Điều kiện hưởng trợ cấp xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 62 - 64)

7. Kết cấu luận văn

3.2 Giải pháp định hướng hồn thiện chính sách trợ cấp xã hội trong thờ

3.2.1 Điều kiện hưởng trợ cấp xã hội

- Cần chỉnh sửa lại điều kiện hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên của nhóm trẻ em mồ cơi và các đối tượng tương tự để bảo đảm sự thống nhất giữa

việc xác định đối tượng trẻ em được hưởng trợ cấp xã hội với việc xác định độ tuổi của người lao động. Nên hạ độ tuổi của nhóm này xuống dưới 15 tuổi, trừ trường hợp đặc biệt (đang đi học văn hóa) thì có thể áp dụng đến dưới 18 tuổi. Nếu quy định như vậy sẽ bảo đảm được trách nhiệm của đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội với chính mình, tránh sự ỷ lại và tránh lãng phí nguồn kinh phí trợ cấp xã hội trong bối cảnh kinh phí cịn eo hẹp, cần phải phân bổ cho nhiều đối tượng khác.

- Cần bảo đảm công bằng hơn trong điều kiện hưởng trợ cấp xã hội giữa các nhóm đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên và giữa đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên với đối tượng trợ cấp đột xuất.

Một số chính sách trợ giúp xã hội ban hành thời gian qua khơng cịn phù hợp, điển hình như chính sách với người cao tuổi. Theo quy định tại Nghị định 06/2011/NĐ-CP, người từ đủ 80 tuổi trở lên mà khơng có lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng được hưởng mức trợ cấp hệ số 1,0 (mức trợ cấp cơ sở hiện nay là 270.000 đồng/tháng). Độ tuổi, mức trợ cấp bảo trợ xã hội đối với đối tượng này cần được sửa đổi cho phù hợp.

Bởi những người từ 70 tuổi trở lên là nhân chứng lịch sử trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, do phải tham gia vào cuộc kháng chiến nên họ khơng có cơ hội tích lũy vật chất cho tuổi già, vì thế hiện nay đời sống gặp nhiều khó khăn. Nếu do điều kiện kinh tế khó khăn chưa giải quyết được đồng loạt, Chính phủ có thể xem xét giải quyết trước cho những người cao tuổi ở miền núi, biên giới, biển đảo, người cao tuổi dân tộc ít người và độ tuổi nên giảm từ 80 tuổi theo quy định hiện nay xuống 75 tuổi.

Cả nước hiện còn gần 100.000 người cao tuổi chưa được hưởng chính sách bảo trợ xã hội của Nhà nước do họ khơng cịn giấy tờ, hồ sơ liên quan. Vấn đề này, các bộ, ngành chức năng cần thống nhất có văn bản hướng dẫn là thực hiện được, bởi việc xác nhận độ tuổi, xác nhận khơng có lương hưu,

khơng có trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng, xác nhận thuộc hộ nghèo đối với đối tượng người cao tuổi khơng khó khăn, phức tạp như đối tượng người có cơng. Càng chậm trễ thì càng nhiều người cao tuổi khơng có cơ hội được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Năm 2011, Việt Nam chính thức bắt đầu bước vào ngưỡng “già hóa dân số” - quá trình mà tỷ lệ người trưởng thành và người cao tuổi tăng lên trong cơ cấu dân số, trong khi tỷ lệ trẻ em và vị thành niên giảm đi. Theo báo cáo của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, người cao tuổi Việt Nam chủ yếu sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp; trên 70% người cao tuổi phải tự lao động kiếm sống cùng với sự hỗ trợ của con cháu và gia đình; 72,3% số người cao tuổi sống cùng với con cháu trong khi qui mơ gia đình Việt Nam đang chuyển dần từ mơ hình gia đình truyền thống sang mơ hình gia đình hạt nhân. Đây là một thách thức khơng nhỏ đối với xã hội.

Người cao tuổi phải đối mặt với nhiều vấn đề sa sút về sức khỏe thể chất, trí tuệ, mất dần vị thế xã hội và các mối quan hệ, giảm khả năng đóng góp, ... Do đó, nếu khơng được quan tâm chăm sóc đúng mức, người cao tuổi rất dễ có tâm lý mặc cảm, tự ti, bi quan về vai trị và ý nghĩa cuộc sống của mình.

Đối với người khuyết tật, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Luật Người khuyết tật trên cả nước, trong đó tập trung vào những chính sách mới có hiệu lực như xác định mức độ khuyết tật; cấp giấy xác nhận khuyết tật. Xây dựng tiêu chí mơi trường tiếp cận cho người khuyết tật làm việc, tạo điểu kiện thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội, trường hợp tỉnh bến tre (Trang 62 - 64)