3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính
Nghiên cứu đinh tính được thực hiện thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thành phần giá trị cảm nhận và phát triển thang đo của các thành phần này cho phù hợp. Nghiên cứu định tính được thực hiện như sau:Tác giả thảo luận với 2 nhóm, một nhóm là các nhà quản lý của các trường Đại học gồm có 2 người và một nhóm là các sinh viên đang theo học văn bằng 2 gồm có 8 người.
Đầu tiên, tác giả thảo luận với các đối tượng nghiên cứu bằng những câu hỏi mở nhằm khám phá thêm các thành phần giá trị cảm nhận. Tiếp theo, tác giả giới thiệu các thành phần giá trị cảm nhận đối với dịch vụ đào tạo mà tác giả đã đề xuất trong mơ hình hình nghiên cứu ở chương 2 và các tiêu chí đo lường các thành phần theo thang đo của Gaston LeBlanc và Nha Nguyen và Petrick để họ thảo luận. Cuối cùng, tác giả để họ đánh giá lại tồn bộ những tiêu chí để bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp hơn.
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả của nghiên cứu định tính cho thấy khơng phát sinh thêm yếu tố nào mới, tất cả các đáp viên đều chỉ đưa ra những yếu tố thuộc các yếu ban đầu của mơ hình. Bên cạnh đó, do có sự khác nhau về văn hóa và tốc độ phát triển kinh tế nên các thang đo được hình thành ở các nước phát triển chưa hồn tồn thích hợp với Việt Nam. Vì vậy, các thang đo được bổ sung như sau:
Có những biến quan sát cần loại bỏ để phù hợp với đối tượng được nghiên cứu và tránh gây hiểu nhằm như: “Nhà tuyển thích nhận sinh viên tốt nghiệp văn bằng hai từ trường”, “Các hoạt động xã hội tại trường làm cho việc học của anh/chị thú vị hơn” và “Anh/chị cảm thấy thoải mái khi học văn bằng 2 ở trường”.
Ngoài ra, cần bổ sung thêm 2 biến quan sát trong thang đo giá trị chất lượng “Giảng viên giải quyết mọi thắc mắc của anh/ chị một cách thỏa đáng” và “Tóm lại, điều kiện dạy và học thuận lợi”; thêm 1 biến quan sát vào thang đo giá trị tri thức “Tóm lại, khóa
học đã bổ sung, phát triển tri thức của anh/chị”; thêm 1 biến quan sát vào thang đo giá
trị cảm xúc “Anh/chị rất vui khi nghe cộng động nói những điều tích cực về trường anh
chị đang học”; thêm 1 biến quan sát vào thang đo giá trị tiền tệ “Mức học phí phù hợp với khả năng của anh/chị”; bổ sung thêm 1 biến quan sát vào thang đo giá trị cảm nhận “Tri thức mà anh chị nhận được xứng đáng với công sức mà anh/chị đã bỏ ra”.
