Kết luận về thực trạng sự khác biệt cảm nhận thông điệptừ BCKT tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về cảm nhận thông điệp từ báo cáo kiểm toán giữa kiểm toán viên, người sử dụng báo cáo kiểm toán và đơn vị được kiểm toán tại việt nam (Trang 75)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết luận về thực trạng sự khác biệt cảm nhận thông điệptừ BCKT tạ

Việt Nam

Kết quả phân tích cho thấy sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT tại Việt Nam đang tồn tại ở cả sáu vấn đề khảo sát: trách nhiệm của của KTV và Ban Giám đốc, mức độ tin tưởng của BCKT, vai trò của BCKT, khả năng KTV phát hiện gian lận, ý nghĩa của các thuật ngữ sử dụng trong BCKT và mức trọng yếu sử dụng trong BCKT. Điều này có thể kết luận về việc bác bỏ sáu giả thuyết mà tác giả đã trình bày trong chương 3. Kết quả cũng nhận định bên cạnh những khác biệt rõ ràng giữa các nhóm vẫn có sự đồng nhất về nhận thức giữa các nhóm về một số nội dung trong các vấn đề đã khảo sát.

4.3.1. Điểm thống nhất

Phần lớn các kết quả cho thấy giữa các nhóm đều nhận thức đúng về BCKT có mức độ tin tưởng trong việc đánh giá nguyên tắc hoạt động liên tục, hoạt động kiểm soát

nội bộ và đạt được chiến lược kinh doanh của đơn vị, tầm quan trọng của BCKT trong việc khẳng định BCTC của đơn vị khơng cịn sai sót trọng yếu. Đa số các thuật ngữ sử dụng trên BCKT như “phản ánh trung thực hợp lý”, “cơ sở chọn mẫu” đều khơng có sự khác biệt giữa các nhóm.

4.3.2. Điểm khác biệt

Bên cạnh những điểm thống nhất, các kết quả phân tích cịn cho thấy những điểm khác biệt trong cảm nhận giữa các nhóm đối tượng khảo sát đã tạo nênsự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT.

4.3.2.1. Về trách nhiệm của KTV và Ban Giám đốc.

Đối với nhóm người sử dụng BCKT và đơn vị được kiểm toán nhận định KTV phải có trách nhiệm về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khi KTV cho rằng trách nhiệm thuộc về Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán. Đây là kỳ vọng khơng hợp lý của người sử dụng BCKT, vì theo quy định trên VSA 315 thì khi tiến hành hoạt động kiểm toán KTV phải xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị và dựa trên đánh giá đó để thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp, cũng như trong mẫu BCKT theo quy định thì KTV khơng cần đưa ra ý kiến của mình về hệ thống kiểm sốt nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Những người sử dụng BCKT kỳ vọng rất cao về khả năng KTV có thể phát hiện và ngăn chặn tất cả các gian lận của đơn vị được kiểm toán. Kỳ vọng này là khơng hợp lý vì theo quy định của CMKiT Việt Nam trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn tất cả các gian lận ban đầu thuộc về phía đơn vị được kiểm toán. Xét trên tổng thể KTV là người giúp cho đơn vị được kiểm toán phát hiện và ngăn chặn thêm những gian lận và sai sót trọng yếu trên BCTC. Sự khác biệt cảm nhận này theo những nghiên cứu trước và nay đều tồn tại giữa KTV và người sử dụng BCKT. Lý do có thể giải thích do người sử dụng BCKT và bản thân đơn vị được kiểm toán kỳ vọng rất nhiều về hoạt động kiểm toán của KTV mà chưa hiểu rõ những hạn chế và trách nhiệm rõ ràng giữa KTV và Ban Giám đốc về các nội dung trên.

Sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKTtồn tại trên nhận định về mức độ tin tưởng của BCKT liên quan đến khả năng đầu tư vào đơn vị. Trong khi KTV và những người sử dụng trực tiếp BCKT chưa có sự tin tưởng cao BCKT khi ra quyết định đầu tư vào đơn vị thì bản thân đơn vị được kiểm tốn lại tin tưởng điều đó. Điều này thể hiện đơn vị được kiểm toán đang kỳ vọng nhiều về công việc kiểm tốn khi đưa ra một BCKT có thể thuyết phục các đối tượng bên ngồi đầu tư vào đơn vị. Nhưng nhận định của nhóm KTV và người sử dụng BCKT theo tác giả là hợp lý, vì khả năng đầu tư vào đơn vị không chỉ dựa trên số liệu và ý kiến của BCKT mà còn dựa trên rất nhiều yếu tố tác động khác vào đơn vị như thị trường sản phẩm, khả năng cạnh tranh, nguồn lực,…

