Đối tượng trợ cấp xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 43 - 52)

7. Kết cấu luận văn

2.2 Thực trạng chính sách trợ cấp xã hội ở tỉnh Bến Tre từ năm 2007 đến

2.2.1 Đối tượng trợ cấp xã hội

Bến Tre hiện nay có số đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên là 47.173 đối tượng, tăng gần 10 lần so với số đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên năm 2007. Chưa kể đến số đối tượng trợ cấp xã hội được nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh, từ năm 2007 đến năm 2013, số đối tượng dao động không nhiều từ 221 đối tượng đến 310 đối tượng nhưng từ năm 2014 thì số đối tượng lên đến hơn 800.

Sự biến động số lượng trợ cấp xã hội thường xuyên có thể chia làm 02 giai đoạn. Giai đoạn 2007 – 2010, sự biến động không lớn là do việc thực hiện Nghị định số 07/2000/NĐ-CP và Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ khơng thay đổi nhiều về đối tượng hưởng trợ cấp xã hội. Nhưng qua giai đoạn 2011 – 2014 thì số lượng đối tượng trợ cấp xã hội có sự biến động lớn

do thực hiện Nghị định số 13/2010/NĐ-CP và Nghị định số 136/2013/NĐ-CP đã mở rộng thêm đối tượng trợ cấp xã hội và thay đổi mức trợ cấp.

Bảng 1. Bảng số liệu đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên theo từng huyện của tỉnh Bến Tre từ năm 2007 đến năm 2014 (đơn vị: đối tượng)

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TP Bến Tre 382 957 946 1.182 2.963 3.286 3.335 3.617 Châu Thành 567 1.079 2.150 2.353 5.458 6.259 6.886 4.835 Bình Đại 603 1.581 1.753 1.937 4.270 4.678 4.701 4.441 Ba Tri 1.055 1.961 2.191 2.561 6.091 6.538 6.416 7.031 Giồng Trôm 431 1.880 2.181 2.223 5.786 6.388 6.869 5.643 Mỏ Cày Bắc 583 3.112 1.468 1.690 4.016 4.678 5.077 4.971 Mỏ Cày Nam 583 3.112 2.157 2.591 6.105 6.582 6.741 7.587 Thạnh Phú 633 1.600 1.829 2.021 4.109 4.559 4.917 4.881 Chợ Lách 480 1.533 1.639 1.689 3.699 3.934 3.295 4.181 Tổng 4.734 13.703 16.314 18.247 42.497 46.902 48.237 47.173

(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre)

Nếu xét theo từng huyện thì đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên giữa các huyện có sự chênh lệch nhau khá lớn và sự gia tăng đối tượng trợ cấp xã hội của các huyện qua từng năm cũng khá cao. Huyện có mức độ tăng đối tượng nhiều là huyện Châu Thành, huyện Ba Tri, huyện Giồng Trôm và huyện Mỏ Cày Nam. Đây là những vùng chịu ảnh hưởng nhiều từ chiến tranh và mặt trái của nền kinh tế thị trường như thất nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo, … đang là những nguyên nhân làm tăng đối tượng xã hội như: người già cô đơn, người lang thang, người khuyết tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, …

Biểu đồ 1. Biểu đồ biến động đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên của tỉnh Bến Tre từ năm 2007 đến năm 2014 (đơn vị: đối tượng)

Bảng 2. Bảng số lượng đối tượng trợ cấp xã hội tỉnh Bến Tre năm 2014 (đơn vị: đối tượng)

Số lượng đối tượng trợ cấp xã hội tỉnh Bến Tre năm 2014

Trẻ em mồ côi 412

Người cao tuổi 31.944

Người cao tuổi cô đơn 1.043

Người nhiễm HIV/AIDS 31

Gia đình, cá nhân nhận ni trẻ

em mồ cơi 44

Người đơn thân nuôi con nhỏ 458

Người khuyết tật 13.241

Tổng 47.173

Biểu đồ 2. Biểu đồ số lượng đối tượng trợ cấp xã hội tỉnh Bến Tre năm 2014 (đơn vị: đối tượng)

Số lượng đối tượng trợ cấp xã hội tỉnh Bến Tre năm 2014

Trẻem mồcôi

Người cao tuổi

Người cao tuổi cô đơn

Người nhiểm HIV/AIDS

Gia đình, cá nhân nhận ni trẻ em mồcơi

Người đơn thân nuôi con nhỏ

Người khuyết tật

Nếu xét về từng đối tượng trợ cấp xã hội thì đối tượng người cao tuổi khơng có lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội là nhóm tăng nhiều nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất do giảm độ tuổi thụ hưởng từ 90 tuổi xuống 85 tuổi, 80 tuổi và hiện nay là 60 tuổi trở lên.

