3.2. Thực trạng, bất cập, giải pháp
3.2.2.6. Bất cập thời gian giám sát
Nói về thời gian giám sát của HĐND huyện, Thường trực HĐND huyện, các Ban của HĐND huyện, các Tổ đại biểu HĐND huyện và đại biểu HĐND huyện thì có thể được chia thành hai thời điểm giám sát đó là: tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp của HĐND huyện. Thực tế đã qua cho thấy, xét về thời gian làm việc nói chung và thời gian giám sát nói riêng thì có một điểm bất cập, hạn chế hay có thể nói đây là điểm quy định chưa hoàn thiện làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của HĐND huyện đó chính là quy định thời gian làm việc của đại biểu HĐND. Cụ thể luật có quy định: “Đại biểu HĐND hoạt động khơng chun trách phải dành ít nhất
một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND”48. Quy định là như thế, nhưng thực chất đại biểu HĐND hoạt động khơng chun trách có dành thời gian như quy định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu hay không và chủ thể nào là người kiểm tra, giám sát hay khẳng định đại biểu thực hiện đúng thời gian quy định; nếu đại biểu khơng thực hiện đúng thì chất lượng hoạt động của đại biểu sẽ như thế nào, ảnh hưởng ra sao đối với tổ chức và hoạt động của HĐND huyện nói chung và trên lĩnh vực kinh tế nói riêng.
48
Việc chưa quản lý được thời gian của đại biểu khơng chun trách có phải là một trong những nguyên nhân sâu xa làm cho chất lượng hoạt động của HĐND nói chung và việc quyết định, giám sát trên lĩnh vực kinh tế nói riêng chưa đạt hiệu quả cao như từ lâu mọi người đã kỳ vọng về HĐND huyện. Đây thật sự là một vấn đề
chúng ta cần quan tâm. 3.2.3. Giải pháp
- Thứ nhất: Qua nghiên cứu các chủ thể giám sát, thẩm quyền giám sát cho
thấy khó khăn lớn nhất của HĐND huyện trong giám sát nói chung và giám sát trên lĩnh vực kinh tế nói riêng đó là khó khăn về nhân lực; HĐND huyện khơng có nhiều người chuyên sâu trên lĩnh vực kinh tế, chỉ có duy nhất một đồng chí Phó trưởng ban Kinh tế - Xã hội hoạt động chuyên trách. Vì vậy, bản thân tác giả nhận thấy HĐND huyện không cần thành lập Ban Dân tộc, mà điều cần thiết là đổi tên Ban Kinh tế - Xã hội thành Ban Văn hóa – Xã hội, đồng thời thành lập thêm Ban kinh tế - ngân sách để góp phần giúp HĐND huyện quyết định, giám sát trên lĩnh vực kinh tế chặt chẽ, hiệu quả hơn.
- Thứ hai: Qua nghiên cứu chủ thể chịu sự giám sát cho thấy, tỷ lệ đại biểu
HĐND huyện trong UBND huyện, là lãnh đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc HĐND huyện khá nhiều, vì thế cần phải cơ cấu lại, giảm bớt số lượng đại biểu HĐND huyện trong cơ quan nhà nước, từ đó cơng tác giám sát của HĐND huyện nói chung và trên lĩnh vực kinh tế nói riêng sẽ khơng bị hình thức, khách quan hơn và hiệu quả hơn.
- Thứ ba: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương nhưng không
đủ thực quyền để thể hiện quyền hạn. Vì thế, cần phải quy định để HĐND có quyền chế tài để hoạt động mạnh hơn, đặc biệt là xử lý đối với các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quyết định, kiến nghị sau giám sát của HĐND huyện.
- Thứ tƣ: Theo quy định thì đại biểu HĐND có quyền giám sát nhiều chủ thể
nhưng chưa có chủ thể giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND, nhất là trong việc quản lý thời gian của đại biểu HĐND hoạt động khơng chun trách. Vì thế, cần phải quy định có chế tài nếu đại biểu HĐND huyện không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ; không chứng minh dành đủ thời gian cho hoạt động của đại biểu dân cử.
