Sự tham gia đóng góp, hỗ trợ của Nhà nước, các cá nhân và tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 42 - 43)

7. Kết cấu luận văn

2.1 Thực trạng ở Việt Nam

2.1.4 Sự tham gia đóng góp, hỗ trợ của Nhà nước, các cá nhân và tổ

chức xã hội:

Sự tham gia đóng góp, hỗ trợ của Nhà nước, các cá nhân và tổ chức xã hội vào hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên cũng là một khía cạnh quan trọng được đề cập trong các nghị định. Tổng quan hai Nghị định số 07/2000/NĐ-CP và Nghị định số 67/2007/NĐ-CP cho thấy những quy định rất rõ về trách nhiệm của Nhà nước mà cụ thể là trách nhiệm của các bộ, ban, ngành từ trung ương đến chính quyền địa phương đối với hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên cho các nhóm đối tượng. Điều đáng quan tâm là những quy định này cũng được điều chỉnh đáng kể. Nếu trong Nghị định số 07/2000/NĐ-CP, các điều khoản quy định các bộ có liên quan đến lĩnh vực trợ giúp xã hội thường xun cịn khá chung chung thì Nghị định 67/2007/NĐ-CP, các điều khoản quy định trách nhiệm các bộ, ngành và các địa phương rõ ràng hơn. Một số điều khoản trong Nghị định số 07/2000/NĐ-CP chưa có thì đã được bổ sung trong Nghị định số 67/2007/NĐ-CP. Ví dụ, Điều 21 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP đã bổ sung thêm quy định: “Các cơ quan thơng tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình tích cực thơng tin, tun truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Đề nghị Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đồn viên qun góp giúp đỡ các đối tượng bảo trợ xã hội, nhất là nạn nhân do thiên tai gây ra...”

Sự tham gia của các bộ, ngành từ trung ương đến địa phương thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả trong công tác trợ giúp xã hội thường xuyên; huy động sự tham gia của toàn xã hội từ các cấp chính quyền đến các cá nhân, tổ chức trong và ngồi cộng động đóng góp tích cực cho hoạt động trợ giúp. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi chính quyền vẫn chưa thực hiện tốt trách nhiệm thực thi chính sách trợ giúp dẫn đến bỏ sót một số nhóm đối tượng trong diện được hưởng lợi. Mặt khác, điều dễ nhận thấy là hệ thống văn bản hơn 10 năm qua vẫn thiếu những điều khoản quy định cụ thể trách nhiệm của cá nhân và gia đình. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng một số cá nhân có khả năng vươn lên thốt khỏi hồn cảnh cần trợ cấp ln có tâm thế trơng chờ, ỷ lại vào trợ cấp, khơng nỗ lực vươn lên thốt khỏi khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 42 - 43)