Thang đo Số biến quan sát Cronbach’s Alpha
Sự trao đổi lãnh đạo – thành viên (LMX) 7 0,891 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) 7 0,852 Đặc điểm tính cách đồng thuận (AGR) 5 0,838 Sự đồng dạng với tổ chức (OID) 5 0,820
Nỗ lực sáng tạo (CEF) 4 0,808
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2018).
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau phân tích Cronbach’s Alpha, 28 biến quan sát đạt yêu cầu được tác giả sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA. Phương pháp trích được sử dụng là Principal Axis Factoring cùng với phép xoay Promax. Kết quả EFA lần 1, trọng
27 biến còn lại phân thành 5 nhóm với trị số Eigenvalue là 1,751 (>1) và phương sai trích (% Cumulative Variance) là 53,317% (>50%). Như vậy 5 nhóm nhân tố này có khả năng giải thích 53,317% mức độ biến thiên của dữ liệu. Các biến quan sát cũng đạt yêu cầu khi đều có hệ số tải nhân tố > 0,4. Tiếp đó, hệ số KMO = 0,887 thỏa điều kiện (0,5 < KMO < 1) nên phân tích nhân tố khám phá phù hợp với dữ liệu thị trường. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê với sig = 0,000 (<0,05). Những kết quả này chỉ ra rằng EFA là phù hợp và 27 biến đạt yêu cầu sẽ được tác giả sử dụng cho phân tích CFA.
4.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Theo mơ hình nghiên cứu đề xuất ở chương 3, các khái niệm cần được kiểm định trong nghiên cứu là: (1) sự trao đổi lãnh đạo – thành viên, (2) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, (3) đặc điểm tính cách đồng thuận, (4) sự đồng dạng với tổ chức, (5) nỗ lực sáng tạo. Cả 5 khái niệm này đều là khái niệm bậc 1 nên tác giả sẽ tiến hành phân tích CFA.
Hình 4.1: Kết quả CFA (chuẩn hóa) cho mơ hình tới hạn
Theo kết quả phân tích CFA (hình 4.1), mơ hình có 314 bậc tự do, Chi – bình phương = 617,709 (p=0,000). Các chỉ số Chi- square/df = 1,967 < 3; TLI = 0,903 > 0,9; CFI = 0,913 > 0,9; RMSEA = 0,058 < 0,08 cho thấy mức độ phù hợp của mơ hình với dữ liệu thị trường.
Khơng có tương quan giữa các sai số đo lường nên các khái niệm đều đạt được tính đơn hướng.
Đồng thời, các trọng số hồi quy chuẩn hóa của các thang đo đều có giá trị biến thiên > 0,5 và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) nên các thang đo đều đạt giá trị
hội tụ (xem phụ lục 6).
Tiếp đó, kết quả phân tích trong bảng 4.2 cho thấy hệ số tương quan ước lượng kèm với sai số chuẩn (SE) của mối tương quan giữa các khái niệm có các giá trị p-value = 0,000 < 0,05 cho thấy các khái niệm (với độ tin cậy 0,95%) có sự khác nhau đáng kể. Vì vậy, các thang đo đạt yêu cầu về giá trị phân biệt.