Kết quả CFA (chuẩn hóa) cho mơ hình tới hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động đến nỗ lực sáng tạo của nhân viên dưới vai trò trung gian của sự đồng dạng với tổ chức, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại tp hồ chí minh (Trang 63)

Theo kết quả phân tích CFA (hình 4.1), mơ hình có 314 bậc tự do, Chi – bình phương = 617,709 (p=0,000). Các chỉ số Chi- square/df = 1,967 < 3; TLI = 0,903 > 0,9; CFI = 0,913 > 0,9; RMSEA = 0,058 < 0,08 cho thấy mức độ phù hợp của mơ hình với dữ liệu thị trường.

Khơng có tương quan giữa các sai số đo lường nên các khái niệm đều đạt được tính đơn hướng.

Đồng thời, các trọng số hồi quy chuẩn hóa của các thang đo đều có giá trị biến thiên > 0,5 và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) nên các thang đo đều đạt giá trị

hội tụ (xem phụ lục 6).

Tiếp đó, kết quả phân tích trong bảng 4.2 cho thấy hệ số tương quan ước lượng kèm với sai số chuẩn (SE) của mối tương quan giữa các khái niệm có các giá trị p-value = 0,000 < 0,05 cho thấy các khái niệm (với độ tin cậy 0,95%) có sự khác nhau đáng kể. Vì vậy, các thang đo đạt yêu cầu về giá trị phân biệt.

Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa các khái niệm trong mơ hình

Mối quan hệ Estimate S.E. C.R. P

LMX <--> CSR 0,3 0,045 6,615 0,000 LMX <--> AGR 0,204 0,041 4,933 0,000 LMX <--> OID 0,253 0,045 5,668 0,000 LMX <--> CEF 0,251 0,048 5,257 0,000 CSR <--> AGR 0,183 0,037 4,925 0,000 CSR <--> OID 0,223 0,04 5,539 0,000 CSR <--> CEF 0,162 0,041 3,947 0,000 AGR <--> OID 0,232 0,041 5,689 0,000 CSR <--> CEF 0,129 0,041 3,172 0,002 OID <--> CEF 0,189 0,043 4,347 0,000

Ghi chú: n = số bậc tự do trong mơ hình; SE = SQRT(1-r^2)/(n-2); CR= (1- r)/SE; r = hệ số tương quan; p-value = TDIST (CR, n-2, 2).

Cuối cùng, dựa theo cơng thức của Jưreskog (1971). tác giả tính tốn độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích của các thang đo và trình bày trong bảng 4.3. Độ tin cậy tổng hợp của các thang đo đều ≥ 0,8; phương sai trích của 4 thang đo có giá trị ≥ 0,5 (trong đó phương sai trích của CSR là 0,499). Cịn lại, phương sai trích của OID là 0,479 chỉ đạt một phần nên được tạm chấp nhận. Nhìn chung, có thể chấp nhận độ tin cậy của các thang đo.

Bảng 4.3: Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích

Thang đo Độ tin cậy

tổng hợp Phương sai trích

Sự trao đổi lãnh đạo – thành viên (LMX) 0,894 0,548 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) 0,856 0,499

Đặc điểm tính cách đồng thuận (AGR) 0,841 0,514 Sự đồng dạng với tổ chức (OID) 0,821 0,479

Nỗ lực sáng tạo (CEF) 0,815 0,527

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2018).

Như vậy, các tiêu chí như tính đơn hướng, độ tin cậy, giá trị hội tụ và

giá trị phân biệt của các thang đo trong mơ hình đều được chấp nhận là phù hợp để

tiếp tục tiến hành kiểm định.

Tác giả tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha lại cho thang đo khái niệm CSR sau khi loại biến quan sát CS5 (phụ lục 7). Với 6 biến quan sát còn lại, độ tin cậy của thang đo CSR vẫn đạt yêu cầu với Cronbach’s Alpha = 0,855.

4.4. Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM

Tác giả sử dụng phần mềm AMOS 20.0 để kiểm định mơ hình đề xuất cùng các giả thuyết. Kết quả mơ hình tuyến tính SEM được trình bày ở hình 4.2.

Tất cả các mối tương quan được giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu lý thuyết đều được chấp nhận/ bác bỏ qua kiểm định mơ hình SEM. Bảng 4.4 trình bày các kết quả ước lượng giữa các khái niệm trong mơ hình lý thuyết. Các tham số cịn lại được trình bày ở phụ lục 8.

