CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan
2.2.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, sự
nghiệp, sự đồng dạng với tổ chức và nỗ lực sáng tạo
Nghiên cứu của Kim và cộng sự (2010): “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự đồng dạng của nhân viên với tổ chức”. Nghiên cứu của Kim và cộng sự thu thập dữ liệu từ 109 nhân viên thuộc 5 công ty nằm trong danh sách Báo cáo sáng kiến toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI) công bố bởi Bộ Thương Mại, Công Nghiệp và Năng Lượng Hàn Quốc (2006).
Hình 2.4: Nghiên cứu của Kim và cộng sự
Căn cứ vào thang đo sự đồng dạng của nhân viên đối với tổ chức mà Kim và cộng sự sử dụng, khái niệm của biến này cũng chính là sự đồng dạng với tổ chức mà nghiên cứu hiện tại của luận văn đang thực hiện (Dutton và cộng sự, 1992; Kim và cộng sự, 2010). Nghiên cứu của Kim và cộng sự xem xét quan điểm của nhân viên về CSR bên ngoài với hai biến: nhận thức về CSR (CSR Associations) và tham gia vào CSR (CSR Participation). Trong khi nhận thức về CSR tác động tích cực đến sự đồng dạng với tổ chức (Brown và Dacin, 1997) và cam kết tổ chức (Brammer và cộng sự, 2007). tham gia vào CSR cũng được tìm thấy có tác động tích cực đến thái độ làm việc của nhân viên (Peterson, 2004). Kết quả nghiên cứu của Kim và cộng sự cho thấy nhận thức về CSR và tham gia vào CSR có tác động tích cực đến sự đồng dạng của nhân viên đối với tổ chức. Khi CSR của tổ chức đáp ứng nhu cầu tâm lý của nhân viên, nhân viên có xu hướng đồng dạng với tổ chức.
Nghiên cứu của Korschun và cộng sự (2014): “Trách trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, định hướng khách hàng và hiệu quả công việc của nhân viên thừa hành” thu thập dữ liệu từ 221 nhân viên làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
Hình 2.5: Nghiên cứu của Korschun và cộng sự
Kết quả nghiên cứu của Korschun và cộng sự cho thấy nhận thức của nhân viên về CSR của tổ chức có tác động tích cực đến sự đồng dạng với tổ chức và qua đó tác động tích cực đến hiệu quả công việc. Xây dựng nhân viên nhận dạng với khách hàng là quan trọng để gợi ý cho nhân viên sử dụng những gì họ biết về khách hàng như một phương tiện tại nơi làm việc. Nghiên cứu của Korchun và cộng sự đã chứng minh được hành động của một tổ chức đối với xã hội (thông qua các hoạt động CSR) có thể (1) ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của nhân viên, từ đó (2) cải thiện hiệu quả và động lực phục vụ khách hàng của nhân viên. Nghiên cứu cũng đóng góp trong việc khẳng định vai trò trung gian của sự đồng dạng với tổ chức. Các nhà lãnh đạo cần quan tâm hơn, tích hợp CSR vào hoạt động quản lý để nhân viên hình thành nên sự đồng dạng với tổ chức và thơng qua sự đồng dạng tác động tích cực đến hiệu quả làm việc của nhân viên.
Nghiên cứu của Brammer và cộng sự (2015): “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhân viên đồng dạng với tổ chức, nỗ lực sáng tạo: vai trò của năng lực tổ chức”. Nghiên cứu của Brammer và cộng sự thu thập dữ liệu từ 163 nhân viên trong một công ty đa quốc gia, làm việc trong nhiều bộ phận khác nhau như điều hành, kỹ thuật, marketing…
Hình 2.6: Nghiên cứu của Brammer và cộng sự
Nguồn: Brammer và cộng sự (2015).
Nghiên cứu của Brammer và cộng sự đã chứng minh được trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tác động tích cực đến nỗ lực sáng tạo của nhân viên, cả trực tiếp và gián tiếp thông qua sự đồng dạng với tổ chức., Phù hợp với những nghiên cứu trước đây, Brammer và cộng sự cũng đồng ý rằng nhận thức về CSR ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của nhân viên bởi vì CSR đáp ứng những nhu cầu về tâm lý của nhân viên. Tiếp đó, hành vi nỗ lực sáng tạo trong nghiên cứu được tự nhân viên đánh giá, đặt nền tảng cho các nghiên cứu tương lai có thể mở rộng và đào sâu. Nghiên cứu cũng nêu rõ một số hạn chế cần khắc phục trong tương lai. Thứ nhất, thang đo CSR được sử dụng cịn đơn giản, có thể khơng đo lường được tồn bộ các khía cạnh của CSR. Thứ hai, nhận thức của nhân viên là quan trọng. Thực hiện CSR tại tổ chức sẽ tác động tích cực đến thái độ và hành vi của nhân viên chỉ khi nhân
viên nhận thức rõ ràng về các hoạt động đó (Brammer và cộng sự, 2015). Chính vì vậy thơng tin nội bộ về các hoạt động CSR là một vấn đề mà các tổ chức cần lưu ý.
Nghiên cứu của Asuman và cộng sự (2016): “Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến cơng việc có ý nghĩa và sự đồng dạng với tổ chức, thông qua nhận thức về phong cách lãnh đạo đạo đức”, Nghiên cứu của Asuman và cộng sự thu thập dữ liệu từ 323 nhân viên làm việc trong ngành hàng khơng tại Kayseri, Thổ Nhĩ Kỳ,
Hình 2.7: Nghiên cứu của Asuman và cộng sự
Nguồn: Asuman và cộng sự (2016).
Kết quả nghiên cứu của Asuman và cộng sự (2016) cho thấy tác động tích cực của CSR đến sự đồng dạng với tổ chức, cả trực tiếp và gián tiếp. Mối quan hệ giữa 2 yếu tố này cần được quan tâm hơn trong định vị chiến lược của các tổ chức. Các nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng với nhiều thành phần khác như: hành vi công dân tổ chức (OCB), cam kết với tổ chức và một số kết quả đầu ra khác (Asuman và cộng sự, 2016).