Từ kết quả thảo luận nhóm, tác giả đã hiệu chỉnh thang đo nháp 1 thành thang đo nháp 2 cũng là thang đo likert 5 bậc (1: hồn tồn khơng đồng ý, 2: khơng đồng ý, 3: trung lập, 4: đồng ý, 5: hoàn toàn đồng ý). Các biến quan sát đo lường các yếu tố cấu thành giá trị cảm nhận của sinh viên văn bằng hai được thiết kế như sau:
Thang đo yếu tố giá trị chất lƣợng (ký hiệu là CL) gồm 10 biến từ CL1 ÷ CL10
CL1 Chương trình đào tạo kết cấu hợp lý
CL2 Nội dung của chương trình học ln được cập nhật và đổi mới
CL3 Giảng viên có chun mơn sâu
CL4 Giảng viên có phương pháp giảng dạy kích thích người học
CL5 Giảng viên giải quyết mọi thắc mắc của anh/chị một cách thỏa đáng CL6 Phương tiện dạy và học hiện đại
CL7 Giáo trình, tài liệu học tập đầy đủ
CL8 Các dịch vụ hổ trợ cho dạy và học vận hành tốt CL9 Cơ sở vật chất nhà trường hiện đại
CL10 Điều kiện dạy và học thuận lợi
Thang đo yếu tố giá trị tri thức (ký hiệu là TT) gồm 6 biến từ TT1 ÷ TT5:
TT1 Anh/chị lĩnh hội được nhiều kiến thức mới TT2 Anh/chị lĩnh hội được nhiều kỹ năng mới
TT3 Kiến thức, kỹ năng của anh/chị được nâng lên rõ rệt
TT4 Anh/chị cảm thấy ý thức, thái độ của mình đã được điều chỉnh thích ứng với mơi trường làm việc
TT5 Tóm lại, khóa học đã bổ sung, phát triển tri thức của anh/chị
Thang đo yếu tố giá trị chức năng (ký hiệu là CN) bao gồm 5 biến từ CN1 ÷ CN5
CN1 Kiến thức và kỹ năng mà anh/chị lĩnh hội được rất cần thiết cho anh/chị
CN2 Văn bằng 2 mà anh/chị nhận được là điều kiện anh/chị thăng tiến trong sự nghiệp CN3 Văn bằng 2 nhận được từ trường sẽ giúp anh/chị có được thu nhập cao hơn CN4 Có thêm bằng đại học thứ 2 sẽ tốt hơn khi chỉ có 1 bằng đại học
CN5 Tóm lại, những gì anh/chị nhận được từ trường khi học văn bằng 2 là cần thiết cho anh/chị
Thang đo yếu tố Giá trị hình ảnh (ký hiệu là HA) gồm có 5 biến từ HA1 ÷ HA3
HA1 Anh/chị hãnh diện khi là sinh viên văn bằng 2 của trường
HA2 Mọi người đánh giá cao anh/chị khi họ biết anh/chị đã tốt nghiệp văn bằng 2 ở trường HA3 Anh/chị cảm thấy tự tin hơn khi cầm tấm văn bằng 2 của trường
Thang đo yếu tố giá trị xã hội (ký hiệu là XH) bao gồm 4 biến từ XH1 ÷ XH4
XH1 Anh/chị có thêm nhiều bạn mới khi học ở trường
XH2 Mọi người thân thiện hơn với anh/chị khi biết anh/chị học văn bằng 2 ở trường XH3 Anh/chị có điều kiện mở rộng quan hệ đối tác khi học văn bằng 2 ở trường
XH4 Anh/chị tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ sự chia sẽ của bạn bè cùng học văn bằng 2 ở trường
Thang đo yếu tố Giá trị cảm xúc (ký hiệu CX) bao gồm 5 biến từ CX1 ÷ CX5
CX1 Anh/chị rất vui khi nghe cộng đồng nói những điều tích cực về trường anh chị đang học
CX2 Anh/chị cảm thấy thích thú , thoải mái khi được học văn bằng 2 ở trường
CX3 Anh/chị thường kể cho người khác nghe về trường của anh/chị để họ học văn bằng 2 ở đó
CX4 Anh/chị hạnh phúc khi là sinh viên văn bằng 2 của trường CX5 Anh/chị đắc chí khi cầm tấm văn bằng 2 của trường
Thang đo yếu tố giá trị tiền tệ (ký hiệu là GC) bao gồm 5 biến từ GC1 ÷ GC5
GC1 Theo anh/chị mức học phí tương ứng với chất lượng dịch vụ đào tạo ở trường GC2 Theo anh/chị mức học phí ổn định trong quá trình học
GC3 Theo anh/chị mức học phí phù hợp với khả năng của anh/chị
GC4 Theo anh/chị mức học phí dễ chấp nhận hơn ở các cơ sở đào tạo khác GC5 Theo anh/chị mức học phí hợp lý
Thang đo giá trị cảm nhận (ký hiệu là TQ) bao gồm 5 biến từ TQ1 ÷ TQ5
TQ1 Tri thức mà anh chị nhận được xứng đáng với mức học phí phải trả
TQ2 Tri thức mà anh chị nhận được xứng đáng với công sức mà anh/chị đã bỏ ra TQ3 Ngồi tri thức anh/chị cịn lĩnh hội được nhiều thứ khi học văn bằng 2 TQ4 Chi phí cơ hội mà anh/chị bỏ ra khi học văn bằng 2 là rất thấp
TQ5 Tóm lại, anh/chị hài lịng với quyết định học văng bằng 2 ở trường
Tiếp theo, tác giả tiến hành phỏng vấn thử những sinh viên đang theo học văn bằng hai với cỡ mẫu n = 20. Qua cuộc phỏng vấn, 20 sinh viên này điều hiểu rõ các phát biểu trong thang đo, khơng có phát biểu nào gây hiểu nhầm hay nhầm lẫn. Sau đó, tác giả bổ sung thêm các câu hỏi về đặc điểm cá nhân của sinh viên để hoàn chỉnh bảng câu hỏi chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng.