Mơ hình có 315 bậc tự do, Chi bình phương có giá trị là 617,839 (p=0,000). Các chỉ số: Chi-square/df= 1,961 < 3; TLI=0,903 > 0,9; CFI=0,913 > 0,9 và RMSEA = 0,057 < 0,08 cho thấy mơ hình lý thuyết là phù hợp với dữ liệu thị trường.

Bảng 4.4: Hệ số hồi quy của mơ hình lý thuyết

Mối quan hệ Ước lượng S.E. C.R. P

OID <--- LMX 0.182 0.066 2.751 0.006 OID <--- CSR 0.230 0.081 2.839 0.005 OID <--- AGR 0.317 0.074 4.294 *** CEF <--- CSR 0.070 0.099 0.713 0.476 CEF <--- LMX 0.272 0.082 3.318 *** CEF <--- OID 0.210 0.092 2.292 0.022

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2018).

Có thể thấy, mối quan hệ tác động của CSR đến CEF khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). các mối quan hệ cịn lại đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả sau khi kiểm định mơ hình lý thuyết

Mối quan hệ Ước lượng chuẩn hóa

Ước

lượng S.E. C.R. P Kết quả

OID <--- LMX 0.208 0.182 0.066 2.751 0.006 Chấp nhận OID <--- CSR 0.225 0.230 0.081 2.839 0.005 Chấp nhận OID <--- AGR 0.311 0.317 0.074 4.294 *** Chấp nhận CEF <--- CSR 0.060 0.070 0.099 0.713 0.476 Bác bỏ CEF <--- LMX 0.271 0.272 0.082 3.318 *** Chấp nhận CEF <--- OID 0.183 0.210 0.092 2.292 0.022 Chấp nhận

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2018).

Với dữ liệu hiện có của nghiên cứu, các giả thuyết được chấp nhận là:

H1: Sự trao đổi lãnh đạo – thành viên có tác động tích cực đến sự đồng dạng với tổ chức (β=0,208; S.E.=0,066; p=0,006).

H2: Sự trao đổi lãnh đạo – thành viên có tác động tích cực đến nỗ lực sáng tạo

(β=0,271; S.E.=0,082; p=0,000).

H3: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có tác động tích cực đến sự đồng dạng với tổ chức (β=0,225; S.E.=0,081; p=0,005).

H5: Đặc điểm tính cách đồng thuận có tác động tích cực đến sự đồng dạng với tổ chức (β=0,311; S.E.=0,074; p=0,000).

H6: Sự đồng dạng với tổ chức có tác động tích cực đến nỗ lực sáng tạo (β=0,183; S.E.=0,092; p=0,022).

Thảo luận kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết:

Thứ nhất, từ yếu tố đầu vào LMX, kết quả phân tích dữ liệu của tác giả cho thấy LMX có tác động tích cực đến CEF, cả trực tiếp và gián tiếp thông qua OID. Thống nhất với kết quả của Katrinli và cộng sự (2008), Loi và cộng sự (2013), Lu và cộng sự (2017), Gu và cộng sự (2018), gia tăng sự trao đổi giữa lãnh đạo và các thành viên là góp phần thúc đẩy thành viên đó đồng nhất với các giá trị của tổ chức, qua đó trở nên nỗ lực, sáng tạo hơn trong cơng việc.

Thứ hai, nghiên cứu của tác giả cũng tìm thấy tác động tích cực của CSR đến OID, thống nhất với các kết quả của Kim và cộng sự (2010), Korschun và cộng sự (2014), Brammer và cộng sự (2015), Asuman và cộng sự (2016). Gia tăng CSR thông qua bầu khơng khí cởi mở tại tổ chức, khuyến khích nhân viên nâng cao kiến thức và kỹ năng sẽ thôi thúc cảm nhận là “một phần của tổ chức”, hình thành nên sự đồng dạng với tổ chức (OID). Tuy nhiên, kết quả phân tích dữ liệu của tác giả khơng tìm thấy tác động trực tiếp của CSR đến CEF (giả thuyết H4 bị bác bỏ với p = 0,476 > 0,05). Kết quả này cho thấy cơ chế tác động của CSR đến CEF cần thông qua trung gian OID.

Cuối cùng, tác động tích cực của AGR đến OID được tìm thấy trong nghiên cứu của tác giả là thống nhất với He và cộng sự (2015), Stelmokiene và Endriulaitiene (2015). Các cá nhân thân thiện, “thích hợp tác với người khác”, dễ dàng hòa đồng và xem những thành công của tổ chức cũng là thành công của cá nhân. Thông qua trung gian OID, các cá nhân có đặc tính đồng thuận (AGR) cao sẽ năng động hơn, nỗ lực sáng tạo (CEF) trong thực hiện cơng việc.

