Mức trợ cấp và nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp cho các đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu luận văn

2.1 Thực trạng ở Việt Nam

2.1.2 Mức trợ cấp và nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp cho các đố

trường pháp lý, điều kiện, cơ hội bình đẳng, khơng rào cản đối với các đối tượng bảo trợ xã hội ...

Sự điều chỉnh này dẫn đến đối tượng hưởng lợi trợ cấp xã hội thường xuyên tăng gấp đôi kể từ năm 2001 đến nay, với các nhóm hưởng lợi mới là người cao tuổi (trên 60 tuổi), người khuyết tật và người nhiễm HIV/AIDS. Các chương trình đã có từ trước cũng tăng đáng kể như: chương trình cho trẻ mồ cơi và người khuyết tật cũng tăng gần gấp đơi và chương trình cho người già cơ đơn và người khuyết tật nghèo tăng hai phần ba.

2.1.2 Mức trợ cấp và nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp cho các đốitượng bảo trợ xã hội: tượng bảo trợ xã hội:

Điều dễ nhận thấy là mức trợ cấp liên tục được điều chỉnh trong các nghị định gần đây. Chẳng hạn, Nghị định số 07/2000/NĐ-CP mức trợ cấp tối thiểu bằng 45 ngàn đồng/người/tháng thì Nghị định số 67/2007/NĐ-CP nâng lên 120 ngàn đồng/người/tháng, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP tiếp tục nâng mức trợ cấp hàng tháng lên 180 ngàn đồng/người/tháng và gần đây nhất Nghị định số 136/2013/NĐ-CP là 270 ngàn đồng/người/tháng.

Qua các nghị định cho thấy, nguồn kinh phí dành cho trợ cấp xã hội thường xuyên không ngừng được điều chỉnh hơn 10 năm qua. Nếu Nghị định số 07/2000/NĐ-CP quy định khoản trợ giúp xã hội thường xuyên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương thì đến Nghị định 67/2007/NĐ-CP quy định phân cấp rõ ràng hơn nguồn kinh phí trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; kinh phí ni

dưỡng, kinh phí hoạt động bộ máy, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó đảm bảo theo phân cấp hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật này. Điều 16 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP năm 2007 cũng ghi rõ: Cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật (nếu có) do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành. Điều đáng lưu ý là các điều khoản liên quan đến nguồn kinh phí được điều chỉnh nhiều trong các nghị định gần đây, mở rộng các khoản chi và tăng cường sự tham gia đóng góp của cá nhân và các tổ chức xã hội cho nguồn kinh phí trợ giúp.

Như vậy, những thay đổi mức trợ cấp và điều chỉnh về nguồn kinh phí dành cho hoạt động trợ cấp xã hội thường xuyên trong hơn một thập kỷ qua đã góp phần đáng kể vào việc giảm bớt khó khăn và cải thiện cuộc sống của các đối tượng bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: mức trợ cấp cho các nhóm đối tượng cịn q thấp, mang tính bình qn. Ví dụ: người cao tuổi cơ đơn, thuộc hộ gia đình nghèo và người từ 85 tuổi trở lên khơng có lương hưu ... đều được hưởng trợ cấp tại cộng đồng như nhau với hệ số 0,1. Một bất cập nữa là việc điều chỉnh mức trợ cấp còn chậm, chưa kịp thời so với các yếu tố khác như mức tiền lương, biến động của giá cả thị trường. Từ năm 2001 đến năm 2013 mức trợ cấp xã hội ở cộng đồng được điều chỉnh tăng 6 lần từ 45.000 đồng, 120.000 đồng, 180.000 đồng và hiện nay 270.000 đồng/tháng, trong khi tiền lương tối thiểu thời gian này đã thay đổi 11 lần (từ 144.000 đồng, 180.000 đồng, 210.000 đồng, 290.000 đồng, 350.000 đồng, 450.000 đồng, 540.000 đồng, 650.000 đồng, 730.000 đồng, 830.000 đồng, 1.050.000 đồng và hiện đang là 1.150.000 đồng), tăng gần 8

lần. Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của các nhóm thụ hưởng.

Ngồi ra, nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp thường xuyên hiện nay chủ yếu dựa vào ngân sách địa phương tự cân đối; sự đóng góp của cá nhân, cộng đồng, tổ chức xã hội rất ít. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho những địa phương nguồn thu ít hoặc các địa phương thường xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Đồng thời cũng dẫn đến sự thiếu cơng bằng trong việc tiếp cận chính sách xã hội của người dân ở các địa phương khác nhau. Sự trợ giúp trên tinh thần từ thiện của cộng đồng xã hội cho công tác trợ cấp xã hội là thực sự cần thiết. Tuy nhiên với sự thiếu thuận tiện về mặt thủ tục và những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng các nguồn tài chính, hiện vật thực hiện trợ cấp xã hội (trong đó có phần đóng góp từ thiện của cộng đồng xã hội) đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự tham gia của cộng đồng xã hội vào công tác này. Điều này thể hiện sự bất cập trong công tác quản lý nhà nước về cơng tác trợ cấp xã hội nói chung, quản lý nguồn tài chính thực hiện trợ cấp xã hội nói riêng, trong đó đáng chú ý là cơng tác tổ chức thực hiện trợ cấp xã hội.

Bên cạnh việc trợ cấp cho các đối tượng xã hội, đối tượng trợ cấp xã hội còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế; hỗ trợ học văn hóa, học nghề đối với các đối tượng cịn đang theo học văn hóa, học nghề; hỗ trợ mai táng phí. Đồng thời, từ ngày 1/6/2014, chính sách hỗ trợ tiền điện được mở rộng thêm đối tượng, không chỉ thực hiện cho hộ nghèo mà cịn thực hiện cho hộ chính sách xã hội theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các đối tượng này được tăng mức hỗ trợ từ 30.000 đồng/hộ/tháng lên 46.000 đồng/tháng. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, mỗi hộ nghèo và hộ chính sách xã hội chỉ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện. Mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000

đồng/hộ/tháng. Phương thức hỗ theo hướng chi trả trực tiếp theo hình thức hỗ trợ bằng tiền từng quý đến hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 37 - 40)