Ta thấy có sự thay đổi rõ rệt từ độ tuổi cho đến số lượng người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội. Năm 2007, số lượng người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội giữa các huyện tương đối đồng đều nhau do độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội là 90 tuổi. Đến năm 2008 áp dụng Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội được tính từ 85 tuổi. Số lượng người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội có sự chênh lệch giữa các huyện. Sự chênh lệch này càng rõ ràng hơn kể từ năm 2011, khi người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP. Chỉ trong 8 năm mà số lượng người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội tăng 19,5 lần từ 1.631 đối tượng lên đến 31.944 đối tượng.

Bảng 3. Bảng số liệu đối tượng trợ cấp xã hội là người cao tuổi của tỉnh Bến Tre từ năm 2007 đến năm 2014 (đơn vị: đối tượng)

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TP Bến Tre 176 706 741 814 1.902 2.048 2.019 2.210 Châu Thành 238 802 1.598 1.738 3.678 3.977 4.268 3.928 Bình Đại 243 1.091 1.121 1.175 2.422 2.580 2.587 2.649 Ba Tri 232 1.299 1.496 1.778 4.026 4.192 4.399 4.492 Giồng Trôm 141 1.353 1.540 1.600 3.866 4.283 4.461 4.404 Mỏ Cày Bắc 215 2.228 978 1.125 2.678 2.982 3.298 3.394 Mỏ Cày Nam 215 2.228 1.633 1.999 4.426 4.650 4.764 5.083 Thạnh Phú 190 903 1.130 1.322 2.848 3.052 3.246 3.039 Chợ Lách 196 1.081 1.172 1.196 2.662 2.903 2.960 2.745 Tổng 1.631 9.463 11.409 12.747 28.508 30.667 32.002 31.944

(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre)

Cũng giống đối tượng người cao tuổi, đối tượng người khuyết tật cũng có sự biến động lớn từ năm 2011 về số lượng do mở rộng đối tượng khơng chỉ có ở hộ nghèo theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, trong khi Nghị định số 67/2007/NĐ-CP trước đó chỉ dành cho các đối tượng khuyết tật là hộ nghèo.

Biểu đồ 3. Biểu đồ số liệu đối tượng trợ cấp xã hội là người cao tuổi của tỉnh Bến Tre từ năm 2007 đến năm 2014 (đơn vị: đối tượng)

Bảng 4. Bảng số liệu đối tượng trợ cấp xã hội là người khuyết tật của tỉnh Bến Tre từ năm 2007 đến năm 2014 (đơn vị: đối tượng)

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TP Bến Tre 143 121 110 266 950 1.126 1.205 1.311 Châu Thành 244 198 375 423 1.531 2.012 2.324 667 Bình Đại 300 296 395 517 1.540 1.795 1.762 1.502 Ba Tri 663 491 520 590 1.833 2.114 1.778 2.385 Giồng Trôm 231 332 399 384 1.606 1.778 2.088 1.044 Mỏ Cày Bắc 262 579 307 359 1.091 1.438 1.502 1.358 Mỏ Cày Nam 262 579 361 414 1.438 1.671 1.717 2.246 Thạnh Phú 301 400 400 400 909 1.159 1.327 1.513 Chợ Lách 187 250 268 290 820 815 103 1.215 Tổng 2.331 2.667 3.135 3.643 11.718 13.908 13.806 13.241

Giai đoạn 2007 – 2010, số lượng người khuyết tật không nhiều và sự chênh lệch giữa các huyện không cao do chỉ xét trợ cấp cho các đối tượng khuyết tật ở hộ nghèo. Từ khi thực hiện theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì các đối tượng người khuyết tật đều được xét trợ cấp xã hội, không phân biệt hộ nghèo hay không phải hộ nghèo. Bên cạnh đó, người bị tâm thần cũng là một đối tượng người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội. Những năm gần đây, do áp lực của cuộc sống, kinh tế, tác động của khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế và nhiều ngun nhân khác đã khiến cho số người tâm thần có xu hướng gia tăng.

