Thang đo nháp cuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động đến nỗ lực sáng tạo của nhân viên dưới vai trò trung gian của sự đồng dạng với tổ chức, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại tp hồ chí minh (Trang 53 - 61)

STT Kí hiệu Phát biểu Thang điểm

OID Sự đồng dạng với tổ chức

1 OI1. Khi ai đó phê bình tổ chức, tơi cảm thấy như cá nhân mình cũng bị phê bình

1 2 3 4 5 2 OI2. Tơi rất quan tâm những gì người khác nghĩ về tổ

chức

1 2 3 4 5 3 OI3. Khi tơi nói về tổ chức, tơi thường nói “chúng tơi”

hơn là “bọn họ”

1 2 3 4 5 4 OI4. Thành công mà tổ chức đạt được cũng là thành

công của tôi

1 2 3 4 5 5 OI5. Khi ai đó khen ngợi tổ chức, tơi cảm thấy cá nhân

cũng được khen ngợi

1 2 3 4 5 6 OI6. Nếu có một câu chuyện truyền thơng chỉ trích tổ

chức, tơi sẽ cảm thấy xấu hổ

1 2 3 4 5

CEF Nỗ lực sáng tạo

7 CE1. Tôi thường nghĩ về việc trở nên sáng tạo hơn 1 2 3 4 5 8 CE2. Tôi đầu tư nhiều nỗ lực để tìm ra cách thực hiện

cơng việc tốt hơn

1 2 3 4 5 9 CE3. Tơi thường xun tìm kiếm thơng tin và những ý

tưởng mới

1 2 3 4 5 10 CE4. Tôi thử các phương pháp mới trong cơng việc của

mình ngay cả khi đó là những phương pháp mới hoặc chứa đựng rủi ro

1 2 3 4 5

LMX Sự trao đổi lãnh đạo – thành viên

11 LM1. Trong công việc, người lãnh đạo của tơi hài lịng với những gì tơi làm

1 2 3 4 5 12 LM2. Người lãnh đạo hiểu hết những khó khăn và nhu

cầu trong công việc của tôi

1 2 3 4 5 13 LM3. Người lãnh đạo nhận ra những tiềm năng của tôi 1 2 3 4 5 14 LM4. Người lãnh đạo, bất kể có bao nhiêu quyền lực, họ

sẵn sàng sử dụng quyền lực đó giúp tơi giải quyết các vấn đề trong công việc

sẵn sàng sử dụng quyền lực đó giúp tơi giải quyết các vấn đề trong công việc và họ chấp nhận các hậu quả

16 LM6. Tôi tin vào người lãnh đạo của tôi và sẽ bảo vệ, biện minh cho quyết định của họ nếu họ khơng có mặt để làm như vậy

1 2 3 4 5

17 LM7. Tơi và người lãnh đạo có mối quan hệ tốt trong công việc

1 2 3 4 5

CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

18 CS1. Tổ chức của tôi tham gia vào các hoạt động nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên.

1 2 3 4 5

19 CS2. Tổ chức của tôi đặt mục tiêu tăng trưởng bền vững và quan tâm đến các thế hệ tương lai

1 2 3 4 5 20 CS3. Tổ chức của tơi thực hiện linh hoạt các chính sách

để cung cấp một môi trường công việc tốt và cân bằng với cuộc sống cho nhân viên

1 2 3 4 5

21 CS4. Tổ chức của tơi có những chính sách khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng nghề nghiệp

1 2 3 4 5 22 CS5. Tổ chức của tôi tôn trọng quyền lợi khách hàng

vượt qua các yêu cầu pháp lý

1 2 3 4 5 23 CS6. Tổ chức của tôi cung cấp thông tin đầy đủ và

chính xác về sản phẩm của mình cho khách hàng.

1 2 3 4 5 24 CS7. Tổ chức của tơi hồn tồn tn thủ các quy định

pháp luật.

