Hồn thiện cơng tác dự báo:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH kết nối hải sản mekong (MEKSEA) (Trang 76)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ

3.3.4 Hồn thiện cơng tác dự báo:

a. Mục tiêu đề xuất giải pháp:

“Rủi ro ln rình rập quanh ta, trong kinh doanh quốc tế rủi ro lại càng nhiều hơn”. (Đoàn Thị Hồng Vân, 2013)

Vì vậy, phải quan tâm đến cơng tác quản trị rủi ro.

Mekong cần chú trọng công tác lập kế hoạch và dự báo. Nếu công tác dự báo nhu cầu thiếu chính xác dẫn đến lập kế hoạch mua hàng liên kết với các nhà máy kế hoạch sản xuất sai lệch với thực tế nhu cầu.

b. Người phụ trách

Tất cả các thành viên chịu trách nhiệm trong công tác dự báo

c. Các bước thực hiện:

Từng thành viên trong Ban quản trị chuỗi sẽ báo cáo thơng tin để có

hướng phát triển chung cho các khâu.

Khâu thu mua

Đa dạng hóa nguồn cung cấp: Giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp hiện tại tuy nhiên sẽ dần dần từng bước lập kế hoạch kiểm soát và quản lí nguồn cung ứng cá tra. Bên cạnh đó, một khi đã có tiềm lực đủ mạnh cơng ty nên mạnh dạn đầu tư hợp tác góp vốn ni trồng vùng nguyên liệu sạch theo tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo kế hoạch kinh doanh sản xuất của công ty. Mối quan hệ với các nhà cung cấp tiềm năng là vô giá. Những nhà cung cấp tiềm năng rất quan tâm và thiết tha được làm ăn với một công ty mà họ nhận thấy đây là một khách hàng tốt. Vì thế với những lời đề nghị từ những nhà cung cấp tiềm năng, công ty nên cân nhắc kĩ lưỡng, nếu không thể hợp tác vào thời điểm hiện tại thì cũng khơng nên từ chối dứt khoát. Tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với các nhà cung cấp tiềm năng có thể giúp hỗ trợ khi nguồn hàng khan hiếm.

Xem xét theo dõi khả năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Có qui trình kiểm tra q trình giao dịch nguyên vật liệu tránh trường hợp gian lận.

Công ty cũng cần xây dựng kế hoạch thu mua hằng năm để tránh bị động về giá cả.

Khâu sản xuất

- Bộ phận kinh doanh nhận được thơng tin về các loại kích cỡ cá sắp tới Vùng nuôi đang tồn trữ và các loại Vùng nuôi thiếu hụt để chào hàng khách hàng thích hợp, có lợi cho cơng ty, để biết định hướng theo tiêu chuẩn khách hàng cần.

- Việc phân tích đánh giá đối tượng hay quy trình, địi hỏi cẩn thận, khách quan và cần sự hỗ trợ của các bộ phận liên quan nhằm đảm bảo chính xác.

Khâu phân phối

- Nhân viên kinh doanh phải thống nhất tiêu chuẩn từ đầu với khách hàng, có thể thơng qua phương án chụp hình sản phẩm cùng với các chi tiết cụ thể, sau khi bàn giao lại cho nhà máy thì nhà máy có trách nhiệm phải sản xuất đúng yêu cầu đặt ra ban đầu của khách và đổi lại khách khơng được có u cầu nào thêm trong quá trình giám sát kiểm hàng tại nhà máy hoặc tại kho sau khi 100% hàng đã hồn thành, nhằm tránh tình trạng hàng phải chờ chỉnh sửa lại mới mất thời gian và chi phí, đồng thời cũng ngăn ngừa các yêu cầu quá đáng và tiêu cực của các KCS được khách thuê.

- Nắm chắt thông lệ quốc tế. Lựa chọn kỹ đối tác kí kết hợp đồng, nên chọn các đối tác có thâm niên, uy tín, thương hiệu trên thị trường điều quốc tế, không nằm trong danh sách cảnh báo của các tổ chức quốc tế. Nghiên cứu kĩ nhằm xây dựng các hợp đồng với các điều khoản chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trước khi kí với đối tác cung ứng nhằm tránh tình trạng tranh chấp khi hợp đồng đã đi vào thực hiện.

- Đối với những trường hợp hàng bị trả về cần tìm ra và điều chỉnh nguồn gốc nảy sinh các vấn đề.