Tóm tắt chương 4

Kết quả kiểm định thang đo và mơ hình nghiên cứu chính thức được luận văn trình bày ở chương 4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA cho thấy tất cả các khái niệm đo lường đều có tính đơn hướng, đạt được độ tin cậy, giá trị phân biệt và giá trị hội tụ. Kết quả SEM của mơ hình nghiên cứu cho thấy các giả thuyết được chấp nhận hoặc bác bỏ dựa trên dữ liệu thị trường thu thập được.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Trong chương 5, tác giả sẽ trình bày các kết luận, các kết quả đạt được và các hàm ý quản trị cũng như hạn chế của đề tài và đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai.

5.1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu

Như đã đề cập, sự sáng tạo của nhân viên là quan trọng trong đổi mới tổ chức và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Trên cơ sở các lý thuyết và nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực nhân sự về sự sáng tạo, ở chương 2 tác giả trình bày các khái niệm nghiên cứu, kế thừa các giả thuyết và đề xuất mơ hình nghiên cứu. Ở chương 3, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu, thực hiện hiệu chỉnh các thang đo sao cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng kết hợp hai kỹ thuật phát bảng câu hỏi trực tiếp và công cụ Google Form trên Internet. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 4. Tác giả lần lượt thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, và kiểm định mơ hình lý thuyết thơng qua phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM. Cuối cùng, tác giả trình bày tóm tắt các kết quả ở chương 5, cung cấp các hàm ý quản trị, trình bày những hạn chế cần khắc phục ở các nghiên cứu tiếp theo.

5.2. Kết luận

5.2.1. Độ tin cậy của các thang đo

Các khái niệm được đo lường trong nghiên cứu bao gồm: (1) sự trao đổi lãnh đạo - thành viên, (2) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, (3) đặc tính đồng thuận, (4) sự đồng dạng với tổ chức và (5) nỗ lực sáng tạo được kế thừa và hiệu chỉnh ở nghiên cứu định tính.

Thang đo LMX được kế thừa từ nghiên cứu của Graen và Bien (1995) và thang đo OID được kế thừa từ nghiên cứu của Mael và Ashforth (1992) là 2 thang

cũng thống nhất với các nghiên cứu trước đây khi kế thừa toàn bộ thang đo LMX và OID. Việc điều chỉnh từ ngữ chỉ nhằm mục đích diễn giải rõ nghĩa hơn cho từng biến quan sát.

Thang đo CSR được kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Turker (2009). Nghiên cứu của Turker được thực hiện nhằm xây dựng thang đo cho khái niệm CSR. Kết quả nghiên cứu của Turker đề xuất đo lường CSR với tổng cộng 17 biến quan sát. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khi kế thừa thang đo này đều thực hiện điều chỉnh (Asuman, 2016; Slack và cộng sự, 2015). Việc hiệu chỉnh là cần thiết trong nghiên cứu của tác giả vì CSR là một trong các yếu tố đầu vào và mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu tác động của các yếu tố này đến nỗ lực sáng tạo của nhân viên.

Thang đo đặc tính đồng thuận được kế thừa từ nghiên cứu của Benet- Martínez và John (1998). Có nhiều cách tiếp cận và đo lường các đặc điểm tính cách trong mơ hình 5 yếu tố như Costa và McCrae (1992) với 60 biến quan sát, Brown và cộng sự (2002) với 20 biến quan sát. Nghiên cứu hiện tại của tác giả chỉ tập trung tiếp cận đặc tính đồng thuận, các nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng bằng cách tiếp cận các đặc điểm tính cách khác.

Thang đo nỗ lực sáng tạo được kế thừa từ nghiên cứu của Hirst và cộng sự (2009) với 3 biến quan sát và nghiên cứu của Farmer và cộng sự (2003) với 1 biến quan sát. Nỗ lực sáng tạo của nhân viên được xem là yếu tố đầu vào của quá trình sáng tạo. Cách tiếp cận này vẫn khá mới bởi thang đo đánh giá nỗ lực của cá nhân, ý nghĩ của cá nhân đối với sự sáng tạo thay vì đánh giá dựa trên những kết quả và đánh giá của cấp quản lý. Rõ ràng, nỗ lực sáng tạo của cá nhân có thể xuất hiện trong trường hợp (1) công việc chưa hoàn thành như mong đợi và (2) người quản lý đánh giá dựa trên kết quả công việc.

