Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. Khái niệm khoảng cách kỳvọng trong kiểm toán và lý thuyết có liên
2.2.2. Khoảng cách thông tin trên BCKT
BCKT có nhiệm vụ cung cấp cho người sử dụng thơng tin về kiểm tốn, qua đó giúp họ sử dụng BCTC đã được kiểm toán nhằm phục vụ cho những quyết định liên quan đến đơn vị được kiểm tốn. Thơng tin trên BCKT có vai trị quan trọng đối với với các đối tượng sử dụng do tính hữu ích của nó mang lại. Thơng tin nói chung tự
Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
Khoảng cách hợp lý Khoảng cách chuẩn mực Khoảng cách trách nhiệm Khoảng cách thơng tin Tính độc lập của KTV Khoảng cách kết quả của KTV KTV
bản thân nó khơng có tính hữu ích thật sự. Chính những đặc trưng của thơng tin mới làm cho nó trở nên hữu ích qua việc thơng tin phải được quan tâm, tin cậy và sử dụng mang lại những lợi ích (Trịnh Thanh Thanh, 2013). Những thơng tin sau một quá trình xử lý sẽ truyền tải những ý nghĩa của riêng nó mà nhiều người hiểu là thông điệp. Trong lĩnh vực Marketing, thông điệp là thông tin cần truyền đi đã được mã hóa dưới dạng ngơn ngữ nào đó như: lời nói, ký hiệu, biểu tượng…tùy theo đối tượng nhận tin mà lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp. Áp dụng vào lĩnh vực kiểm tốn những thơng tin hữu ích mang ý nghĩa quan trọng trên BCKT được truyền đạt qua hình thức BCKT được hiểu như là thông điệp của BCKT. Tuy nhiên, một báo cáo ngắn gọn và có nhiều thuật ngữ mang tính chuẩn mực và kỹ thuật chuyên ngành kiểm toán đặt ra liệu rằng KTV và người sử dụng BCKT có cùng cách hiểu về những thông điệp được truyền tải qua BCKT hay khơng. Đó là biểu hiện của sự khác biệt trong việc cảm nhận các thông điệp trên BCKT hay khoảng cách thơng tin trên BCKT (Tạ Duy Khánh, 2014). Nói cách khác liệu có tồn tại một khoảng cách thông tin (communication gap) giữa người sử dụng BCKT và KTV hay khơng.
Ủy ban Chuẩn mực kiểm tốn và dịch vụ đảm bảo Quốc tế (IASSB) năm 2011 cho rằng khoảng cách kỳ vọng được định nghĩa như là “sự khác biệt giữa những gì mà người dùng BCKT kỳ vọng từ KTV và dịch vụ kiểm toán BCTC và thực tế những gì KTV làm được và những gì dịch vụ kiểm tốn BCTC cung cấp” (IASSB 2011,7; Porter 1993). Tuy nhiên, khái niệm khoảng cách thông tin (communication gap) không được sử dụng một cách rõ ràng mà chỉ đề cập nó như là một phần trong thảo luận của họ về khoảng cách kỳ vọng, và IASSB đã lưu ý rằng cách thức mà KTV thơng tin các phát hiện của mình thơng qua việc sử dụng các ngơn ngữ rập khuôn trên BCKT có thể tạo nên khoảng cách giữa nhận thức của họ về những gì nên làm, những gì đã thực hiện liên quan đến hoạt động kiểm tốn (IASSB 2011, 7). Đã có nhiều nghiên cứu về khoảng cách thơng tin được thực hiện trên thế giới như:
đối với BCKT dạng ngắn đã được tiến hành. Kết quả các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng cách thông tin vẫn tồn tại và kết luận BCKT dạng ngắn tạo ra nhiều rắc rối trong quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý và KTV, báo cáo không phân biệt rõ ràng mục tiêu và giới hạn cơ bản của kiểm toán và BCKT sử dụng các ngơn ngữ kỹ thuật rất dễ bị giải thích sai. Vì vậy một u cầu phải cải thiện BCKT dạng ngắn đã được CAR kêu gọi.
Mock và cộng sự (2013) xác định khoảng cách thông tin như là phản ánh khác biệt giữa những gì người sử dụng mong muốn và hiểu so với những gì được truyền đạt bởi nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm.