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật tin tức, diễn biến về kinh tế, chính trị, để giảm rủi ro khi hàng hóa xuất khẩu đi qua khu vực cấm vận.

- Trước diễn biến bất ngờ của thị trường tài chính thế giới khi đồng tiền USD đang ở chu kỳ "siêu tăng giá" thứ 3 trong 30 năm qua, EUR mất giá mạnh so với USD công ty nên thực hiện theo khuyến cáo của các chuyên gia, tức là yêu cầu khách thanh toán bằng USD thay vì EUR. Cơng ty cũng cần theo dõi diễn biến về sự thay đổi tỉ giá để kí kết hợp đồng tránh những tổn thất lớn.

- Am hiểu thị trường của mình, định vị khách hàng và khu vực bán hàng.

Khó khăn khi triển khai:

Nếu một bộ phận dự báo sai lệch sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống.

Lợi ích mang lại

Giảm thiểu rủi ro góp phần giảm thiểu chi phí phát sinh khơng cần thiết, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.3.5 Nhóm giải pháp phát triển hình ảnh cơng ty

3.3.5.1 Công ty chú trọng phát triển thương hiệu sản phẩm a. Mục tiêu đề xuất giải pháp: a. Mục tiêu đề xuất giải pháp:

Hơn bao giờ hết, trong thế giới phẳng hơm nay truyền thơng góp phần to lớn trong việc tuyên truyền và quảng bá trong mọi lĩnh vực đặc biệt là thương mại quốc tế. Xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu là sự tất yếu, nhu cầu bức thiết của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Trong thời gian qua các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản cũng đã có ý thức chủ động và rất nỗ lực xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực nhưng vẫn còn yếu đặc biệt là đối với mặt hàng Cá Tra, Cá Basa – mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu.

b. Người phụ trách

Bộ phận marketing

c. Các bước thực hiện:

hoạch tuyên truyền thật chi tiết với đầy đủ những luận cứ khoa học, bằng chứng thực tiễn, các tiêu chuẩn và chỉ tiêu cụ thể, tạo thành một tài liệu tổng thể, thống nhất để quảng bá đến mọi thị trường và mọi đối tượng quan tâm trên phạm vi toàn cầu.

Việc làm này khơng chỉ có ý nghĩa với bản thân Cơng ty mà cịn đối với con Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam. Vì thế, để thực hiện được việc này, Cơng ty nên tìm đến hiệp hội VASEP - nơi tập hợp của các doanh nghiệp hội viên cùng nhau chung tay xây dựng thương hiệu cho Cá Tra, Cá Basa Việt Nam. Các chương trình xúc tiến thương mại, các hoạt động quảng bá sản phẩm Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam tại nước ngoài nên được tổ chức với nội dung và hình thức đổi mới. Thông qua các hội chợ triển lãm, các cơ hội xúc tiến đầu tư... các doanh nghiệp tổ chức các sự kiện quảng bá nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ giá trị của sản phẩm Cá Tra, Cá Basa Việt Nam đồng thời ngăn chặn các hoạt động nói xấu Cá Tra, Cá Basa vì mục đích cạnh tranh từ phía các thị trường nhập khẩu.

Bên cạnh đó, để khách hàng biết đến cơng ty, cơng ty cần đầu tư nhiều vào trang web. Bộ phận marketing phải thường xuyên cập nhật trang web công ty cũng như đưa ra các ấn phẩm marketing và bán hàng.

Công ty cần cân nhắc và lựa chọn các Triển lãm thương mại trong nước và quốc tế để tham gia nhằm gia tăng uy tín của cơng ty bởi vì đây là kênh được khách hàng tin tưởng nhất

3.3.5.2 Giải pháp về truy xuất nguồn gốc

Khi mức sống và điều kiện sống của con người ngày càng được nâng cao thì cùng với nó là những u cầu, đòi hỏi ngày càng khắt khe về vấn đề Vệ sinh ATTP. Hướng đến chất lượng là xu hướng lựa chọn quan trọng nhất hiện tại và cả tương lai của mọi người tiêu dùng ở mọi quốc gia. Bởi vậy, muốn phục vụ tốt các thị trường xuất khẩu khó tính và phát triển bền vững thì Cơng ty cần thiết phải thực thi và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về Vệ sinh ATTP theo yêu cầu của các thị trường đó

sự nhầm lẫn giữa cá Tra với cá Bơn, nếu như chúng ta không mô tả rõ ràng về thơng tin sản phẩm trên bao bì theo đúng qui định (tên thương mại, tên khoa học, vùng thu hoạch, xuất xứ, mã số lô hàng, mã số cơ sở sản xuất ….)