1 2 3 4 5

AGR Đặc điểm tính cách đồng thuận

25 AG1. Tôi là người thân thiện với mọi người 1 2 3 4 5 26 AG2. Tơi thích hợp tác với người khác 1 2 3 4 5 27 AG3. Tôi hay giúp đỡ mọi người xung quanh 1 2 3 4 5 28 AG4. Tơi thấy mình dễ thơng cảm với người khác 1 2 3 4 5 29 AG5. Tơi thấy mình dễ tin tưởng mọi người xung quanh 1 2 3 4 5

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả (2018).

3.3. Nghiên cứu chính thức Mục tiêu

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng nhằm mục tiêu đánh giá độ tin cậy, giá trị của thang đo và kiểm định sự phù hợp của mơ hình.

3.3.2. Quy trình thực hiện

3.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu và công cụ khảo sát

Đối tượng thu thập dữ liệu của nghiên cứu là nhân viên từ các công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kích thước mẫu phụ thuộc vào các kỹ thuật xử lý dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Đối với phân tích EFA, thơng thường, kích thước mẫu cần tối thiểu 200. Tiếp đó, các nghiên cứu sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM thường có kích thước mẫu là 250-300 mẫu. Số lượng các biến quan sát của nghiên cứu là 29 biến nên số lượng mẫu tối thiểu (theo tỷ lệ quan sát/ biến đo lường) là 29*10=290 mẫu (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Tổng hợp các yếu tố trên, nghiên cứu của tác giả cần tối thiểu 290 mẫu để tiến hành phân tích SEM nhằm kiểm định mơ hình và các giả thuyết.

Dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính, các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm, mức độ đồng ý tăng dần theo mức độ điểm từ 1 đến 5 (với 1 = Rất không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Trung lập, 4 = Đồng ý và 5 = Rất đồng ý). Đồng thời với công cụ Google Form, tác giả gửi trực tiếp bảng câu hỏi cho các học viên trong nhiều lớp học buổi tối tại các cơ sở: A, B, D, E thuộc trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Học viên theo học các lớp buổi tối đến từ nhiều công ty khác nhau, làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có tuổi đời và trình độ học vấn khác nhau. Các thơng tin cá nhân trên sẽ được tác giả thu thập thông qua thang đo định danh. Khảo sát viên sẽ được cung cấp bảng câu hỏi và họ tự điền ý kiến trả lời của mình. Các bản trả lời khơng hợp lệ như: bỏ trống các biến quan sát, trả lời nhiều đáp án cho cùng một phát biểu hoặc cực đoan chấm cùng một mức độ cho các biến quan sát được tác giả sàng lọc và loại bỏ.

Dữ liệu thu thập được kiểm tra lại, mã hóa và đặt tên biến, sau đó tác giả tiến hành nhập liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 lần lượt qua các bước:

Phân tích mơ tả mẫu: phân tích thống kê tần số để mơ tả các thuộc tính

của mẫu khảo sát gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, lĩnh vực nghề nghiệp...

Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Hệ số Cronbach’s alpha có

giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0,75-0,95]; và có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy nếu Cronbach’s alpha ≥ 0,6. Các biến đo lường dùng để đo lường một khái niệm nghiên cứu phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Để đạt được yêu cầu này, hệ số tương quan của biến đo lường với tổng các biến còn lại của thang đo (Corrected Item – Total Correlation) cũng phải ≥ 0,3 (Nunnally và Bernstein, 1994 trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Phân tích nhân tố khám phá EFA: Tiếp đó, tác giả tiến hành phân tích

nhân tố khám phá EFA để đánh giá tính đơn hướng, giá trị đơn hướng và giá trị hội tụ của thang đo chính thức. Phân tích EFA giúp chúng ta đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích Principal Axis Factoring (PAF) và phép xoay Promax bởi vì phương pháp này phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn các phương pháp khác và thường được sử dụng nếu mục tiêu là đánh giá thang đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong kết quả EFA, cần lưu ý các thuộc tính: (1) số lượng nhân tố trích được, (2) trọng số nhân tố và (3) tổng phương sai trích. Trong trường hợp kích thước mẫu từ 250 đến 350, trọng số nhân tố phải ≥ 0,4 để chấp nhận ý nghĩa và chênh lệch giữa trọng số nhân tố lớn nhất và nhân tố bất kỳ phải ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt. Phương sai trích (% Cumulative Variance) được sử dụng để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Để đạt được mức độ giải thích thì phương sai trích cần phải lớn hơn 50% và Eigenvalue phải có giá trị lớn hơn 1 (Gerbing và Anderson, 1988). Bên cạnh đó, KMO cũng là một chỉ số để xem xét sự thích hợp của EFA, với 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân

tố là thích hợp với dữ liệu thì trường (Hair và cộng sự, 2006). Tác giả cũng sử dụng kiểm định Bartlett để xem xét tính tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện. Kiểm định Bartlett được sử dụng để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo (nhân tố) hay khơng. Các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05 (Sig < 0,05) (Hair và cộng sự, 2006).

3.3.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Các biến quan sát đạt yêu cầu ở phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ tiếp tục được tác giả tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA. CFA được dùng để xem xét biến đo lường đại diện tốt như thế nào cho khái niệm đồng thời kiểm tra mức độ phù hợp của mơ hình lý thuyết với dữ liệu thị trường (Hair và cộng sự, 2010). Chỉ số đầu tiên cần lưu ý trong CFA là: Chi bình phương (chi-quare) và df (bậc tự do). Với mức ý nghĩa thống kê của chi - square là p < 0,05 chỉ ra hai ma trận hiệp phương sai khác nhau về mặt thống kê, mơ hình đề xuất được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường (Hair và cộng sự, 2006).

Tuy nhiên, nhược điểm của Chi-square là tăng khi kích thước mẫu tăng nên cần tiếp tục xem xét bổ sung các chỉ số Chi-square/df (Cmin/df), chỉ số so sánh sự phù hợp CFI, chỉ số Tucker và Lewis TLI và chỉ số RMSEA. Mơ hình được xem là phù hợp tốt với dữ liệu thị trường (tổng thể) hay tương thích với dữ liệu thị trường (tổng thể) khi CFI, TLI ≥ 0,9 (Bentler và Bonett, 1980), CMIN/df ≤ 2, một số trường hợp khác CMIN/df ≤ 3 (Carmines và Mclver, 1981) và RMSEA ≤ 0,08 (Steiger, 1990).

Trong phân tích nhân tố khẳng định CFA, các chỉ tiêu đánh giá thang đo cần lưu ý là: (1) độ tin cậy tổng hợp, (2) tổng phương sai trích, (3) tính đơn hướng, (4) giá trị hội tụ, (5) giá trị phân biệt.

Độ tin cậy tổng hợp Pc (Jorekog, 1971) và phương sai trích Pvc (Fornell và Larcker, 1981) được tính theo cơng thức sau:

Với: : là trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i;

: là phương sai của sai số đo lường biến quan sát thứ i;

p: là số biến quan sát của thang đo.

Hệ số độ tin cậy tổng hợp Pc của các thang đo cần phải lớn hơn 0,6; phương sai trích Pvc của các thang đo nghiên cứu cần phải lớn hơn 0,5 (Bagozzi và Yi, 1988).

Tiếp đó, khi khơng có tương quan giữa sai số của các biến quan sát, các biến quan sát đạt được tính đơn hướng (Steenkam và Vantrijp, 1991). Thang đo có giá trị hội tụ nếu các trọng số chuẩn hóa đều cao (> 0,5) và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05; Gerbing và Anderson, 1998). Cuối cùng hai khái niệm đạt được giá trị phân biệt khi hệ số tương quan giữa chúng nhỏ hơn 1 (Steenkam và Vantrijp, 1991).

