Phương pháp xác định mức trợ cấp xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu luận văn

1.2 Chính sách trợ cấp xã hội

1.2.4.3 Phương pháp xác định mức trợ cấp xã hội

Để xác định mức trợ cấp có thể dựa vào các phương pháp tiêu biểu sau: Phương pháp so sánh tương quan: Đây là phương pháp xây dựng mức trợ cấp xã hội bằng cách so sánh các chế độ, chính sách hiện tại để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng; cũng cần so sánh cả với mức thu nhập, chi tiêu bình quân của cộng đồng và khả năng ngân sách của Nhà nước cho việc thực hiện chính sách. Đây là một trong những phương pháp đơn giản và phù

hợp trong các điều kiện các chế độ chính sách khác được xây dựng trên cơ sở của mức chi tiêu cần thiết.

Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra các các về nhu cầu chi tiêu của các đối tượng xã hội và của cộng đồng dân cư để xác định mức thu nhập cần thiết cho các nhu cầu cần thiết của đối tượng.

Phương pháp bán cấu trúc: Sử dụng các kết quả tính tốn của các điều tra liên quan để xác định mức chi tiêu tối thiểu cần thiết để xác định mức trợ cấp xã hội cộng đồng.

Phương pháp chuyên gia: Sử dụng các chuyên gia có kinh nghiệm đưa ra các mức sau đó tổng hợp lại lấy mức trung bình làm mức trợ cấp.

Phương pháp tổng hợp: Sử dụng tất cả các phương pháp trên để xác định mức trợ cấp, sử dụng các kết quả nghiên cứu, điều tra để xác định mức trợ cấp, sau đó so sánh các mức đó với các chế độ chính sách khác và so sánh khả năng ngân sách để lựa chọn mức phù hợp cho từng nhóm đối tượng, từng vùng và từng thời kỳ cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 26 - 27)