4.3.2.3. Về vai trò của BCKT

Tương tự như mức độ tin tưởng của BCKT, sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKTcũng tồn tại trên nhận định tầm quan trọng của BCKT liên quan đến việc ra quyết định đầu tư. Những người sử dụng BCKT khơng có sự đánh giá cao về vai trị này của BCKT được cho là kỳ vọng hợp lý. Vì để ra được một quyết định đầu tư các thông tin trên BCKT là chưa đảm bảo được cơ sở đầy đủ. Ngoài ra điều này có thể lý giải niềm tin của những người sử dụng BCKT đang giảm khi họ e ngại những rủi ro khi sử dụng BCKT như những vụ kiện tụng đã xảy ra trong thời gian qua.

4.3.2.4. Về khả năng KTV có thể phát hiện gian lận trên BCTC.

Sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT vẫn còn tồn tại ở nội dung này. So với ba nhóm khảo sát, KTV tin tưởng vào khả năng của mình có thể phát hiện phần lớn các gian lận trên BCTC nhưng hai nhóm cịn lại thì có mức đánh giá thấp hơn. Một lần nữa kết quả cho thấy niềm tin của công chúng vào hoạt động kiểm toán đang giảm dần về khả năng phát hiện gian lận của KTV.

4.3.2.5. Về ý nghĩa của các thuật ngữ đƣợc sử dụng trong BCKT.

Sự khác biệt cảm nhận thơng điệp từ BCKTvẫn cịn tồn tại khi có sự khác biệt nhận thức giữa các nhóm về ý nghĩa của các thuật ngữ được sử dụng trong BCKT như

sử dụng BCKT và bản thân đơn vị được kiểm toán tin tưởng BCKT “đảm bảo hợp lý” là khơng có bất kỳ sai sót nào, điều này là chưa hợp lý vì theo VSA 200 có định nghĩa đảm bảo hợp lý là: “trong một cuộc kiểm toán, KTV đưa ra một mức độ đảm bảo cao nhưng khơng phải là tuyệt đối. Có nghĩa là BCTC đã được kiểm tốn khơng cịn chứa đựng những sai sót trọng yếu so với ý kiến của KTV trong BCKT”, như vậy với kỳ vọng trên là khơng hợp lý vì có thể những người sử dụng BCKT chưa hiểu rõ bản chất và hạn chế của KTV. Những nhóm đối tượng này cũng mong đợi một BCKT dạng ý kiến “chấp nhận tồn phần” là khơng cịn bất kỳ sai sót nào, tuy nhiên theo quy định của VSA700 có giải thích rõ về “Ý kiến chấp nhận toàn phần: Là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng”, điều này cho thấy đây là kỳ vọng không hợp lý khi BCKT cho phép có sai sót nhưng sai sót đó là khơng trọng yếu. Đối với nội dung về cơ sở chọn mẫu, mặc dù các nhóm đều hiểu đúng bản chất của hoạt động kiểm toán là việc thực hiện trên mẫu có ước tính theo mức trọng yếu, tuy nhiên người sử dụng và đơn vị được kiểm toán kỳ vọng vào việc mẫu kiểm tốn lớn hơn với những gì KTV thực hiện. Điều này có thể lý giải cho kỳ vọng hoạt động kiểm toán sẽ kiểm tra phần lớn các nghiệp vụ kế tốn của đơn vị hơn vì mẫu càng lớn thơng tin trên BCKT sẽ được đảm bảo hơn.

4.3.2.6. Về mức trọng yếu đƣợc sử dụng trong BCKT.

Sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT tồn tại trong nội dung này khi nhóm người sử dụng BCKT và đơn vị được kiểm toán mong muốn KTV sẽ thực hiện việc kiểm toán trên tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trước thuế cao hơn những gì KTV đánh giá. Điều này là chưa hợp lý, vì khi việc đánh giá mức trọng yếu cao hơn thì rủi ro trong kiểm toán sẽ giảm dần và việc chọn mẫu cũng giảm theo. Như vậy bản thân những người sử dụng BCKT và đơn vị được kiểm tốn đang có sự mâu thuẫn ở đây khi họ vừa mong muốn mức trọng yếu cao vừa mong muốn tỷ lệ mẫu kiểm toán cao. Điều này có thể kết luận, họ chưa hiểu rõ bản chất của các thuật ngữ và mối

