng container trước khi nhận hàng.
Đặt cọc 10% sau khi ký hợp đồng và xác nhận bao bì, 90% còn lại sau khi nhận bản scan chứng từ gốc.
Đặt cọc 20% tổng giá trị đơn hàng sau khi ký hợp đồng và xác nhận bao bì, 80% cịn lại sẽ thanh tốn bằng chuyển khoản (VND) trước khi nhận hàng.
100% giá trị mỗi cont hàng sau khi nhận scan chứng từ gốc.
Nhà phân phối: MEKSEA
Được làm việc và am tường sâu sắc với các sản phẩm thủy hải sản Việt Nam, MEKSEA có khả năng tối ưu hóa chuỗi cung ứng thủy hải sản đông lạnh từ việc lựa chọn các vùng nguyên liệu sạch nhất, kết hợp thế mạnh của các nhà cung cấp được lựa chọn kỹ càng, kiểm soát hàng ngày quá trình sản xuất, các chất phụ gia sử dụng trong sản phẩm trong suốt thời gian làm hàng tại nhà máy, và tối ưu hóa các chi phí bao bì, vận chuyển… để mang lại sự hài lịng cao nhất cho khách hàng, giúp cho các đối tác tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí mua hàng. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu thủy hải sản nhiều năm, MEKSEA hiểu được các yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu để cung cấp các dòng sản phẩm đa dạng với chất lượng được cam kết cùng với giá thành