Phản ứng của GDP_D với cú sốc GDP_R, I_D, REER, và với chính nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở việt nam ứng dụng mô hình SVAR , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 51)

Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ phần mềm Eview 8

Đối với tác động của GDP_R đến chỉ số giảm phát GDP kết quả từ mơ hình SVAR: Cú sốc của GDP_R tác động đến lạm phát nhìn chung có nhiều biến động. Các cú sốc GDP_R tăng, gần như có tác động ngay lập tức làm giảm chỉ số giảm phát GDP và kéo dài cho đến quý thứ 2. Từ quý thứ 3 đến quý thứ 6, các cú sốc này sẽ có tác động dương đến chỉ số giảm phát GDP. Trong kỳ thứ 7 và thứ 8, các cú sốc này lại một lần nữa đổi chiều với tác động âm đến lạm phát. Đến kỳ thứ 9 cho đến kỳ thứ 11, các tác động này trở lại tác động dương. Phản ứng của GDP_D khi có cú sốc GDP_R của mơ hình cơ bản khá tương đồng với kết quả mơ hình SVAR. Nhìn chung cú sốc tăng sản lượng sẽ giúp kéo giảm lạm phát, điều này thể hiện nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự toàn dụng.

Cả hai kết quả ở mơ hình SVAR và mơ hình cơ bản đều cho thấy tác động của cú sốc của chỉ số giảm phát tác động lên chính nó là rất lớn ở kỳ đầu tiên, tuy nhiên cú sốc ban đầu này tắt dần nhanh chóng tác động.

Đối với tác động của cú sốc lãi suất chính sách tiền tệ đến chỉ số giảm phát GDP: Cú sốc tăng lãi suất chính sách sẽ có tác động dương đến chỉ số giảm phát GDP trong 2

quý đầu tiên. Đặc biệt, trong quý thứ 2, các cú sốc này sẽ đạt cực đại. Từ quý thứ 3 cho đến quý thứ 7, các cú sốc này sẽ có tác động âm đến lạm phát. Sang đến quý thứ 8 và kéo dài đến quý thứ 10, các cú sốc này đảo chiều với tác động dương. Nhìn chung, sau 8 quý, các tác động của lãi suất sẽ giảm dần và có tác động khơng đáng kể đến chỉ số giảm phát GDP. Kết quả của mơ hình cơ bản cũng ủng hộ quan điểm trên một cú sốc tăng I_D tuy chưa làm tăng ngay lạm phát nhưng nó sẽ làm lạm phát tăng ở các kỳ sau và tác động cú sốc dương này đạt đỉnh ở quý 2.

Đối với tác động của các cú sốc tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER) lên chỉ số giảm phát GDP: Kết quả từ mơ hình SVAR cho thấy, cú sốc tỷ giá hối đối thực có tác động cùng chiều với chỉ số giảm phát GDP trong giai đoạn từ quý thứ 1 nhất cho đến quý thứ 3 và từ quý thứ 5 đến quý thứ 7. Tác động dương này đạt giá trị cực đại ở quý thứ 2. Sau quý thứ 7, các tác động của tỷ giá đến chỉ số giảm phát GDP gần như không cịn đáng kể nữa. ở cả hai kết quả mơ hình cơ bản và mơ hình SVAR cho thấy phản ứng của lạm phát ở quý đầu tiên khi có cú sốc REER là khơng đáng kể, nhưng chủ đạo vẫn là một cú sốc dương làm tăng lạm phát.

Phản ứng của lạm phát với cú sốc chỉ số giá chứng khốn, cú sốc tín dụng và cú sốc lãi suất cho vay

-.08 -.04 .00 .04 .08 .12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Response of DLGDP_D to DLVNI -.06 -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Response of DLGDP_D to DLCREDIT -.04 -.02 .00 .02 .04 .06 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Response of DLGDP_D to DMLR

Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở việt nam ứng dụng mô hình SVAR , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)