Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kiểm toán quốc tế về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về cảm nhận thông điệp từ báo cáo kiểm toán giữa kiểm toán viên, người sử dụng báo cáo kiểm toán và đơn vị được kiểm toán tại việt nam (Trang 37 - 39)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Khái quát về BCKT và chuẩn mực về BCKT

2.1.2. Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kiểm toán quốc tế về

BCKT theo IAS 700

Sự ra đời của CMKiT số 58 (SAS 58) được coi là bước phát triển trong lịch sử phát triển của BCKT. Tuy nhiên, chuẩn mực này chỉ có hiệu lực tại Mỹ. Vì thế để có một chuẩn mực chung quy định cho phạm vi toàn thế giới, năm 1983, Liên đồn Kế tốn quốc tế (IFAC) đã ban hành Hướng dẫn kiểm toán quốc tế (International Auditing Guidelines – IAG) số 13 về BCKT. Mặc dù không đưa ra một báo cáo chuẩn, nhưng IAG 13 cung cấp biểu mẫu tham khảo về BCKT:

“Chúng tơi đã kiểm tốn các BCTC nằm từ trang … đến trang … phù hợp với các Hướng dẫn kiểm toán quốc tế.

Theo ý kiến chúng tôi, các BCTC được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, đã trình bày trung thực và hợp lý (hoặc hợp lý, trên mọi phương diện trọng yếu) tình trạng của cơng ty ngày 31.12.XX, tình hình lợi nhuận và lưu chuyển tiền tệ của năm kết thúc ngày trên.”

Năm 1994, IFAC đã ban hành các CMKiT quốc tế (ISA) thay thế cho các IAG. CMKiT quốc tế về BCKT (ISA 700) đã đề xuất một biểu mẫu tương tự như SAS 58 của Hoa Kỳ. Như vậy, IAG 13 chỉ mang tính hướng dẫn cho đến ISA 700 đã đem tính bắt buộc áp dụng vào các quy định này cho thấy tầm quan trọng của BCKT đã

được nâng cao một cách đáng kể. Về cơ bản, BCKT theo ISA 700 năm 1994 tương tự như SAS 58, chỉ quy định cụ thể hơn về các yếu tố trên BCKT ngồi ba đoạn chính của SAS 58, như tiêu đề, người nhận, ngày BCKT, địa chỉ và chữ ký của KTV. Ngoài ra khi so sánh ISA 700 có những điểm khác biệt với SAS 58 như: khơng có từ “độc lập” trong tiêu đề của BCKT hoặc không thể hiện cơng việc kiểm tốn được tiến hành có phù hợp với CMKiT hay khơng.

Năm 2005, ISA 700 được sửa đổi nhằm tương thích với sự thay đổi của các CMKiTnhư ISA 200 “Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC”, ISA 200 “Hợp đồng kiểm toán”, ISA 560 “Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế tốn lập BCTC”, ISA 701 “Các trường hợp điều chỉnh báo cáo của kiểm toán viên độc lập”, và ISA 800 “BCKT về những cơng việc kiểm tốn đặc biệt”. Sau khi sửa đổi CMKiT về BCKT được chia thành hai chuẩn mực riêng biệt là ISA 700 (sửa đổi) “Báo cáo của kiểm toán viên độc lập về toàn bộ BCTC cho mục đích chung” chỉ đề cập đến ý kiến chấp nhận toàn phần và ISA 701 “ Các trường hợp điều chỉnh báo cáo của KTV độc lập” đề cập đến các loại ý kiến khác (ý kiến chấp nhận tồn phần có đoạn nhấn mạnh, ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến không chấp nhận, ý kiến từ chối).

ISA 700 mới đưa ra những bổ sung cho BCKT cho phù hợp và làm rõ trách nhiệm xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ, vấn đề đạo đức nghề nghiệp, … của KTV. Tuy nhiên đến năm 2009, sau khi nhận được phản hồi cho ISA 700 và 701 theo năm 2005 từ các bộ phận thành viên của IFAC, các tổ chức nghề nghiệp và các nhà làm luật, cũng như để đáp ứng sự thay đổi của ISA 800 “BCKT về những công việc kiểm toán đặc biệt” lúc bấy giờ, IFAC tiếp tục ban hành chuẩn mực ISA 700 (chỉnh sửa), ISA 705 và ISA 706 để thay thế cho ISA 700 và ISA 701 năm 2005. Các chuẩn mực mới ra đời với sự thay đổi đáng kể trong tiêu đề của chuẩn mực như: ISA 700 “Ý kiến và báo cáo về BCTC”, ISA 701 “ Ý kiến chỉnh sửa trong báo cáo của kiểm toán viên độc lập” và ISA 706 “Đoạn về vấn đề nhấn mạnh và vấn đề khác trên BCKT viên độc lập” nhằm giúp cho các tiêu đề thể hiện được nội dung

chủ yếu của các chuẩn mực. Việc tách biệt ra thành ba chuẩn mực khác nhau nhằm hướng dẫn rõ ràng và cụ thể cho từng loại ý kiến: ISA 700 – ý kiến chấp nhận toàn phần, ISA 705 – ý kiến khơng phải là ý kiến chấp nhận tồn phần và ISA 706 – ý kiến chấp nhận tồn phần nhưng có thêm đoạn nhấn mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự khác biệt về cảm nhận thông điệp từ báo cáo kiểm toán giữa kiểm toán viên, người sử dụng báo cáo kiểm toán và đơn vị được kiểm toán tại việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)