Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.2.4. Giải thích các thuật ngữ sử dụng trên BCKT
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự khác biệt cảm nhận thông điệp tồn tại trên những khác biệt về việc hiểu các ý nghĩa của các thuật ngữ sử dụng trên BCKT. BCKT là phương tiện truyền tải kết quả của một cuộc kiểm toán, tuy nhiên BCKT dựa trên một quy định chung về hình thức và nội dung thể hiện theo chuẩn mực ban hành. Việc sử dụng các thuật ngữ trên BCKT tạo nên một rào cản cho việc hiểu đầy đủ ý nghĩa mà BCKT muốn truyền tải. Những thuật ngữ như “đảm bảo hợp lý”, “cơ sở chọn mẫu”, “mức trọng yếu” hay ý kiến của KTV thể hiện qua “ý kiến chấp nhận tồn phần”, “đoạn nhấn mạnh”,…khơng phải những người sử dụng BCKT hiểu rõ về ý nghĩa trên. Thực tế cho thấy người sử dụng BCKT là những người đọc thụ động, họ dựa trên mục tiêu, động cơ và hiểu biết của mình để luận giải ra những ý nghĩa khác nhau. Chính vì thế, để giảm thiểu sự khác biệt cảm nhận thơng điệp từ BCKT ngồi việc giải thích rõ trách nhiệm của KTV và Ban Giám đốc, cần tạo một phụ lục giải thích rõ ý nghĩa của những thuật ngữ trên theo cách giải thích quy định rõ theo chuẩn mực. Ví dụ:
“Đảm bảo hợp lý là đảm bảo ở một mức độ cao và và chỉ đạt được khi chúng tôi đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán (là rủi ro do chúng tôi đưa ra ý kiến không phù hợp khi BCTC cịn có những sai sót trọng yếu) tới một mức độ thấp có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, sự đảm bảo hợp lý không phải là đảm bảo tuyệt đối, do luôn tồn tại những hạn chế vốn có của cuộc kiểm tốn.
Đầu tiên, đảm bảo hợp lý là mức đảm bảo thấp hơn mức đảm bảo mà chúng tơi có được khi kiểm tra tất cả mọi giao dịch của đơn vị. Tuy nhiên, việc kiểm tra tất cả mọi giao dịch của đơn vị là khơng thể, bởi vì sự hạn chế về thời gian và nguồn lực. Do đó, chúng tơi có thể sử dụng phương pháp kiểm tra chọn mẫu. Tỷ lệ mẫu chọn kiểm tra tỷ lệ nghịch với mức trọng yếu được xác định.
Thứ hai, để phát hiện và báo cáo các sai sót trọng yếu do hành vi gian lận, chúng tơi phải duy trì thái độ hồi nghi nghề nghiệp trong suốt q trình lập kế hoạch và thực
hiện kiểm tốn. Tuy nhiên, ln tồn tại khả năng các thơng tin có liên quan đến cuộc kiểm tốn khơng được cung cấp bởi các nhà quản lý đơn vị, có thể do vô ý hay cố ý. Hạn chế này ngụ ý rằng công việc kiểm tốn khơng đảm bảo phát hiện được tất cả các sai sót trọng yếu do hành vi gian lận. Vì vậy, chúng tôi không thể cung cấp một sự đảm bảo tuyệt đối.”
“Ý kiến chấp nhận toàn phần: Là ý kiến được đưa ra khi KTV kết luận rằng BCTC đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng”.KTV có thể giải thích rõ hơn ý nghĩa của từng ý kiến kiểm tốn như :Ý kiến chấp nhận tồn phần được đưa ra trong trường hợp KTV cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận). Ngoài ra, ý kiến chấp nhận tồn phần cịn được áp dụng cho cả trường hợp BCKT có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến BCTC, nhưng khơng có ảnh hưởng đến BCKT.
5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1. Hạn chế của đề tài
Việc nghiên cứu luôn gặp phải những hạn chế không tránh khỏi. Đặc biệt là việc chọn mẫu, với số lượng mẫu 200 được lựa chọn ngẫu nhiên chưa đủ đại diện cho việc thể hiện sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT tại Việt Nam. Thời gian thực hiện nghiên cứu cịn hạn chế nên chưa có đủ điều kiện để nghiên cứu sâu hơn một số vấn đề của đề tài và việc phân tích các kết quả khảo sát thu thập được chỉ mới dừng lại ở việc thống kê và phân tích số học đơn giản.