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trong chương này tác giả đã trình bày kết quả khảo sát. Thông qua thống kê mô tả mẫu giúp chúng ta có cái nhìn tổng qt về mẫu khảo sát. Tiếp theo là việc trình bày kết quả phân tích kết quả khảo sát theo phương pháp ANOVA và phân tích sâu post – hoc LSD. Kết quả cho thấy cả sáu nội dung khảo sát đều có sự khác biệt trong nhận thức giữa KTV, người sử dụng BCKT và đơn vị được kiểm tốn. Nhóm những người sử dụng BCKT và đơn vị được kiểm toán đang kỳ vọng cao về trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện ra các gian lận và ngăn chặn các gian lận đó, tuy nhiên họ lại không tin tưởng nhiều vào BCKT khi phải đưa ra một quyết định đầu tư, họ cũng chưa tin tưởng nhiều KTV có thể phát hiện các gian lận trọng yếu trên BCTC và việc bản thân họ chưa hiểu rõ các thuật ngữ được sử dụng trên BCKT, xuất hiện những mâu thuẫn không hợp lý do cách hiểu chưa đầy đủ về những thuật ngữ đó. Từ kết quả này, tác giả nhận địnhsự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT vẫn tồn tại tại Việt Nam. Nhận thấy những vấn đề cịn tồn tại, tác giả sẽ có những đề xuất cho việc giảm thiểu sự khác biệt này trong chương 5.

Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung khảo sát về sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT xuất hiện trên nhiều mặt, kết quả khảo sát cho thấy sự khác biệt ấy trên BCKT tồn tại ở nhiều vấn đề: Trách nhiệm của KTV và Ban giám đốc của đơn vị được kiểm toán; mức độ tin tưởng của BCKT; vai trò của BCKT; khả năng KTV có thể phát hiện gian lận và việc nhận thức về hiểu biết ý nghĩa các thuật ngữ sử dụng trên BCKT và việc xác định mức trọng yếu trong hoạt động kiểm toán.

Cụ thể kết quả trong nghiên cứu này, nhóm người sử dụng và nhóm đơn vị được kiểm toán đã quy trách nhiệm cho hoạt động của KTV nhiều hơn những gì mà KTV nhận thức về vấn đề này. Nhóm người sử dụng cho rằng KTV là người phải chịu trách nhiệm về việc phát hiện tất cả các gian lận, về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và việc ngăn chặn tất cả các gian lận trong đơn vị được kiểm toán. Trong khi thực tế cho thấy KTV cho rằng bản thân không thể phát hiện và ngăn chặn hết tất cả các gian lận. Điều này phù hợp với các quy định trong chuẩn mực ban hành về kiểm toán cho rằng hoạt động kiểm toán phát hiện các gian lận trọng yếu mà không bao hàm là việc phát hiện tất cả các gian lận. Chính suy nghĩ khác biệt này đã chứng minhsự khác biệt cảm nhận thơng điệp từ BCKT. Ngồi ra, mức độ tin tưởng và việc đánh giá vai trò của BCKT trong việc ra các quyết định đầu tư và đánh giá khả năng hoạt động của nhóm người sử dụng BCKT là nhìn chung thấp hơn kết quả khảo sát trên nhóm KTV và nhóm đơn vị được kiểm tốn. Đặc biệt là mức độ tin tưởng về khả năng đầu tư của đơn vị của nhóm người sử dụng BCKT thấp hơn hai nhóm cịn lại. Nhóm đơn vị được kiểm tốn và KTV lại đánh giá rất cao về mức độ tin tưởng và vai trò của BCKT. Điều này cũng dễ dàng giải thích cho kết quả khảo sát về khả năng KTV có thể phát hiện gian lận giữa các nhóm là khác nhau. Nhóm những người sử dụng BCKT cho rằng KTV có thể phát hiện gian lận nhưng khả năng phát hiện là thấp hơn so với đánh giá của hai nhóm cịn lại. Đây cũng là sự phản ánh lại thực tế cho thấy niềm tin của công chúng vào hoạt động

kiểm toán đang giảm đi sau những vụ bê bối xảy ra trên thị trường chứng khốn. Một lý do khác có thể suy luận từ việc nhận thức chưa đầy đủ của những người sử dụng BCKT đã tạo ra khác biệt cảm nhận thông điệp trên BCKT.