MêKong cần phải có 1 hệ thống truy xuất nguồn gốc mới đảm bảo chuỗi cung ứng hoàn thành sứ mệnh từ “con giống đến bàn ăn”:

- Chứng nhận vùng nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP

- Các nhà máy chế biến đã đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn BRC, IFS, ISO 22000

Hiện nay, ở Việt Nam chỉ áp dụng việc truy xuất nguồn gốc trên văn bản, giấy tờ và rất khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, chúng ta có thể sử dụng cơng nghệ RFID giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng và truy nguồn gốc sản phẩm. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng truy xuất nhanh và chính xác; Khả năng lưu trữ thơng tin lớn không bị hạn chế; Dễ dàng nhập dữ liệu và tìm kiếm dữ liệu; Gọn nhẹ khơng gây phức tạp khi sử dụng; Thông tin được bảo mật và an tồn. Tuy nhiên, khơng nên liều lĩnh sử dụng phương pháp truy xuất hiện đại RFID, trong lúc khả năng của doanh nghiệp đáp ứng khơng đủ các u cầu về chi phí và năng lực.

Tóm tắt chương 3

Từ việc nhìn nhận các vấn đề từ thực trạng cung ứng cá tra của MEKSEA, tác giả đã đưa ra các giải pháp kết hợp bắt đầu từ đầu vào của chuỗi cung ứng, tăng cường mối liên kết giữa các thành viên trong chuỗi. Những giải pháp này đã và đang được áp dụng từ 06/2017 đến thời điểm hiện nay đã khắc phục được những thiếu sót trước đây của MEKSEA.

KẾT LUẬN

Cơng ty TNHH Kết Nối Hải Sản Mekong là một trong những doanh nghiệp trẻ đang từng bước hồn thiện để hịa nhập vào nền kinh tế tồn cầu. Việc hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra của MEKSEA không chỉ phát triển đơn lẽ cho một mình cơng ty mà cịn cho các doanh nghiệp khác, nâng cao vị thế ngành xuất khẩu cá tra trên tầm quốc tế. Mặc dù đề tài còn vài hạn chế do chưa đủ thời gian nhưng trong thời gian thực hiện đã phần nào giải quyết được những tồn tại của chuỗi cung ứng cá tra tại MEKSEA.

Những kết quả đạt được của đề tài:

Đề tài đã thực hiện đúng như mục tiêu ban đầu đã đề ra từ việc phân tích các mắt xích trước và sau trong chuỗi cung ứng của công ty và mối quan hệ giữa chúng để thấy được những hiệu quả và hạn chế trong công tác quản trị chuỗi cung ứng. Từ việc phân tích thực trạng, các giải pháp được đề ra nhằm nâng cao tính hiệu quả của cơng tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra tại công ty để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và hướng tới xây dựng một công ty phát triển bền vững. Những kết quả đạt được cụ thể như sau:

(i) Tăng cường được mối liên kết giữa các mắt xích nhất là mối quan hệ với nhà máy cung cấp thành phẩm và công ty logistic

(ii) Xây dựng được bộ phận chăm sóc khách hàng và đội ngũ phát triển hình ảnh của cơng ty

(iii) 90% sản phẩm hiện nay có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, mức độ chấp nhận sản phẩm cá tra của khách hàng tăng cao.

(iv) Xây dựng được hệ thống quản lý dữ liệu riêng, dễ dàng tra cứu thông tin đơn hàng.

(v) Giảm thiểu được rủi ro do gắn kết giữa các khâu mua hàng, bán hàng rất chặt chẽ.