Biểu đồ 4. Biểu đồ số liệu đối tượng trợ cấp xã hội là người khuyết tật của tỉnh Bến Tre từ năm 2007 đến năm 2014 (đơn vị: đối tượng)

Số người khuyết tật giữa các huyện chênh lệch khá cao. Riêng năm 2014, số người khuyết tật có giảm do việc xác định mức độ khuyết tật theo Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện và Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH- BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng

12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Việc xác định mức độ khuyết tật trước kia chỉ cần xác nhận của cơ sở y tế nhưng không ghi cụ thể và mức độ khuyết tật. Sau khi thực hiện theo hướng dẫn của Thơng tư quy định thì việc xác định mức độ khuyết tật phải do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật của cấp xã quyết định và có giấy xác nhận mức độ khuyết tật của cơ sở y tế theo đúng quy trình và quy định. Do đó, việc xác định mức độ khuyết tật được thực hiện chặt chẽ, chính xác và cụ thể hơn: mức độ khuyết tật vận động, mức độ khuyết tật về nghe, nói, nhìn, mức độ khuyết tật về thần kinh, …

Chính vì số người cao tuổi và người khuyết tật chiếm tỷ lệ cao nên việc quan tâm chăm sóc đối với hai đối tượng này rất được Nhà nước và xã hội quan tâm. Luật người cao tuổi và Luật Người khuyết tật được ban hành, cùng với các văn bản hướng dẫn, các chế độ, chính sách cho người cao tuổi và người khuyết tật được thực hiện ngày càng ưu đãi và tốt hơn như chế độ chăm sóc về y tế, chế độ miễn giảm, ưu tiên khi tham gia giao thông, tham quan thắng cảnh, chế độ chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi, … Ngồi ra, tỉnh Bến Tre cịn tổ chức các lớp dạy nghề cho người khuyết tật để tạo điều kiện cho các đối tượng khuyết tật hòa nhập với cộng đồng, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập.

Tuy nhiên, việc thực hiện các chế độ, chính sách cho người cao tuổi theo các Thông tư như Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18/02/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú, chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi, Thông tư số 71/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011 của Bộ Giao thơng vận tải về thực hiện chính sách hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng, và việc xác

định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật ở tỉnh Bến Tre còn gặp nhiều khó khăn. Các bệnh viện đa khoa, bệnh viện y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bến Tre chưa bố trí được giường bệnh điều trị nội trú và buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi. Công tác khám, chữa bệnh cho người cao tuổi ở trạm ý tế cấp xã còn thiếu nhân lực và cơ sở vật chất còn hạn chế; ngân sách cấp xã còn hạn hẹp nên cơng tác chăm sóc súc khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú, việc tổ chức chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi chưa thực hiện đồng bộ. Tỉnh Bến Tre chưa thực hiện được chính sách hỗ trợ cho người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng như miễn, giảm giá vé đi xe buýt, ưu tiên chỗ ngồi cho người cao tuổi,… do nhận thức của người dân còn hạn chế, các cơ quan truyền thông chưa tuyên truyền sâu rộng đến các phương tiện giao thơng cơng cộng, chưa có chính sách trợ giá phù hợp cho các phương tiện giao thông công cộng, …

Việc xác định mức độ khuyết tật cho đối tượng xã hội từ cuối năm 2013 đến nay chưa triển khai thực hiện được do Hội đồng giám định y khoa tỉnh phải chờ hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, số người tâm thần, rối nhiễu tâm trí có xu hướng gia tăng do áp lực cuộc sống, Đề án 1215 trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí là đề án mới nên cơng tác tổ chức triển khai thực hiện còn lúng túng, chưa có nhiều hoạt động cụ thể, tỉnh chỉ mới triển khai bước đầu về tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ và gia đình người bệnh tâm thần. Kinh phí trợ giúp người khuyết tật chủ yếu từ nguồn vận động hỗ trợ của các tổ chức trong và ngồi tỉnh. Việc chỉnh hình và phục hồi chức năng cho người khuyết tật cịn gặp khó khăn do tâm lý e ngại của người khuyết tật, hồn cảnh gia đình khó khăn nên người khuyết tật không tham gia.

Các đối tượng trợ cấp xã hội khác như trẻ em mồ côi, người đơn thân nuôi con nhỏ, người già cô đơn, người nhiễm HIV/AIDS, … có số lượng khơng nhiều, chiếm tỷ lệ rất ít nhưng cũng được quan tâm, chăm sóc. Ngồi ra cịn có nhiều đề án, chương trình khác như Đề án phát triển triển nghề công tác xã hội,

Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em, Chương trình hành động phịng, chống mại dâm, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới, … được thực hiện nhằm bảo vệ, tuyên truyền mọi người quan tâm, chăm sóc đến những đối tượng xã hội như trẻ em, phụ nữ, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 43 - 52)