Cơ sở hạ tầng và điều kiện chăm sóc, quản lý:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu luận văn

2.1 Thực trạng ở Việt Nam

2.1.3 Cơ sở hạ tầng và điều kiện chăm sóc, quản lý:

Trải qua một thời gian dài chiến tranh, cơ sở hạ tầng và điều kiện chăm sóc tốt dành cho các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội ở Việt Nam khơng được phát triển mà hơn thế cịn bị tàn phá nặng nề. Sau chiến tranh, Đảng và Nhà nước nhận thức tầm quan trọng của cơng tác chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội nên đã quan tâm đến hệ thống cơ sở hạ tầng và điều kiện chăm sóc từ Trung ương đến các địa phương. Tuy nhiên, do kinh tế thời bao cấp khó khăn nên sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cùng điều kiện chăm sóc cho các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội là rất hạn chế. Thay đổi kinh tế từ đổi mới đến nay đã tạo điểu kiện thuận lợi cho Nhà nước và các tổ chức xã hội ở nước ta quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng, điều kiện chăm sóc, quản lý.

Bằng chứng rõ nhất là các quy định tại Nghị định số 07/2000/NĐ-CP và Nghị định số 67/2007/NĐ-CP đều rất quan tâm đến vấn đề điều kiện chăm sóc cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Nhà nước tăng kinh phí đầu tư cho việc xây dựng và nâng cấp cơ sở chăm sóc và điều trị cho các đối tượng bảo trợ xã hội; ban hành nhiều văn bản nhằm khuyến khích các tổ chức xã hội đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và điều kiện chăm sóc. Điều này thúc đẩy nhiều mơ hình trợ giúp xã hội được xây dựng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng. Phong trào xã hội hóa chăm sóc đối tượng được mở rộng đã bổ sung đáng kể cho nguồn lực còn hạn chế từ ngân sách. Số cơ sở bảo trợ xã hội và đội ngũ cán bộ hoạt động tại các cơ sở bảo trợ tăng nhanh qua từng năm.

Cơng tác chăm sóc, ni dưỡng và cung cấp các dịch vụ cơng tác xã hội cho đối tượng đã bước đầu đạt được một số thành tựu nhất định. Hiện có khoảng 42.000 đối tượng bảo trợ xã hội đang được chăm sóc và ni dưỡng tại 432 cơ sở trợ giúp xã hội; có 30 tỉnh, thành phố đã phê duyệt và triển khai Đề án thành lập trung tâm công tác xã hội nhằm cung cấp các dịch vụ thu

nhận thông tin, đánh giá nhu cầu, phân loại và chuyển tuyến dịch vụ, cung cấp các dịch vụ tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý, hỗ trợ thụ hưởng các chính sách trợ giúp, phát triển cộng đồng, hỗ trợ hịa nhập cộng đồng, chăm sóc khẩn cấp cho hàng ngàn đối tượng. Điều này không chỉ tạo được sự đồng thuận của tồn xã hội, mà cịn nhận được sự đồng thuận, trợ giúp từ các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Bên cạnh sự phát triển cơ sở bảo trợ xã hội thì cơng tác quản lý các hoạt động liên quan đến trợ giúp xã hội thường xuyên đang từng bước củng cố như: công tác thống kê phân loại đúng đối tượng, quản lý và theo dõi hồ sơ được thực hiện theo quy trình thống nhất.

Với số lượng người cần trợ giúp xã hội khá lớn, việc quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội là rất cần thiết. Song thực tế cho thấy, vấn đề này còn nhiều bất cập như: mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội hiện đang rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, trợ giúp cho đối tượng; cơ sở vật chất của nhiều cơ sở bảo trợ xã hội được xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp; dụng cụ y tế, trang thiết bị cần thiết để phục hồi chức năng còn rất thiếu. Hầu hết các cơ sở bảo trợ xã hội có chức năng chủ yếu là ni dưỡng tập trung các đối tượng có hồn cảnh đặc biệt, thiếu các dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm, trị liệu, chăm sóc, trợ giúp và hỗ trợ tái hồ nhập cộng đồng.

Các cơ sở chăm sóc chuyên biệt người cao tuổi, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật còn thiếu ở các địa phương; các cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động thiếu sự liên kết, kết nối đa ngành. Mặt khác, số người tâm thần trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng do áp lực của cuộc sống, kinh tế, tác động của khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế và nhiều nguyên nhân khác. Trong khi đó, nước ta vẫn chưa kiện tồn được mạng lưới các cơ sở phịng và trị liệu rối nhiễu tâm trí. Các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần đang rất thiếu về số lượng và yếu về chất

lượng, mới đáp ứng được 5% nhu cầu đối tượng; quy trình chăm sóc và phục hồi chức năng chưa khoa học; chưa có các dịch vụ trị liệu tâm lý, dịch vụ cơng tác xã hội trong chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần.

Đội ngũ nhân viên phục vụ còn thiếu về số lượng và còn thiếu nhiều kiến thức chuyên mơn trong chăm sóc và phục hồi chức năng cho các đối tượng. Vì vậy, năng lực chăm sóc, trợ giúp các đối tượng của các cơ sở khơng cao, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay và hội nhập quốc tế. Công tác đánh giá phân loại các đối tượng cịn chưa chính xác, khách quan. Việc quản lý theo dõi hồ sơ chưa thống nhất và chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 40 - 42)