Chủ trương của Đảng về chính sách trợ cấp xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 27 - 30)

7. Kết cấu luận văn

1.2 Chính sách trợ cấp xã hội

1.2.5. Chủ trương của Đảng về chính sách trợ cấp xã hội

Thứ nhất, gắn liền chính sách trợ cấp xã hội với chính sách đổi mới

kinh tế, đảm bảo phân phối cơng bằng trong tồn bộ nền kinh tế.

Chủ trương này được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII và IX. Cụ thể Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI đã nêu: "Từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội chủ nghĩa đối với toàn dân, theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, mở rộng và phát triển các cơng trình sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho những người có cơng với cách mạng và những người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội".

Tiếp đó Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 nhấn mạnh quan điểm mục tiêu của tăng trưởng phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ

và công bằng xã hội, vấn đề phân phối. Cụ thể: "Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Cơng bằng xã hội phải thể hiện ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình”.

Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội và trợ cấp xã hội cộng đồng được xây dựng trên cơ sở quan điểm phù hợp với điều kiện và quá trình phát triển kinh tế, với mục tiêu giải quyết vấn đề bình đẳng trong phân phối sản phẩm quốc dân, theo định hướng mọi đối tượng xã hội đều được hưởng lợi từ thành quả của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính vì những mục tiêu đó mà các chế độ trợ cấp xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta điều chỉnh và thay đổi phù hợp với quá trình phát triển kinh tế và mức sống chung của cộng đồng dân cư, khơng để tình trạng q chênh lệch diễn ra trong xã hội.

Thứ hai, từng bước xây dựng và hình thành hệ thống luật pháp đồng bộ.

Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, đòi hỏi các lĩnh vực xã hội phải từng bước hình thành luật pháp quy định cụ thể về các nội dung chính sách. Trong bối cảnh hệ thống chính sách cịn thiếu, chưa đồng bộ cần có lộ trình, bước đi phù hợp.

Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu định hướng: "Đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo từ thiện; thực hiện các chính sách bảo trợ trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật; xây dựng quỹ tình thương trích từ ngân sách một phần và động viên tồn xã hội tham gia đóng góp; tiến tới xây dựng luật về bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi".

Chủ trương này cũng được quán triệt sâu sắc và từng bước đã hình thành hệ thống luật pháp đối với người tàn tật, trẻ em đặc biệt khó khăn, người cao tuổi, đặc biệt là các quy định về các chế độ chính sách trợ cấp và trợ giúp các nhóm đối tượng xã hội yếu thế.

Thứ ba, phân cấp và xã hội hóa cơng tác xã hội và trợ giúp đối tượng xã

hội khó khăn.

Trong bối cảnh cịn nhiều khó khăn về kinh tế, cần ưu tiên ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển, chủ trương xã hội hóa cơng tác xã hội được Đảng và nhà nước lựa chọn là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc.

Chủ trương này được thể hiện rõ trong Nghị quyết đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX: "Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội". Xã hội hóa cơng tác chăm sóc đối tượng xã hội nói chung và trợ cấp xã hội đối với đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn được thể hiện ngay từ khâu xây dựng chính sách, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát đánh giá; chỉ thực hiện trợ cấp xã hội đối với những người khơng có người thân giúp đỡ. Xã hội hóa cũng được thể hiện ngay trong việc xác định mức trợ cấp. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, phần thiếu vận động xã hội giúp đỡ. Tinh thần xã hội hóa được thể hiện trong chỉ đạo thực hiện:

“Hình thành các tổ chức của người tàn tật và vì người tàn tật, các hội từ thiện, tổ chức việc giúp đỡ người già cô đơn và trẻ em mồ côi, những người cơ nhỡ, bất hạnh trong cuộc sống”.

Thứ tư, các văn bản luật về trợ cấp xã hội của nước ta hiện nay.

Việc thể chế hóa chính sách xã hội mang đậm tính nhân đạo này tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau của điều kiện kinh tế - xã hội, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể chế độ trợ cấp xã hội với phạm vị đối tượng, điều kiện hưởng, mức hưởng, … và tổ chức thực hiện. Do vậy, có thể hiểu, dưới góc độ pháp luật, chế độ trợ cấp xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau, xác định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho

các thành viên trong xã hội khi bị lâm vào hồn cảnh bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, … khơng đủ khả năng đảm bảo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 27 - 30)