Những hạn chế của đề tài:

Đề tài vẫn còn hạn chế do ảnh hưởng bởi thời gian và thiếu nguồn dữ liệu sơ cấp do công ty cung cấp:

(i) Chưa đề cập sâu đến khách hàng của công ty do đã ký yêu cầu bảo mật với công ty nên khơng thể trình bày vấn đề này trong đề tài (ii) Khả năng đặt câu hỏi phỏng vấn cịn vài thiếu sót, chưa khai thác sâu

được ý kiến chuyên gia

Kiến nghị

Xuất khẩu cá tra là một trong những thế mạnh của Việt Nam, nhưng trong thời gian qua giá xuất khẩu liên tục sụt giảm nguyên nhân chính là sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra. Thậm chí, để xuất được hàng, một số doanh nghiệp hạ giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành, sau đó áp dụng các thủ đoạn gian dối (tăng trọng lượng giả tạo, giảm chất lượng, hạ giá mua nguyên liệu…) để tránh lỗ. Việc các doanh nghiệp đua nhau cạnh tranh về giá thực sự không phải là hướng đi bền vững cho từng doanh nghiệp nói riêng và cho cục diện tồn ngành nói chung.

Để khắc phục được tình trạng này vai trị của Nhà nước rất quan trọng cụ thể như cần qui định và kiểm soát giá sàn xuất khẩu, tăng cường sự hợp tác giữa nông dân, nhà khoa học và doanh nghiệp. Đồng thời phải quản lý chặt chẽ vấn đề chất lượng của sản phẩm cá tra nhằm nâng cao vị thế cá tra trên thị trường quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đoàn Thị Hồng Vân, 2013. Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản lao động xã hội 2. F. Robert Jacobs & Richard B.chase, 2014. Quản trị vận hành và chuỗi

cung ứng, NXB kinh tế TP. Hồ Chí Minh, trang 3 – 11.

3. Hồ Tiến Dũng, 2015. Quản trị điều hành, NXB Lao Động – Xã Hội, trang 386-396.

4. Martin Christopher, 2012. Quản trị Logistic và chuỗi cung ứng, tái bản lần 4.

5. Michael H. Hugos, 2010. Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng, tái bản lần 2. 6. Michael Hugos, 2010. Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản

tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Năm

7. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2016. Giải pháp hoàn thiện Chuỗi cung ứng sản

phẩm cá tra tại công ty cổ phần Hùng Vương. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Thừa Bửu, 2010. ‘‘Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá

Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt’’. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Nha Trang.

9. Phan Thị Hồng Yến, 2014. Giải pháp hoàn thiện Chuỗi cung ứng sản phẩm Sầu Riêng tại huyện Cai Lậy – Tỉnh Tiền Giang. Luận văn Thạc sĩ.

Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 1,trang 125-132.

11. Trần Thị Kim Dung, 2011. Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản tổng

DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Baltacioglu, T., E. Ada, M.D. Kaplan, O. Yurt and Y.C. Kaplan, 2007, A New Framework for Service Supply Chains, The Service Industries Journal, 27(2), pp. 105– 124.

2. Chopra Sunil and Pter Meindl, 2001 “Supplychain management: strategy, planing and operation”, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1. 3. Grant, Lambert, Stock and Ellram, 1988. Fundaments of Logistics

Management. Boston MA: Irwin/ Mc Graw – Hill, c 14.

4. Habib and Jungthirapanich, 2008, Management of Innovation and Technology.

5. Lambert, Stock and Elleam, 1998. “Fundaments of Logistics Management”, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14.

6. Mentzer, J.T., 2004.Fundamentals Of Supply Chain Management:

Twelve Rivers Of Competitive Advantage.SAGE

7. Peter Baker, Phil Croucher and Alan Rushton, 2010,4th The Handbook of Logistics & Distribution Management.

8. Ran and Terry P.Harrison, 1995. “An introduction to supply chain management” Ganesham.

9. Roberto Prioto, 2012 “A chat with Toyota”, “The Manufacture, Lean Management journal.

10. Sunil Chopra and Peter Meingl, 2001. Supply chain management: Strategy, planning and operation. Upper Saddle Riverm NI: Prentice

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Người thực hiện phỏng vấn: Phạm Thị Mộng Giàu

Trường Đại học Kinh tế TPHCM Địa điểm phỏng vấn:

Văn phịng cơng ty TNHH Kết Nối Hải Sản Mekong - Địa chỉ: Số 9, đường số 15, KDC Khang Điền, Phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh Danh sách chuyên gia được phỏng vấn:

1/ Ơng Hồng Văn Duy – Chức vụ: Tổng Giám Đốc

2/ Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo– Chức vụ: Trưởng phòng xuất nhập khẩu 3/ Bà Nguyễn Tuyết Anh – Chức vụ: Trưởng phòng kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH kết nối hải sản mekong (MEKSEA) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)