3.3 Nghiên cứu định lƣợng 3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất) và đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học văn bằng 2 tại các trường Đại học ở TP. HCM.
Có nhiều quan niệm khác nhau về kích thước mẫu. Theo Gorsuch (1983) kích thước mẫu tới hạn phải là 200. Theo Hair và cộng sự (2006), trong phân tích nhân tố khám phá EFA, cần 5 biến quan sát cho 1 biến đo lường và cỡ mẫu khơng nên ít hơn 100. Trong nghiên cứu này, có tất cả 47 biến quan sát, vậy kích thước mẫu tối thiểu phải là 47 x 5 = 235 (1). Nhưng theo Tabachnick và Fidell (1996), n>= 8*m +50 trong đó n là kích thước mẫu, m là số biến độc lập. Trong nghiên cứu này, có 7 biến độc lập, vậy n>= 8*7 +50 = 106 mẫu (2). Trên cơ sở (1) và (2), số mẫu dự kiến là từ 240 mẫu đến 300 mẫu.
Nhưng để dự phịng cho người khơng trả lời hoặc trả lời không đầy đủ, tác giả quyết định phát ra 350 bảng câu hỏi và dự kiến tỷ lệ hồi đáp là 80%.
3.3.2 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu tác giả tiến hành mã hóa, làm sạch và cuối cùng dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để sẵn sàng cho việc phân tích. Các phương pháp được sử dụng để phân tích số liệu trog nghiên cứu gồm có:
3.3.2.1 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Dữ liệu thu thập sẽ được kiểm tra trên phần mềm SPSS 16.0 bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Hệ số này dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo hay mức độ chặt chẽ giữa các biến trong bảng câu hỏi. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Những biến có hệ số tương quan tổng (item total correlation) < 0.3 sẽ bị loại (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)2.
3.3.2.2 Kiểm định thang đo bằng nhân tố khám phá EFA
Ứng dụng của phân tích này dùng để kiểm định giá trị các khái niệm trong thang đo, rút gọn dữ liệu và hiệu chỉnh mơ hình. Các biến quan sát về các khái niệm trong nghiên cứu được xác định là phù hợp khi các tham số trong phân tích EFA theo phương pháp Principal Component thỏa các điều kiện sau:
- Hệ số KMO (Kaiser – Mever – Olkin) thuộc khoảng [0.5; 1] thì phân tích nhân tố EFA là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Trọng và Ngọc, 2005, trang 262).
2
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS – Tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức.
- Thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và eigenvalue có giá trị lớn hơn 13.
- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) biểu diễn các tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại. Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố3.
3.3.2.3 Phân tích hồi quy tuyến tính
Theo Duncan (1996), hồi quy tuyến tính bội dùng để kiểm định các giả thuyết và dự báo các giá trị của tổng thể nghiên cứu. Tiến trình phân tích hồi quy được thực hiện như sau:
- Tiến hành đưa tất cả các biến độc lập vào phân tích để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến.
- Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính. Hệ số R Square được sử dụng để đánh giá độ phù hợp của mơ hình. Tuy nhiên R Square có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan của thước đo độ phù hợp của mơ hình đối với dự liệu trong trường hợp có hơn 1 biến trong mơ hình. Do đó, R Square điều chỉnh thường được sử dụng trong phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình vì nó khơng thổi phồng mức độ phù hợp của mơ hình
- Kiểm định độ phù hợp của mơ hình, kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể.
