Kinh nghiệm về xây dựng chính sách an sinh xã hội ở một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 30 - 34)

7. Kết cấu luận văn

1.3 Kinh nghiệm về xây dựng chính sách an sinh xã hội ở một số nước

nước:

Nhằm duy trì ổn định kinh tế - xã hội, nhiều nước trên thế giới đã ban hành hệ thống pháp luật về an sinh xã hội và không ngừng cải cách hệ thống pháp luật của mình. Ngày nay, xu hướng cải cách hệ thống an sinh xã hội ở các nước rất khác nhau. Đối với các nước phát triển, nguyên nhân cải cách là do tỷ lệ người già ngày càng tăng, kéo theo sự gia tăng thâm hụt quỹ lương hưu và quỹ bảo hiểm y tế...

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cải cách hệ thống an sinh xã hội đối với nhiều nước đang phát triển là nhằm cơ cấu lại hệ thống an sinh xã hội truyền thống yếu kém và mở rộng phạm vi. Trong khi đó, các nước chuyển đổi cải cách hệ thống an sinh xã hội bởi gánh nặng về tài chính đối với chính phủ quá lớn.

1.3.1 Hệ thống an sinh xã hội Đức

Được hình thành từ thế kỷ 19 với bốn loại bảo hiểm cơ bản là: Bao Bảo hiểm y tế (1883); Bảo hiểm tai nạn (1884); Bảo hiểm hưu trí (1889); Bảo hiểm thất nghiệp (1927). Từ năm 1994, nước Đức thực hiện đạo luật về bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ và loại bảo hiểm này trở thành một trong những bộ phận cơ bản của hệ thống Bảo hiểm xã hội Đức. Bên cạnh hệ thống bảo hiểm, các hình thức bảo trợ xã hội khác như: bảo trợ nuôi dưỡng trẻ em, bảo trợ giành cho người già… cũng được phát triển mạnh mẽ ở Đức.

Do những áp lực lớn về cơ cấu tuổi thọ dân số cũng như gánh nặng hưu trí vào năm 2001 chính phủ Đức đã ban hành đạo luật cải cách hưu trí mới với mục tiêu là ổn định các tỷ lệ đóng góp trong quỹ hưu trí. Vào năm 2004, cải cách hưu trí lại được tiến hành ở Đức với phương châm mang lại sự ổn định

về tài chính cho hệ thống Bảo hiểm xã hội với việc tăng độ tuổi nghỉ hưu chính thức từ 65 tuổi lên 67 tuổi vào năm 2035 và tiếp tục khẳng định tỷ lệ đóng góp vào hệ thống hưu trí cơng cộng ở mức 20% vào năm 2020 và 22% vào năm 2030.

1.3.2 Hệ thống an sinh xã hội Pháp

Được hình thành từ năm 1945 và cho đến tận cuối thập kỷ 70, mơ hình an sinh xã hội vẫn áp dụng chủ yếu theo mơ hình Bismarck, bởi lẽ trong giai đoạn này nước Pháp đã đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững, việc làm đầy đủ, mạng lưới an sinh xã hội mở rộng.

Vào cuối thập kỷ 1990 an sinh dành cho người về hưu mới bắt đầu được chú trọng nhiều, điều này thể hiện rất rõ trong luật quỹ an sinh xã hội Pháp (2002). Các chương trình an sinh xã hội Pháp hiện nay bao gồm: Bảo hiểm y tế; bảo hiểm hưu trí và trợ cấp tuổi già; bảo hiểm thương tật khi làm việc; bảo hiểm thất nghiệp; Trợ cấp gia đình và mỗi chương trình này đều có luật riêng điều chỉnh.

1.3.3 Hệ thống an sinh xã hội ở Thuỵ Điển

Mơ hình an sinh xã hội xuất hiện từ những năm 1930 theo mơ hình “xã hội dân chủ”. An sinh xã hội Thuỵ Điển chủ yếu dựa vào thuế và sự đóng góp, đây là mơ hình an sinh xã hội “thân thiện với việc làm”, có nghĩa là đảm bảo việc làm cho tất cả mọi người. Vào năm 1999, chính phủ Thụy Điển đã thực hiện các chiến lược hiện đại hoá an sinh xã hội với 4 mục tiêu cơ bản, trong đó có mục tiêu quan trọng là: “Tạo việc làm để nâng cao thu nhập, sau đó việc làm sẽ mang lại thu nhập an sinh”.

Có thể nói hệ thống an sinh xã hội của Thuỵ Điển từ thập kỷ 90 trở lại đây gần như đã đi theo hướng “xã hội dân chủ”. Nó chủ yếu được dựa trên nguyên tắc bồi thường sự mất mát thu nhập, đảm bảo thu nhập, nhằm khuyến khích năng suất lao động và việc làm tăng lên và thất nghiệp giảm xuống. Ngày nay, các hình thức an sinh xã hội mà Thuỵ Điển áp dụng chủ yếu là:

Bảo hiểm hưu trí cho người già; Trợ giúp xã hội; Bảo hiểm thất nghiệp; Chính sách chăm sóc người mẹ cơ đơn; Chế độ nghỉ phép và chăm sóc trẻ.