Tóm lại có thể hiểu khoảng cách thông tin trên BCKT chính là sự khác biệt giữa những gì người sử dụng mong muốn và hiểu so với những gì được truyền đạt bởi KTV trên BCKT hay nói cách khác nó liên quan đến hiệu quả truyền thơng về kiểm tốn và q trình kiểm tốn của KTV thơng qua BCKT. Cách hiểu có thể được hiểu như trong q trình truyền thơng thơng qua BCKT, cảm nhận của người sử dụng BCKT và KTV là khác biệt, mong muốn của người sử dụng BCKT về ý nghĩa của những thơng tin hữu ích trên BCKT có thể khơng giống như những gì đã trình bày trên BCKT, từ đó nhận thấy hiệu quả truyền thơng đóng vai trị quan trọng trong việc truyền tải những thông điệp trên BCKT.
2.2.3. Lý thuyết hồi ứng của ngƣời đọc
Lý thuyết hồi ứng nhấn mạnh vai trò của người đọc trong việc tiếp cận với các thông tin. Các lý thuyết nghiên cứu theo hướng này phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1960 (Vũ Hữu Đức, 2012). Trong lĩnh vực truyền thông và marketing, lý thuyết này áp dụng nhiều trong việc nghiên cứu sự tương tác giữa các văn bản quảng cáo với các thông tin với kiến thức, kinh nghiệm, cảm xúc của người đọc dẫn đến các giải thích khác nhau cùng một văn bản (Scott, 1994). Lý thuyết này giả định rằng người đọc không thụ động mà chủ động giải thích các văn bản dựa trên triết lý, hiểu biết và động cơ của riêng mình. Vì thế khơng có một cách hiểu đúng cho cùng một văn bản (Elliot, 2005).
Chính vì thế, dựa trên các nghiên cứu trên cần có nhiều nghiên cứu hơn về chuẩn mực liên quan đến BCKT. Lý do cho việc nghiên cứu là do KTV, nhân viên ngân hàng, nhà đầu tư hay người sử dụng BCKT khác có những hiểu biết khác nhau, họ khơng thể cùng có một suy nghĩ chung. Áp dụng cho lĩnh vực kiểm toán, sẽ tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về BCKT. Thứ nhất là BCKT sử dụng các thuật ngữ mơ hồ nên dễ dẫn đến sự hiểu nhầm, bỏ sót hay bị hiểu theo cách hiểu khác với người viết báo cáo. Thứ hai là bản thân người đọc thơng qua hiểu biết của mình về những trường hợp BCKT không đúng qua những vụ kiện tụng như Enron sẽ tự mình có cách giải thích riêng (Asare, 2009). Dựa trên lý thuyết hồi ứng của người đọc, người đọc phải thừa nhận người sử dụng BCKT là những người đọc thụ động, nhưng họ chủ động tiếp cận các chuẩn mực về BCKT và cá thể suy luận ra ý nghĩa trên cơ sở về bối cảnh và động cơ của chính họ (Scott,1994; Elliot and Elliot, 2005). Chúng ta có thể xem xét sự ảnh hưởng khác nhau giữa các nhóm khác nhau trong những hàm ý nhỏ cũng như lớn trong BCKT (Asare, 2009). Theo như lý thuyết này, KTV và các nhóm đối tượng khác sẽ luôn luôn tồn tại những khác biệt với nhau trong cách hiểu BCKT. Ví dụ trong cách hiểu về các thuật ngữ trên BCKT, người đọc sẽ không hiểu đầy đủ ý nghĩa của “mức trọng yếu”, thế nào là “đảm bảo hợp lý”,…, hay trong việc xác định trách nhiệm của KTV và đơn vị được kiểm tốn về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, người đọc cho rằng kết quả của cuộc kiểm toán làm đảm bảo cho tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ, nhưng theo quy định của CMKiT thì suy nghĩ đó là khơng hợp lý vì KTV khơng có trách nhiệm chính đưa ra ý kiến về hệ thống kiểm sốt nội bộ. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt trong cảm nhận của mỗi đối tượng. Như vậy, lý thuyết hồi ứng của người đọc là cơ sởcho việc nghiên cứu sự khác biệt về nhận thức của các nhóm khác nhau về BCKT.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Mặc dù sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT đã tồn tại từ những năm đầu xuất hiện BCKT nhưng các đề tài nghiên cứu về vấn đề này chỉ xuất hiện nhiều vào những năm 1980. Đây được xem là một trong những hiện tượng phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nền kinh tế thế giới. Đây cũng là nguyên nhân để nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nhiều hơn về vấn đề này sau những vụ kiện liên quan đến kiểm toán và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của công chúng vào nghề nghiệp kiểm toán. Chương này đã tổng hợp các lý thuyết liên quan đến BCKT, lịch sử hình thành và phát triển BCKT trên thế giới. Tác giả đã hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT. Qua các nghiên cứu, tuy có sự khác biệt về từ ngữ và nội dung, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT tồn tại và các nhân tố ảnh hưởng đến nó gồm hai nhóm chính: (1) sự khác biệt nhận thức giữa KTV và người sử dụng về mục đích, hạn chế của kiểm toán và (2) sự khác biệt nhận thức giữa KTV và người sử dụng về ý nghĩa của các thuật ngữ và ý kiến của KTV trên BCKT. Những cơ sở lý thuyết này là những tài liệu quan trọng tạo nền tảng vững chắc để tác giả học hỏi làm sáng tỏ đề tài của mình.
Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của chương này là cung cấp phác thảo các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong việc điều tra có sự tồn tại khác biệt cảm nhận thơng điệp từ BCKT hay khơng, đồng thời từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm giảm thiểu sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT và các kiến nghị nhằm làm tăng niềm tin của người sử dụng BCKT đối với các thơng tin được trình bày trên BCKT.
3.1. Các giả thuyết nghiên cứu
Từ việc tổng hợp các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đến sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT, đề tài nghiên cứu đã tổng hợp thành mơ hình nghiên cứu sự khác biệt cảm nhận thông điệp từ BCKT giữa ba nhóm đối tượng là KTV, người sử dụng BCKT (nhân viên ngân hàng và nhân viên chứng khoán, nhân viên cơ quan thuế) và đơn vị được kiểm toán với các biến được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây, đây cùng là cơ sở để xây dựng biến quan sát dưới dạng câu hỏi trên bảng câu hỏi nghiên cứu này.
Trong mơ hình nghiên cứu được chia thành hai phần chính nhằm trả lời câu hỏi về có sự tồn tại khác biệt cảm nhận về thông điệp từ BCKT hay không, bao gồm: Phần 1: Sự khác biệt cảm nhận giữa KTV, người sử dụng BCKT và đơn vị được kiểm toán về mục đích và hạn chế của kiểm tốn:
Trách nhiệm của KTV và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán. Mức độ tin tưởng của BCKT.
Vai trò của BCKT.
Khả năng KTV có thể phát hiện gian lận.
Phần 2: Sự khác biệt cảm nhận giữa KTV, người sử dụng BCKT và đơn vị được kiểm toán về ý nghĩa của các thuật ngữ và ý kiến của KTV trong BCKT:
Ý nghĩa của các thuật ngữ sử dụng trong BCKT. Mức trọng yếu trên BCKT.
Sự khác biệt về cảm nhận thông điệp từ BCKT giữa
KTV, người sử dụng BCKT và đơn vị được kiểm toán Sự khác biệt cảm nhận về trách nhiệm của KTV và Ban Giám đốc Sự khác biệt cảm nhận về mức độ tin tưởng của
BCKT Sự khác biệt cảm nhận về vai trò của BCKT Sự khác biệt cảm nhận về khả năng phát hiện gian lận của KTV Sự khác biệt cảm nhận về ý nghĩa các thuật ngữ trên BCKT Sự khác biệt cảm nhận về mức trọng yếu trên BCKT
Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu. (Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới).
Dựa trên mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước cũng như cơ sở lý thuyết đã tổng hợp, tác giả đưa ra sáu giả thuyết cho bài nghiên cứu:
1) Giả thuyết H1: Khơng có sự khác biệt cảm nhận giữa KTV, người sử dụng BCKT và đơn vị được kiểm toán về trách nhiệm của KTV và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán.
2) Giả thuyết H2: Khơng có sự khác biệt cảm nhận giữa KTV, người sử dụng BCKT và đơn vị được kiểm toán về mức độ tin tưởng của BCKT.
3) Giả thuyết H3: Khơng có sự khác biệt cảm nhận giữa KTV, người sử dụng BCKT và đơn vị được kiểm tốn về vai trị của BCKT.
4) Giả thuyết H4: Khơng có sự khác biệt cảm nhận giữa KTV, người sử dụng BCKT và đơn vị được kiểm toán về khả năng phát hiện gian lận của KTV. 5) Giả thuyết H5: Khơng có sự khác biệt cảm nhận giữa KTV, người sử dụng
BCKT và đơn vị được kiểm toán về ý nghĩa của các thuật ngữ được sử dụng trên BCKT.