Cuối cùng, liên quan đến nhận thức các ý nghĩa của các thuật ngữ trên BCKT, kết quả cho thấy các KTV rất tự tin về khả năng hiểu và nhận thức đầy đủ các thuật ngữ sử dụng trên BCKT. Trong khi đó nhóm người sử dụng BCKT và nhóm đơn vị được kiểm tốn khơng đánh giá như vậy, đặc biệt là các thuật ngữ “đảm bảo hợp lý”, “chấp nhận toàn phần”, “cơ sở chọn mẫu”. Trong hoạt động kiểm tốn, nhóm người sử dụng và đơn vị được kiểm toán lại cho rằng thực tế và việc nên sử dụng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trước thuế làm cơ sở chọn mẫu cao hơn tỷ lệ đánh giá của KTV. Sự khác biệt này xuất hiện cũng chứng minh cảm nhận của các nhóm có sự khác biệt, KTV hiểu được bản chất hoạt động của mình và dựa trên những các biện pháp kỹ thuật để lựa chọn một tỷ lệ phần trăm mẫu mà vẫn đảm bảo được mục tiêu kiểm toán. Tuy nhiên, các nhóm cịn lại có suy nghĩ khác, họ đánh giá công việc kiểm tốn có sử dụng phương pháp chọn mẫu nhưng tỷ lệ mẫu cao hơn để đảm bảo việc kết quả kiểm tốn được chính xác nhất.

5.2. Các kiến nghị nhằm giảm thiểu sự khác biệt cảm nhận thông điệptừ BCKT tại Việt Nam

5.2.1. Các kiến nghị đối với việc nâng cao nhận thức của ngƣời sử dụng BCKT về hoạt động kiểm toán

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của KTV và nhóm người sử dụng BCKT cũng như đơn vị được kiểm toán là khác nhau. Đặc biệt về trách nhiệm của KTV và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán. Tuy trên BCKT đã giải thích rõ trách nhiệm giữa hai bên nhưng nhóm người sử dụng BCKT và đơn vị được kiểm toán vẫn cho rằng trách nhiệm về việc phát hiện gian lận và hoạt động của đơn vị phần lớn thuộc về KTV. Từ những điều này cho thấy người dùng chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về cơng việc kiểm tốn, dẫn đến những kỳ vọng bất hợp lý đối với nghề nghiệp này. Sự khác nhau nhận thức này dễ dẫn đến việc hiểu sai vai trò của hoạt động

kiểm tốn mà hậu quả có thể dẫn đến các quyết định sai dựa trên BCKT và có thể dẫn đến các vụ kiện tụng. Kiến nghị đặt ra là giáo dục nâng cao nhận thức của những người sử dụng BCTC sẽ giúp giảm bớt khoảng cách kỳ vọng không hợp lý. Cần nâng cao kiến thức của công chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các buổi hội thảo, họp báo chuyên ngành phổ biến kiến thức kiểm tốn qua đó tun truyền, giải thích, hỗ trợ cho những người sử dụng các dịch vụ kiểm toán đặc biệt là dịch vụ kiểm tốn BCTC; giải thích trách nhiệm của KTV và trách nhiệm của các nhà quản lý đối với BCTC của doanh nghiệp. Ngoài ra cần tổ chức hướng dẫn giải thích những hạn chế tiềm tàng của những cuộc kiểm toán BCTC qua các cuộc hội thảo chuyên đề, các buổi tập huấn, trao đổi thông tin của các cơng ty kiểm tốn, của hiệp hội nghề nghiệp. Điều đặc biệt cần tập trung là việc giải thích rõ trách nhiệm của KTV và nhà quản lý đơn vị được kiểm toán trước, trong và sau hoạt động kiểm tốn.

5.2.2. Hồn thiện hệ thống luật pháp và chuẩn mực kiểm toán

Trong q trình thực hiện kiểm tốn và đưa ra ý kiến về BCTC của doanh nghiệp, KTV luôn phải tuân thủ theo luật định và chuẩn mực kiểm toán có liên quan. Việc nghiên cứu và ban hành chuẩn mực kiểm toán rõ ràng và đầy đủ sẽ giúp cho KTV tránh được những nhầm lẫn trong việc tiếp nhận thơng tin cũng như thực thi trong q trình kiểm tốn.

Tại Việt Nam, hệ thống CMKiTđã cập nhật tương đối đầy đủ tạo cơ sở cho KTV và cơng ty kiểm tốn trong việc thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến. Việc ban hành đầy đủ khung pháp lý về kiểm toán phù hợp với thông lệ phổ biến của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về cảm nhận thông điệp từ báo cáo kiểm toán giữa kiểm toán viên, người sử dụng báo cáo kiểm toán và đơn vị được kiểm toán tại việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)