Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái quát về BCKT và chuẩn mực về BCKT
2.1.1.1. Sự ra đời của BCKT
Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng hoạt động kiểm toán đã ra đời từ lâu, khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên, gắn liền với nền văn minh của Ai Cập và La Mã cổ đại. Ở thời kỳ này, hoạt động kiểm toán chỉ ở mức độ sơ khai biểu hiện cụ thể ở việc đọc các số liệu và tài liệu cho một bên độc lập nghe và sau đó chứng thực.
Sau khi có sự xuất hiện dư thừa của cải, yêu cầu của ngành kế toán càng được mở rộng và phức tạp hơn, vì thế cơng việc của kiểm tốn phải kiểm tra lại các số liệu của kế toán càng ngày được quan tâm hơn. Từ thế kỷ thứ XVI, việc xuất hiện công việc ghi nhận kế toán kép do nhà toán học người Ý Luca Paciola sáng tạo ra đã đặt một bước ngoặt cho ngành kế toán hơn hẳn ngành kiểm toán. Trong khi đó, kiểm tốn chỉ dừng ở mức độ đọc những số liệu cho bên độc lập chứng thực, BCKT chưa ra đời. Đến thời kỳ cách mạng công nghiệp bùng nổ ở Châu Âu, việc xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là loại hình cơng ty cổ phần đã đặt ra u cầu người chủ sở hữu muốn kiểm soát lại những hoạt động của nhà quản lý và nhân viên của mình, vì thế họ cần một bên độc lập chính là những KTV.
Năm 1844 ở Anh, Luật các Công ty Cổ phần u cầu kiểm tốn là cơng việc bắt buộc và vào năm 1856, BCKT bắt buộc lần đầu được giới thiệu ở Bắc Mỹ. BCKT ra đời đã đánh dấu một bước phát triển của ngành nghề kiểm toán nhằm theo kịp sự phát triển nhanh chóng của kế tốn. BCKT đầu tiên được quy định về nội dung và ý kiến kiểm toán đối với KTV như sau: “KTV phải đưa ra một báo cáo cho các cổ đơng về Bảng cân đối kế tốn và các tài khoản, và trong mỗi báo cáo như vậy, KTV phải nêu rõ ý kiến của mình, liệu Bảng cân đối kế tốn có là một Bảng cân đối kế toán đầy đủ và hợp lý theo quy định, và được soạn thảo đúng đắn để trình bày một cái nhìn đúng và chính xác về tình trạng của cơng ty, Ban Giám đốc có cung cấp các giải trình và thơng tin bổ sung cho KTV khi được u cầu khơng và KTV có thỏa mãn với các giải trình này khơng.” (Murphy, 1988). Qua những giai đoạn phát triển ý nghĩa của BCKT càng ngày được hoàn thiện. Theo CMKiT Việt Nam số 700 định nghĩa: “ BCKT về BCTC là loại báo cáo bằng văn bản do KTV và công ty kiểm tốn lập và cơng bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị đã được kiểm toán”. Lập BCKT là khâu cuối cùng của hoạt động kiểm tốn nhằm thơng báo về kết quả của cuộc kiểm toán, dựa trên những bằng chứng thu thập được, KTV sẽ soát xét, đánh giá những kết luận rút ra từ những bằng chứng về sự phù hợp của những thông tin định lượng trên BCTC cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành khi lập BCTC.