6) Giả thuyết H6: Khơng có sự khác biệt cảm nhận giữa KTV, người sử dụng BCKT và đơn vị được kiểm toán về mức trọng yếu được sử dụng trên BCKT.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Phƣơng pháp luận
Nghiên cứu thực hiện phương pháp luận định lượng. Phương pháp này dựa trên phương pháp đã sử dụng trong các nghiên cứu liên quan mà tác giả kế thừa và áp dụng vào Việt Nam. Để thực hiện được phương pháp này nghiên cứu thực hiện qua nhiều giai đoạn: chọn mẫu khảo sát, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và thiết kế thang đo, thu thập thông tin từ các mẫu khảo sát, phân tích dữ liệu từ SPSS thơng qua thống kê mơ tả, kiểm định ANOVA và phân tích sâu Post – hoc LSD.
3.2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu 3.2.2.1. Bảng câu hỏi khảo sát
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp điều tra - survey. Bảng câu hỏi chính thức được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây, có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam. Các câu hỏi được chia thành 2 nhóm chính: nhóm (i) là những câu hỏi về mục đích, hạn chế của kiểm tốn và nhóm (ii) là những câu hỏi về ý nghĩa của các thuật ngữ được sử dụng trong BCKT. Mỗi nhóm câu hỏi chính lại được chia thành nhiều nhóm câu hỏi nhỏ khác như sau:
Nhóm câu hỏi về trách nhiệm của KTV và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm tốn thuộc nhóm (i) gồm 6 câu hỏi dựa trên các nghiên cứu của Best và cộng sự (2001); Gold và cộng sự (2009); Jan De Muylder và cộng sự (2012); Asare và cộng sự (2009). Đối với các câu hỏi thuộc nhóm trên thì số lượng câu hỏi trong nghiên cứu của Best và cộng sự (2001); Gold và cộng sự (2009) là tương đối đầy đủ. Tuy nhiên tác giả lược bỏ các câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của KTV và đơn vị được kiểm tốn về việc lập và trình bày BCTC hay việc duy trì sổ sách của đơn vị được kiểm tốn, vì khi áp dụng vào điều kiện tại Việt Nam những trách nhiệm trên hầu hết được hiểu là công việc của đơn vị được kiểm toán chuẩn bị BCTC cho KTV thực hiện hoạt động kiểm tốn. Ngồi những câu hỏi về trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn gian lận, tác giả giữ nguyên các câu hỏi trách nhiệm đảm bảo tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ đơn vị được kiểm toán, đây là câu hỏi dựa trên thực tế cho thấy các gian lận tại nhiều đơn vị ở Việt Nam xuất phát nhiều từ hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém. Các gian lận trên phần nào trách nhiệm thuộc về bản thân đơn vị, nhưng đơn vị được kiểm toán chưa hẳn đã nhận ra hết những điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ và họ mong muốn KTV sẽ giúp họ tìm ra và khắc phục những điểm yếu đó.
Nhóm câu hỏi về mức độ tin tưởng của BCKT thuộc nhóm (i) gồm 4 câu hỏi dựa trên nghiên cứu Best và cộng sự (2001); Jan De Muylder và cộng sự (2012); Asare và cộng sự (2009); Porter và cộng sự (2012). Các câu hỏi thuộc nhóm trên
được lấy chủ yếu từ nghiên cứu của Best và cộng sự (2001) và Asare và cộng sự (2009). Tuy nhiên tác giả chỉ lựa chọn 4 câu hỏi liên quan đến mức độ tin tưởng của BCKT áp dụng vào Việt Nam vì mục đích sử dụng BCKT tại Việt Nam hiện nay ngoài phục vụ cho việc kiểm toán lại sổ sách của đơn vị sau một niên độ thì BCKT cịn được coi như cơng cụ sử dụng trong việc đánh giá mức độ cho vay hay đầu tư vào đơn vị.
Nhóm câu hỏi về vai trị của BCKT thuộc nhóm (i) gồm 2 câu hỏi dựa trên nghiên cứu của Best và cộng sự (2001); Asare và cộng sự (2009). Các câu hỏi thuộc nhóm này dựa trên chủ yếu từ nghiên cứu của Asare và cộng sự (2009). Dựa