Hạn chế tiếp theo là việc câu hỏi khảo sát cịn ở dạng đóng, chưa thể hiện hết các quan điểm của đối tượng được khảo sát. Việc sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi và thang đo đã định sẵn nên tác giả khơng thể tìm hiểu được ngun nhân vì sao đối tượng khảo sát trả lời như vậy. Ngồi ra, đối tượng khảo sát cịn chưa được mở rộng ở một số nhóm người sử dụng
BCTC như nhà đầu tư, cơ quan quản lý thuế…Kết quả khảo sát cho thấy nhóm đối tượng trả lời thường có kinh nghiệm dưới 5 năm nên sự hiểu biết và nhận thức giữa KTV và các nhóm người sử dụng BCKT còn hạn chế, chưa đầy đủ.
Đối tượng khảo sát chủ yếu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, do hạn chế về mặt tài lực và nhân lực nên chưa thể mở rộng phạm vi khảo sát trên toàn Việt Nam. Điều này làm cho kết quả nghiên cứu chưa thể hiện rõ mong muốn khảo sát trên toàn đất nước khi có sự khác biệt về văn hóa, năng lực và hiểu biết giữa ba miền khu vực.
5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Từ những hạn chế cụ thể nêu trên, nghiên cứu đưa ra một số hướng cho các nghiên cứu tiếp theo như sau:
Một là,mở rộng mẫu nghiên cứu như tăng số lượng mẫu trong nghiên cứu và mở rộng sự đa dạng trong mẫu nghiên cứu (bao gồm các đối tượng người sử dụng khác của BCKT như là các nhà đầu tư,…)
Hai là, mở rộng phạm vi khảo sát trên nhiều khu vực tại Việt nam, thể hiện được sự đại diện mẫu cũng như kết quả nghiên cứu mong muốn.
Ba là, bảng câu hỏi khảo sát nên mở rộng những câu hỏi mở, cũng như thay đổi phương pháp khảo sát được tiến hành như phỏng vấn thông qua trao đổi trực tiếp, ghi nhận lại các quan điểm và các ý kiến đóng góp. Từ đó hồn thiện bảng câu hỏi chuẩn cũng như phát hiện ra một số vấn đề tạo nên sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5
Dựa vào những phát hiện thực nghiệm tại Việt Nam từ kết quả khảo sát đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT. Sự khác biệt này tồn tại ở những kỳ vọng hợp lý và không hợp lý của xã hội về bản chất, mục tiêu của hoạt động kiểm toán và ý nghĩa của các thuật ngữ trên BCKT. Từ kết quả đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị để nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, giảm thiểu những kỳvọng chưa hợp lý, cung cấp cho người sử dụng BCKT nhận thức đầy đủ hơn về thông tin trên BCKT. Những giải pháp này đều dựa trên thực tế phát triển của Việt Nam và yêu cầu tiếp cận đến các chuẩn mực của quốc tế. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN
Sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT đã tồn tại từ rất lâu, từ những khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh như Mỹ, Anh, Australia đến những nền kinh tế đang phát triển như Malaysia, Iran,…Khác biệt này tồn tại dựa trên nhận thức khác nhau giữa KTV và những người sử dụng BCKT. Sự khác biệt đó có thể nhận thấy là khoảng cách hợp lý hoặc không hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế những vụ bê bối liên quan đến hoạt động kiểm toán xảy ra đã khiến cho khác biệt này càng mở rộng ra. Yêu cầu của những người làm nghề kiểm toán là cần lấy lại niềm tin của công chúng về hoạt động kiểm toán về việc nâng cao chất lượng hoạt động, hoàn thiện các quy định và chuẩn mực liên quan. Ngoài ra, bản thân người sử dụng cũng cần phải nâng cao hiểu biết của mình về hoạt động kiểm toán, hiểu rõ bản chất và mục tiêu của kiểm toán.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả có thể khẳng định được rằng có tồn tại sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT tại Việt Nam. Khác biệt tồn tại ở những vấn đề về trách nhiệm của KTV và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm tốn; mức tin tưởng, vai trị của BCKT; khả năng KTV phát hiện gian lận và nhận thức về ý nghĩa của các thuật ngữ được sử dụng trên BCKT. Từ đó tác giả đề xuất những giải pháp nhằm thu hẹp sự khác biệt này từ phía KTV và người sử dụng BCKT. Những giải pháp này dựa trên thực tế khảo sát nghiên cứu và các quy định hiện tại tại Việt Nam cũng như yêu cầu của thế giới.
Dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn khoa học, tác giả đã hoàn thiện những nội dung mà đề tài nêu ra. Tuy nhiên cùng với kiến thức có hạn và cịn nhiều hạn chế về điều kiện nghiên cứu cũng như những thiếu sót khơng thể tránh được, tác giả mong nhận được sự góp ý từ phía Thầy Cơ để hồn thiện đề tài nghiên cứu hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt
Bộ Tài chính, 2012. Hệ thống các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Hà Nội, ngày 06/12/2012.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu với SPSS. Hà Nội , Nhà Xuất bản Thống kê.
Ngô Thị Thúy Quỳnh, 2015. Giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng giữa kiểm toán viên và nhà quản lý trong việc kiểm tốn Báo cáo tài chính tại Việt Nam. Luận
văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
Nguyễn Hữu Thọ, 2013. Đo lường chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập và sự hài
lòng của khách hàng – nghiên cứu trường hợp công ty KPMG Việt Nam. Luận văn
thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.HCM.
Phan Thanh Hải, 2011. Giải pháp góp phần giảm thiểu “sự khác biệt kỳ vọng” của
kiểm toán độc lập trong xu thế hội nhập phát triển. Tạp chí kiểm tốn, số 11-2011
(trang 132).
Phan Thanh Trúc, 2013. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc
lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
Tạ Duy Khánh, 2015. Khoảng cách thông tin trên báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.HCM
Trần Mạnh Hùng và Lại Thị Thu Thủy, 2013. Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm tốn. Tạp chí Kế tốn và Kiểm toán, số 5-2013 (trang 116).
Trịnh Thanh Thanh, 2013. Tăng cường thơng tin hữu ích trên báo cáo kiểm toán về
báo cáo tài chính tại các cơng ty niêm yết ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Đại học
Võ Thị Như Nguyệt, 2010. Đánh giá chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế
TP.HCM.
Vũ Hữu Đức và các cộng sự, 2007. Kiểm toán. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Vũ Hữu Đức và Võ Thị Như Nguyệt, 2012. Khoảng cách thông tin trên báo cáo kiểm toán – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Tạp chí khoa học Đại học Mở
TP.HCM.
Danh mục tài liệu tiếng Anh
ASCPA/ICAA., 1994. A Research Study on Financial Reporting and Auditing- Bridging the Expectation Gap.
Asare, Stephen Kwaku, Wright, Arnold M., 2009. Investors’, Auditors’, and Lenders’ Understanding of the Message Conveyed by the Standard Audit Report on the Financial Statements. Accounting Horizons.
Bailey K., J. Bylinski, M. Shields, 1983. Effect of audit report wording changes on
the perceived message. Journal of Accounting research.
Best, Peter J and Buckby, Sherrena and Tan, Clarice, 2001. Evidence of the Audit Expectation Gap in Singapore. ManagerialAuditing Journal.
Brenda Porter, Catherin Gowthorpe, 2004. Audit expection – performance gap in the UK in 1999 and comparison with the gap in New Zealand in 1989 and in 1999.
The institute of Chartered Accountants of Scotland.
Cohen Commission, 1978. Report of the Commission on Auditors’ Responsibility; Conclusions and Recommendations. New York: American Institute of Certified
Public Accountants.
Elliot, R., and C. Elliot, 2005. Idealized images of the male body in adverstising: a
reader – response exploration. Journal of marketing Communication, 11(1): pp3- 19.
Gold, A.,U.Gronewold, and C. Pott, 2009. Financial Statement Users’ Perceptions
of the IAASB’s ISA 700 Unqualified Auditor’s Report in Germany and the Netherlands. A report to the Auditing Standards Board and the International
Auditing and Assurance Standards Board, New York, NY, August.
Guy, DM & Sullivan, JD., 1988. The expectation gap Auditing Standards, Journal of Accountancy, April 1988, pp.36-46.
Hatherly, D.Innes, I. Brown, T., 1991. The expanded audit report – an empirical investigation, Accounting and Business Research.
