Nguồn: Loi và cộng sự (2013).
Nghiên cứu của Loi và cộng sự đã chứng minh được trao sự đổi lãnh đạo – thành viên có tác động tích cực đến sự đồng dạng với tổ chức, và thông qua sự đồng dạng với tổ chức tác động tích cực đến sự hài lịng trong cơng việc. Bằng cách cải thiện mối quan hệ với nhân viên, người lãnh đạo có thể củng cố sự đồng dạng của nhân viên đối với tổ chức. Chất lượng mối quan hệ lãnh đạo – thành viên càng cao, sự nhận diện của nhân viên với tổ chức càng tăng, cảm xúc tích cực của nhân viên về công việc càng mạnh mẽ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thái độ của nhân viên đối với công việc của họ bắt nguồn từ mối quan hệ của họ với người lãnh đạo, trong một cơ chế phức tạp với trung gian là sự đồng dạng với tổ chức. Các nghiên cứu trong tương lai có thể tiếp cận cơ chế này và tìm hiểu thêm vai trị trung gian của sự đồng dạng với tổ chức đến các biến hiệu quả khác: sự sáng tạo của nhân viên, cam kết với tổ chức... (Loi và cộng sự, 2013).
Nghiên cứu của Joo và cộng sự (2014): “Sự sáng tạo của nhân viên: tác động của nhận thức văn hóa học hỏi, chất lượng sự trao đổi lãnh đạo – thành viên, tự chủ và chủ động trong công việc”. Nghiên cứu của Joo và cộng sự thu thập dữ liệu từ 5 công ty tại Hàn Quốc hoạt động trong nhiều lĩnh vực: sản xuất, xây dựng, viễn thông… Thông qua khảo sát trên Internet, số lượng mẫu hợp lệ thu được là 463. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của sự trao đổi lãnh đạo –
tâm, niềm tin và sự chia sẻ từ người quản lý, khả năng sáng tạo trong quá trình thực hiện công việc càng tăng. Nghiên cứu cũng lưu ý sự khác biệt về bối cảnh, bởi Hàn Quốc và các nước Đông Á gần hơn với nền văn hóa tập thể - so với phương Tây vốn đề cao văn hóa cá nhân, tự chủ. Bên cạnh đó động lực trong sự sáng tạo có thể đến từ các nhu cầu hoặc đặc điểm cá nhân của nhân viên, mở ra các hướng tiếp cận cho nghiên cứu tương lai (Joo và cộng sự, 2014).
Nghiên cứu của Lu và cộng sự (2017): “Tác động của sự trao đổi lãnh đạo thành viên đến nỗ lực trong công việc”. Nghiên cứu của Lu và cộng sự sử dụng phương pháp định lượng, thu thập dữ liệu từ 184 nhân viên đến từ nhiều tổ chức khác nhau tại Trung Quốc. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đa sóng với 2 lần thu thập dữ liệu; lần thứ nhất đo lường LMX và lần thứ 2 (sau 2 tháng) cho các biến nghiên cứu cịn lại. Tính bảo mật về các phản hồi của khảo sát viên được đảm bảo để tăng tính chính xác của dữ liệu thu được.