Đánh giá chính sách trợ cấp xã hội trong những năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 59 - 61)

7. Kết cấu luận văn

3.1 Đánh giá chính sách trợ cấp xã hội trong những năm qua

Trong hơn 10 năm qua, các quy định liên quan đến trợ cấp xã hội thường xuyên liên tục được bổ sung, hoàn thiện nhằm tiếp cận đến các nhóm xã hội yếu thế cần được trợ giúp (đối tượng trợ cấp xã hội). Mức trợ cấp cho hoạt động trợ cấp xã hội được thay đổi nhằm đáp ứng cuộc sống của các nhóm thụ hưởng. Nguồn kinh phí trợ cấp cũng khơng ngừng được điều chỉnh thêm nhằm huy động tối đa nguồn lực của Nhà nước, địa phương, các tổ chức xã hội trong ngoài cộng đồng và cá nhân tham gia ủng hộ đóng góp vào quỹ bảo trợ xã hội. Các văn bản, chính sách liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, điều kiện chăm sóc và quản lý hoạt động trợ giúp cũng được ra đời nhằm khuyến khích phong trào phát triển cơ sở bảo trợ chăm sóc các nhóm đối tượng yếu thế và đào tạo nhân viên ngành công tác xã hội... Công tác quản lý hoạt động trợ cấp cũng ngày càng được nâng cao theo hướng chuyên nghiệp hóa. Huy động tối đa sự tham gia của các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương vào hoạt động trợ cấp với trách nhiệm cao, các cá nhân và tổ chức xã hội ở cộng đồng cũng ngày càng tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt động trợ cấp.

Tuy nhiên, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta hơn 10 năm qua vẫn còn tồn tại những bất cập:

Thứ nhất,về đối tượng thụ hưởng

Độ bao phủ của chính sách trợ cấp xã hội chưa thực sự rộng khắp, chưa tạo điều kiện thật thuận lợi cho các đối tượng có nhu cầu tiếp cận được với sự bảo vệ của chính sách này, nhất là ở những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn. Các điều khoản trợ cấp xã hội thường xuyên nêu trong các nghị

định mới quan tâm đến nhóm đối tượng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn về sức khỏe, bệnh tật, trẻ mồ côi, người già khơng nơi nương tựa. Một số nhóm đối tượng yếu thế vẫn đang tiếp tục bị bỏ quên, trong khi các nhóm đối tượng khác mới nảy sinh do những biến cố kinh tế - xã hội cũng đang cần xem xét để đưa vào danh sách thụ hưởng.

Chưa có sự thống nhất giữa việc xác định đối tượng trẻ em (người dưới 16 tuổi) được hưởng trợ cấp xã hội với việc xác định độ tuổi của người lao động (người đủ 15 tuổi). Những người đã đủ 15 tuổi cần đi làm để tự nuôi sống bản thân, không nên đưa vào đối tượng hưởng trợ cấp xã hội, trừ trường hợp đặc biệt không thể đi làm kiếm sống.

Thứ hai,về mức trợ cấp và nguồn kinh phí

Mặc dù các quy định về mức trợ cấp liên tục thay đổi nhưng mức trợ cấp vẫn còn rất thấp, mang tính cào bằng và sự thay đổi chậm hơn so với biến động giá cả thị trường. Quy định về nguồn kinh phí dành cho trợ cấp khơng ngừng được bổ sung mở rộng, huy động tối đa khả năng tài chính của Nhà nước, địa phương; tuy nhiên cơ chế tự cân đối ngân sách cũng đang tạo lên sự chênh lệch và khác biệt giữa các địa phương về phân bổ ngân sách cho hoạt động trợ cấp. Sự tham gia ủng hộ đóng góp của cá nhân, cộng đồng và các tổ chức xã hội vào ngân sách ngày càng mở rộng song tính tự nguyện tham gia đóng góp ủng hộ chưa cao.

Thứ ba,cơ sở hạ tầng, điều kiện chăm sóc và quản lý

Trong 10 năm qua, nhiều văn bản liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, điều kiện chăm sóc cho nhóm yếu thế trong xã hội đã được ban hành nhưng do hạn chế điều kiện kinh tế của trung ương và địa phương, hơn nữa, nhóm đối tượng cần chăm sóc q đơng do yếu tố chiến tranh để lại nên sự phát triển cơ sở hạ tầng và các điều kiện chăm sóc gần như chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, thiếu thốn nhà cửa, phương tiện và trang thiết bị phục vụ. Công tác quản lý cũng đang gặp nhiều bất cập do cơ chế quản lý kiểu cũ vẫn còn

ảnh hưởng, điều này tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động trợ cấp xã hội thường xuyên. Những vấn đề này đang đặt ra nhiều thách thức lớn đối với công tác trợ giúp xã hội thường xuyên ở nước ta hiện nay.

Thứ tư, sự tham gia đóng góp, hỗ trợ của Nhà nước, các cá nhân và tổ

chức xã hội

Các quy định của pháp luật về trợ cấp xã hội thường xuyên luôn quan tâm đến sự tham gia của các chủ thể như: Nhà nước, địa phương, cộng đồng, gia đình, cá nhân đối với hoạt động trợ cấp xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự tham gia chồng chéo của các bộ, ngành nên hiệu quả không cao; một số địa phương chưa chủ động, tích cực tham gia hoạt động trợ cấp; một bộ phận nhỏ gia đình và cá nhân thụ hưởng chính sách cịn tồn tại tâm thế ỷ lại trơng chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức xã hội mà không chịu vươn lên trong cuộc sống; chưa có sự giải thích cơng bằng về điều kiện hưởng trợ cấp xã hội. Nhìn chung các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên điều kiện khá khắt khe, chưa kể việc có những đối tượng thực tế đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội thường xun nhưng vì sự thiếu thiện chí hoặc vơ trách nhiệm của những người làm công tác xét duyệt hồ sơ mà vơ tình hay hữu ý đã gạt bỏ một lượng không nhỏ các đối tượng đủ điều kiện ra ngoài danh sách được hưởng trợ cấp xã hội thường xun của địa phương mình. Trong khi đó, điều kiện và thực tế thực hiện trợ cấp xã hội đột xuất lại khá dễ dàng, đại khái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 59 - 61)