- Xác định vai trị quan trọng của các biến độc lập tác động như thế nào đối với biến phụ thuộc thông qua hệ Beta.
- Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
3
Gerbing & Anderson (1998), An Update Paradigm for Scale Development Incorporing Unidimensionality and Its Assessments, Journal of Marketing Research, Vol. 25, 186 – 192
- Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính. Từ kết quả quan sát mẫu, ta phải suy rộng kết luận cho mối quan hệ giữa các biến trong tổng thể, sự chấp nhận và diễn giải kết quả hồi quy không thể tách rời các giả định cần thiết của mơ hình hồi quy. Nếu các giả định vi phạm thì kết quả ước lượng không đáng tin cậy nữa (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong phần này, ta tiến hành các giả định:
+ Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến: Đối với hiện tượng này, độ sai lệch cho phép (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF được sử dụng. Theo Hoàng Trọng và Mộng Ngọc (2008), khi VIF vượt q 10 thì đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến.
+ Phương sai phần dư không đổi
+ Các phần dư có phân phối chuẩn: Phần dư có thể khơng tn theo phân phối chuẩn vì những lý do: sử dụng mơ hình khơng đúng, phương sai khơng phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong phần giả định này tác giả sử dụng các biểu đồ tần số Histogram và P-P plot để xem xét.
+ Khơng có hiện tượng tương quan giữa các phần dư: Các ước lượng của mơ hình hồi quy khơng đáng tin cậy khi xảy ra hiện tượng tương quan. Do đó, phương pháp kiểm định có ý nghĩa nhất để phát hiện ra hiện tượng tương quan là kiểm định Durbin Watson (d). Nếu 1 < d < 3 thì kết luận mơ hình khơng có tự tương quan, nếu 0 < d < 1 thì kết luận mơ hình có tự tương quan dương, nếu 3 < d < 4 thì kết luận mơ hình có tự tương quan âm (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
3.3.2.4 Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các thành phần giá trị cảm nhận theo đặc điểm cá nhân bằng T-test và Anova nhận theo đặc điểm cá nhân bằng T-test và Anova
Để kiểm định sự khác nhau về mức độ đánh giá các thành phần giá trị cảm nhận trong dịch vụ đào tạo theo đặc điểm các nhân (giới tính, độ tuổi, nơi làm việc, thu nhập
và ngành học), tác giả sử dụng phương pháp kiểm định trung bình tổng thể (Independent-samples T-test) và phương pháp phân tích phương sai (One-Way ANOVA).
3.4 Tóm tắt
Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu và các bước thực hiện nghiên cứu, từ thang đo nháp 1, từ nghiên cứu định tính để hình thành thang đo nháp 2 và phỏng vấn thử để hồn chỉnh thang đo chính thức với 37 biến quan sát đo lường các biến độc lập và 5 biến quan sát đo lường biến phụ thuộc cho đến nghiên cứu định lượng. Bên cạnh đó, cũng trình bày được thiết kế mẫu để xác định kích thước mẫu dự kiến là 350 và trình bày phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Từ kết quả nghiên cứu định tính, thang đo chính thức được trình bày cụ thể như sau:
- Thang đo “Giá trị chất lượng”: có 10 biến quan sát (CL1 ÷ CL10) - Thang đo “Giá trị tri thức”: có 5 biến quan sát (TT1 ÷ TT5) - Thang đo “Giá trị chức năng”: có 5 biến quan sát (CN1 ÷ CN5) - Thang đo “Giá trị hình ảnh”: có 3 biến quan sát (HA1 ÷HA3) - Thang đo “ Giá trị xã hội”: có 4 biến quan sát (XH1 ÷ XH4) - Thang đo “Giá trị cảm xúc”: có 5 biến quan sát (CX1 ÷ CX5) - Thang đo “ Giá trị tiền tệ”: có 5 biến quan sát (GC1 ÷ GC5)