Tổng cộng 29 biến quan sát được sử dụng để xây dựng bản khảo sát thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. Dữ liệu thu về từ 292 bản khảo sát hợp lệ sẽ được tác giả tiến hành phân tích. Đầu tiên, biến quan sát OI1 có hệ số tương quan so

với biến tổng < 0,3 nên bị loại tại phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Tiếp đó, tại phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA, biến quan sát CS5 có trọng số < 0,4 nên cũng bị loại. Sau khi loại 2 biến quan sát, các biến quan sát còn lại vẫn đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy Crobach’s Alpha trong đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy, sau hiệu chỉnh ở nghiên cứu định tính, các biến quan sát vẫn đảm bảo đo lường các khái niệm nghiên cứu, diễn giải rõ ràng các dữ liệu cần thu thập và phù hợp với bối cảnh nghiên cứu. Các thang đo này hồn tồn có thể sử dụng ở các nghiên cứu tương lai trên thị trường Tp. Hồ Chí Minh hoặc mở rộng ra tại Việt Nam.

5.2.2. Thống kê mô tả các thang đo

Thang đo Sự trao đổi lãnh đạo – thành viên (LMX)

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát đo lường thang đo LMX được trình bày trong bảng 5.1. Các biến quan sát đo lường LMX đều lớn hơn 3 (điểm trung bình của thang đo 5 điểm) cho thấy các đối tượng khảo sát hài lòng với mối quan hệ trao đổi lãnh đạo – thành viên tại tổ chức của mình.

Bảng 5.1: Kết quả thống kê mơ tả thang đo Sự trao đổi lãnh đạo – thành viên

N Trung bình Độ lệch chuẩn Phương sai Skewness Kurtosis LM1 292 3.58 .940 .884 -.492 .143 -.198 .284 LM2 292 3.37 1.028 1.058 -.304 .143 -.303 .284 LM3 292 3.45 .985 .970 -.202 .143 -.614 .284 LM4 292 3.60 1.019 1.039 -.556 .143 -.227 .284 LM5 292 3.23 1.144 1.310 -.175 .143 -.603 .284 LM6 292 3.34 .959 .920 -.144 .143 -.330 .284 LM7 292 3.51 .954 .911 -.436 .143 .009 .284 N 292

Thang đo Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát đo lường thang đo CSR được trình bày trong bảng 5.2. Các biến quan sát đo lường CSR đều lớn hơn 3 (điểm trung bình của thang đo 5 điểm) cho thấy các đối tượng khảo sát hài lòng với CSR của tổ chức.

Bảng 5.2: Kết quả thống kê mô tả thang đo Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

N Trung bình Độ lệch chuẩn Phương sai Skewness Kurtosis CS1 292 3.43 1.087 1.181 -.405 .143 -.436 .284 CS2 292 3.73 1.011 1.021 -.732 .143 .131 .284 CS3 292 3.76 1.015 1.030 -1.066 .143 1.110 .284 CS4 292 3.76 .937 .879 -.379 .143 -.590 .284 CS6 292 3.86 .898 .806 -.616 .143 .009 .284 CS7 292 3.82 .984 .969 -.710 .143 .170 .284 N 292

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2018).

Thang đo Đặc điểm tính cách đồng thuận (AGR)

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát đo lường thang đo AGR được trình bày trong bảng 5.3. Các biến quan sát đo lường AGR đều lớn hơn 3 (điểm trung bình của thang đo 5 điểm) cho thấy các đối tượng khảo sát đều thể hiện đặc tính cá nhân đồng thuận khá cao.

Bảng 5.3: Kết quả thống kê mơ tả thang đo Đặc điểm tính cách đồng thuận

N Trung bình Độ lệch chuẩn Phương sai Skewness Kurtosis AG1 292 3.93 .961 .923 -.822 .143 .232 .284 AG2 292 3.80 .952 .907 -.706 .143 .265 .284 AG3 292 3.89 .911 .829 -.599 .143 .027 .284 AG4 292 3.84 .972 .944 -.653 .143 .085 .284 AG5 292 3.65 1.037 1.074 -.520 .143 -.421 .284 N 292

Thang đo Sự đồng dạng với tổ chức (OID)

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát đo lường thang đo OID được trình bày trong bảng 5.4. Các biến quan sát đo lường AGR đều lớn hơn 3 (điểm trung bình của thang đo 5 điểm) cho thấy các đối tượng khảo sát đều thể hiện sự đồng dạng với tổ chức khá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động đến nỗ lực sáng tạo của nhân viên dưới vai trò trung gian của sự đồng dạng với tổ chức, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại tp hồ chí minh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)