Harold F.D. Hassink, Laury H.Bollen, Roger H.G. Meuwissen, Meinderd J. de Vries, 2009. Corporate fraud and the audit expectations gap: A study among business managers. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation.
Humphrey, C.G., Moizer, P., & Turley, S., 1993. The audit expectation gap in Britain: an empirical investigation. Accounting and Business Research, 23, No91A,
pp 396-411.
Lee, T.A.,1970. The nature of auditing and its objectives. Accountancy, 81(920),
292 – 296.
Liggo, CD., 1974. The Expectation gap. The Accountant’s Legal Waterloo, Journal of Contempory Business, Vol. 31, Summer, pp. 27-44.
Libby R, 1979. Bankers’ and Auditors’ perceptions of the message communicated by the audit report. Journal of Accounting research, Spring, pp. 99-122.
Low, A.M., Foo, S.L. & Koh, H.C., 1984. The expectation gap between financial analysers and auditors – Some empirical evidence. Singapore Accountant, Vol . 4,
May, pp.10 – 13.
Mahadevaswany, G.H and Saleh, M., 2008. Audit Expectation Gap in Auditor Responsibilities: Comparison between India and Iran. International Journal of
Mock, T., J. Turner, G. Gray, and P.Coram, 2009. The unqualified auditor’s report:
A study of user perceptions, effects on user decision and decision processes, and directions for future research. A report to the Auditing Standards Board and the
International Auditing and Assurance Standards Board, New York, NY, June.
Monroe, G.S., Woodliff, D.R., 1993. The effect of education on the audit expectation gap. Accounting and Finance, pp.59-76.
Muylder, Jan, Hadiesa, Kris, Breesch, Diane., 2012. The Expactations Gap: Two Remedies Investigated, SSRN Working Paper Series, Dec 2012.
Porter, B.A., 1991. Narrowing the audit expectations performance gap: A contemporary approach. Pacific Accouting Review, pp 1-36.
Porter, B.A., 1993. An empirical study of the audit expectation performance gap.
Accounting and Business Research, 24(93), pp49-68.
Porter, B.A., & Gowthorpe, 2001. The Audit expectation performancegap: Some
new evidence from the United Kingdom. In Paper presented at the National Auditing
Conference, Leicester, UK, University of Leicester.
Porter, B.A., 2012. Reporton research conducted in the United Kingdom and New Zealand in 2008 investigating the audit expectation performance gap and user’s understanding of, and desired improvements to the audit’s report.
www.ifac.org/system/files/.../porter_et_al_Final_Report_Combined.pdf
Schelluch, P & Grant Gay, 2006. Assurance provide by auditors’ reports on prospective financial information: implications for the expectation gap.
Accounting, Auditing and Taxation, Vol. 16, No. 2, pp. 1-28.
Scott, L., 1994. The bridge from text to mind: adapting reader – response theory to
consumer research. Journal of Consumer research, 21, pp.461-80.
Semiu Babatunde Adeyemi và Olayinka Marte Uadiale, 2011. An empirical
Sidani, M. J., 2007. The audit expectation gap: Evidence from Lebenon. Managerial Auditing Journal, 22(3), 288 - 302.
Woodliff, D., 1995. An Empirical Investigation of the Audit expectation Gap in Australia. Unpublished PhD Thesis, The University of Western Australia.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI ĐƢỢC KẾ THỪA TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI.
Mã hóa
Câu hỏi Nghiên cứu kế thừa
CÂU HỎI VỀ KHOẢNG CÁCH NHẬN THỨC VỀ MỤC ĐÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA KIỂM TỐN
Trách nhiệm của kiểm tốn viên và ban quản trị đơn vị được kiểm tốn
TN1 KTV có trách nhiệm phát hiện tất cả các gian lận Best và cộng sự (2001); Gold và cộng sự (2009); Muylder và cộng sự (2012)
TN2 KTV có trách nhiệm về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán
Best và cộng sự (2001); Gold và cộng sự (2009) TN3 KTV có trách nhiệm ngăn chặn tất cả các gian lận
trong đơn vị được kiểm toán
Best và cộng sự (2001); Gold và cộng sự (2009); Muylder và cộng sự (2012)
TN4 Ban Giám đốc có trách nhiệm phát hiện tất cả các