1.3.4 Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản

Hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản ra đời từ những năm 1950 và liên tục được hồn thiện. Nó đang đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế Nhật Bản. Những thành tố cơ bản của hệ thống này là dùng quỹ xã hội để đảm bảo thu nhập cho những người lâm vào tình cảnh đặc biệt; Bảo hiểm y tế; bảo đảm phúc lợi cho những người cao tuổi, người tàn tật và trẻ em nhỏ tuổi cần sự chăm sóc thường xuyên; trợ cấp xã hội đối với những người có mức sống thấp hơn mức qui định. Như vậy, có thể thấy an sinh xã hội Nhật Bản bao gồm 3 bộ phận chính: chăm sóc y tế, hưu trí và phúc lợi xã hội khác. Trong đó, hưu trí là bộ phận chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi tiêu của hệ thống.

1.3.5 Hệ thống an sinh xã hội Anh

Vào năm 1601, đạo luật cứu tế người nghèo ra đời có nhiệm vụ cung cấp từ thuế địa phương cho các dịch vụ chăm sóc ốm đau, những người nghèo khổ bần cùng, những người không nhà cửa. Trong thập kỷ 20, đạo luật bảo hiểm sức khỏe quốc gia ra đời (1911) và tiếp đến là đạo luật Bảo hiểm xã hội quốc gia nhằm tái thiết lại hệ thống dịch vụ xã hội sau chiến tranh thế giới thứ II.

Ở Anh, cơ cấu đóng góp vào quỹ an sinh xã hội được chia làm 5 nhóm, cụ thể là: Nhóm 1: giới chủ doanh nghiệp và người lao động; Nhóm 2: đóng góp của người tự làm chủ; Nhóm 3: đóng góp của những người tình nguyện bảo vệ quyền lợi cho một số lợi ích; Nhóm 4: đóng góp của những người tự làm chủ trên lợi nhuận thuế của họ; Nhóm 5: đóng góp của người chủ cung cấp cho người lao động nhiên liệu xe hơi hoặc xe hơi xử dụng riêng. Hệ thống an sinh xã hội ở Anh bao gồm: bảo hiểm hưu trí; trợ cấp cho cha mẹ và trẻ

em; trợ cấp ốm đau và mất sức lao động; bảo hiểm thất nghiệp; trợ cấp cho những người đang tìm kiếm việc làm.

1.3.6 Hệ thống an sinh xã hội Trung Quốc

Luật Lao động Cộng hồ nhân dân Trung Hoa có 13 chương, 107 điều. Chương IX nói về bảo hiểm và phúc lợi xã hội có 7 điều, trong đó có Điều 73 quy định 5 chế độ bảo hiểm xã hội là: Nghỉ hưu, bệnh tật, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp và sinh đẻ. Luật chỉ quy định những ngun tắc chung nhất, cịn cụ thể thì giao cho chính quyền nhân dân các tỉnh, các khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương quy định những biện pháp phù hợp với điều kiện của từng địa phương và báo cáo lên để Hội đồng nhà nước biết. Đến năm 1999, trong cả nước và ở các địa phương đã cụ thể hoá tất cả các chế độ trong những điều kiện kinh tế - xã hội trên mỗi địa bàn, trong đó có hai chế độ là nghỉ hưu (nay là dưỡng lão) và bảo hiểm thất nghiệp dã được xây dựng thành điều lệ. Các chế độ khác về cơ bản còn là những quy định tạm thời (tuy nhiên hiệu lực thi hành cũng khá cao). Về nguyên tắc, mỗi chế độ có một quỹ riêng. Nguồn quỹ gồm hai khoản (một khoản do người sử dụng lao động - chủ doanh nghiệp nộp, một khoản do người lao động đóng). Riêng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và quỹ bảo hiểm sinh đẻ thì chủ doanh nghiệp phải đóng (người lao động khơng phải nộp). Chỉ khi nào mất cân đối thu chi do các nguyên nhân bất khả kháng thì nhà nước mới hỗ trợ từ ngân sách cho các quỹ.

Tìm hiểu pháp luật an sinh một số nước trên thế giới cho thấy, dù khác nhau về yếu tố địa lý, kinh tế, xã hội, sắc tộc… nhưng pháp luật Bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội vẫn là thành tố quan trọng nhất của hệ thống. Bảo hiểm xã hội được thực hiện thơng qua sự đóng góp của các cá nhân và hỗ trợ của Chính phủ và cứu trợ xã hội là việc làm tái phân phối của quốc gia, là chế độ bảo hộ đối với cơng dân.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI, NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ BẤT CẬP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 30 - 34)