CHƯƠNG 5: HÀM Ý VÀ KẾT LUẬN
5.2.2 Hạn chế của nghiên cứu
Mặc dù nghiên cứu đã có một số kết quả và đóng góp nhất định, tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế cần nhắc đến.
Nghiên cứu khơng có được thang đo lý thuyết của chất lượng dịch vụ tiệc cưới. Dù vậy, thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF của Cronin & Taylor và thang đo giá trị cảm nhận của khách hàng cho lĩnh vực nhà hàng SERV-PERVAL của Petrick đã được vận dụng, đồng thời kết hợp với bước nghiên cứu sơ bộ để điều chỉnh thang đo cho dịch vụ tiệc cưới.
Nghiên cứu chỉ mới khảo sát trên đối tượng khách hàng là người đi dự tiệc, chưa nghiên cứu những đánh giá của đối tượng khách hàng là người đi đặt tiệc, cho nên có thể một số yếu tố chất lượng dịch vụ cho đối tượng này bị bỏ qua. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ mới tiến hành ở 3 nhà hàng khách sạn là Full House, Hương Giang và Xanh, chưa tiến hành ở các nhà hàng khách sạn khác.
Việc chọn mẫu trong nghiên cứu được tiến hành theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện, do đó khả năng tổng qt hóa sẽ khơng cao và mẫu nghiên cứu chưa thể khái qt được tồn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu.
Các giới hạn của nghiên cứu có thể gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo. Cần có một nghiên cứu đánh giá toàn diện hơn về các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ tiệc cưới, có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát. Bên cạnh đó, mẫu nghiên cứu tiếp theo nên được chọn mẫu xác suất để làm tăng khả năng khái quát hóa của mẫu nghiên cứu.