3.3.2.4. Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM

Nghiên cứu sử dụng mơ hình cấu trúc trúc tuyến tính SEM trên phần mềm AMOS, SEM cho phép các nhà nghiên cứu khám phá những sai số đo lường và hợp nhất những khái niệm trừu tượng và khó phân biệt. Khơng chỉ liên kết lý thuyết với dữ liệu, SEM còn đối chiếu lý thuyết với dữ liệu, chứng minh các mối tương quan được giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu (Nguyen, 2002). Cuối cùng khi các hệ số ước lượng (chuẩn hoá) < 1 đồng thời ý nghĩa thống kê (p) < 0,05, có thể kết luận các thang đo của các khái niệm trong mơ hình đạt giá trị liên hệ với lý thuyết được sử dụng.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 của luận văn đã trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thiết kế thang đo cho các khái niệm cũng như cách thức chọn mẫu và thu thập số liệu. Cụ thể, chương này thiết kế nghiên cứu thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ (định tính) và nghiên cứu chính thức (định lượng). Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để điều chỉnh thang đo. Tiếp đó, nghiên cứu định lượng lần lượt sử dụng phương pháp phân tích và xử lý số liệu Cronbach’s alpha, EFA, CFA và SEM để kiểm định thang đo và sự phù hợp của mơ hình đề xuất.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương 4, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thông qua thống kê mô tả mẫu, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, dùng mơ hình SEM để kiểm định mơ hình lý thuyết.

4.1. Thống kê mô tả mẫu

Tác giả thu thập dữ liệu từ ngày 10/07 đến 03/08/2018 theo phương pháp đã trình bày ở chương 3. Tổng số bản khảo sát thu về là 331 bản. Sau khi kiểm tra, loại bỏ các bảng câu hỏi không đạt yêu cầu, cuối cùng còn lại 292 bản được sử dụng để phân tích số liệu (xem chi tiết tại phụ lục 3). Tỉ lệ phản hồi hợp lệ là 88,2%. Số lượng mẫu hợp lệ là đảm bảo điều kiện số lượng mẫu yêu cầu của nghiên cứu (tối thiểu 29*10 = 290 mẫu) vì vậy đảm bảo độ tin cậy, có thể đại diện cho tổng thể đám đơng.

Giới tính: Ti lệ nam chiếm 45,2% và nữ là 54,8%, tỉ lệ này được xem là

tương đối cân bằng.

Độ tuổi: Độ tuổi từ 20 – 25 chiếm 29,8%; từ 26 – 30 chiếm 44,2%; từ 31

– 35 chiếm 18,1% và 35 trở lên chiếm 7,9%. Nhóm có độ tuổi từ 26 – 30 chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các đối tượng được khảo sát.

Trình độ học vấn: 4,5% người trả lời có trình độ THPT; 27,7% có trình

độ Trung cấp/ Cao đẳng; 57,9% có trình độ đại học và 9,9% trình độ sau đại học.

Lĩnh vực công việc: Lĩnh vực công việc của các đối tượng được khảo

sát khá cân bằng giữa các nhóm. Tỉ lệ các nhóm lần lượt là: kinh doanh 28,1%; tài chính 21,6%; marketing 18,1%; dịch vụ khách hàng 20,2% và các ngành nghề khác 12%.

Thời gian làm việc tại tổ chức: 40,8% người trả lời có thời gian làm

việc tại tổ chức hiện tại là dưới 3 năm; từ 3 đến 5 năm chiếm 36,6%; từ 5 đến 10 năm chiếm 15,4% và trên 10 năm chiếm 7,2%.

4.2. Đánh giá thang đo

4.2.1. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Kết quả Cronbach’s Alpha được trình bày ở bảng 4.1 cho thấy cả 5 thang đo đều đạt yêu cầu với hệ số Cronbach’s Alpha biến thiên trong khoảng [0,75-0,95]. Một lưu ý tại kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo sự đồng dạng với tổ chức, biến OI1 có hệ số tương quan so với biến tổng < 0,3 nên bị loại (xem chi tiết tại phụ lục 4). Sau khi loại OI1, kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo OID với 5 biến quan sát còn lại là 0,82. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng sẽ được cải thiện từ 0,852 lên 0,855 nếu loại biến quan sát CS5. Tuy nhiên mức tăng này là không đáng kể và tương quan biến tổng của CS5 vẫn đạt yêu cầu nên việc loại bỏ là không cần thiết (phụ lục 4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động đến nỗ lực sáng tạo của nhân viên dưới vai trò trung gian của sự đồng dạng với tổ chức, nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại tp hồ chí minh (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)