Tiểu kết luận Chƣơng 3
Từ quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của HĐND huyện trong giám sát đến thực trạng công tác giám sát của HĐND huyện cũng như những bất cập trong công tác giám sát cho thấy hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện nói chung và huyện Đầm Dơi nói riêng cần phải có sự điều chỉnh, đổi mới. Tác giả luận văn nhận thấy để HĐND huyện thể hiện được thực quyền của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thì cần phải quy định cho HĐND có quyền chế tài; song song đó phải thành lập thêm Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND cấp huyện để có đủ nhân lực có chun mơn thực hiện hiệu quả công tác giám sát; đồng thời, cơ cấu lại đại biểu HĐND huyện, không nên cơ cấu nhiều đại biểu HĐND huyện trong cơ quan hành chính nhà nước và cũng phải có cơ chế quản lý thời gian đối với đại biểu HĐND huyện hoạt động khơng chun trách. Có như thế thì hoạt động giám sát nói chung và giám sát trên lĩnh vực kinh tế nói riêng của HĐND huyện sẽ phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
KẾT LUẬN
HĐND cấp huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có vị trí và vai trị rất quan trọng trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội. Trước đây cũng đã có nhiều ý kiến về HĐND cấp huyện, thậm chí Nhà nước đã có chủ trương thí điểm khơng tổ chức HĐND cấp huyện ở một số nơi, tuy nhiên qua thời gian thực hiện và thực tế nhận thấy không thể bỏ HĐND cấp huyện.
Luật tổ chức chính quyền địa phương ra đời đã khẳng định vị trí, vai trị của HĐND cấp huyện là khơng thể thiếu; luật cũng đã có nhiều đổi mới, làm cho tổ chức của HĐND mạnh hơn về số lượng, bước đầu hoạt động hiệu quả hơn so với quy định trước đây. Thực tế cho thấy, từ khi thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương đến nay, HĐND huyện đã thể hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ, nhất là trong thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật đầu tư công, công tác quy hoạch, quyết định các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; đồng thời, HĐND huyện cũng đã thực hiện tốt chức năng giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương theo luật định. Qua đó, cho thấy vai trị của HĐND huyện trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội là không thể thiếu. Tuy nhiên, cũng từ thực tế cho thấy trong tổ chức và hoạt động của HĐND vẫn cịn khá nhiều vấn đề cần phải được nhìn nhận, xem xét một cách khách quan, cụ thể như: cơ cấu tổ chức của Thường trực HĐND huyện, khơng cần phải có đến hai đồng chí Phó Chủ tịch, các Trưởng Ban không nhất thiết phải nằm trong Thường trực HĐND; số lượng Ủy viên UBND huyện cũng cần phải xem xét lại; trong thực hiện Luật đầu tư công, dự toán, quyết toán ngân sách cũng cịn những khó khăn nhất định; cơng tác giám sát tuy có nhiều đổi mới nhưng thực chất vẫn mong tính hình thức; HĐND huyện chưa có đủ thực quyền để thể hiện quyền lực, làm cho hiệu lực, hiệu quả hoạt động không cao.
Từ đó, bản thân tác giả nhận thấy để HĐND huyện thể hiện tốt vai trị, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, đặc biệt để HĐND huyện có đủ thực quyền quyết định các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nhất là trên lĩnh vực kinh tế thì cần phải điều chỉnh một số nội dung còn hạn chế như nêu trên. Có như thế thì tổ chức và hoạt động của HĐND huyện mới thật sự có hiệu quả; HĐND huyện phát huy tốt hơn vai trị, quyền hạn của mình nhất là trên lĩnh vực kinh tế, làm cho vị thế của HĐND trong hệ thống chính trị cũng như trong đời sống xã hội không ngừng được nâng lên.
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Hiến pháp năm 1992 đã được Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt
Nam khóa VIII thơng qua ngày 15/4/1992 và có hiệu lực kể từ ngày 18/4/1992. 2. Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt
Nam khóa XIII thơng qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực kể từ ngày 08/12/2013. 3. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 đã
được Quốc hội khóa XI thơng qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2003.
4. Luật đầu tư công năm 2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam khóa XIII thơng qua ngày 18/6/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015.
5. Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII thơng qua ngày 19/6/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.
6. Luật Ngân sách năm 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII thơng qua ngày 25/6/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.
7. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII thơng qua ngày 22/6/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016.
8. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam khóa XIII thơng qua ngày
20/11/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016.
9. Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân.
10. Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn số 4218/BTP-VĐCXDPL ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tư pháp về việc trả lời một số quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
2. Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2017 của UBND tỉnh Cà Mau ban hành bộ tiêu chí về xã đạt chuẩn nơng thơn mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017-2020.
3. Báo cáo số 192/BC-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Cà Mau tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.
4. Báo cáo số 08/BC-HĐND ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Thường trực HĐND huyện Đầm Dơi về tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2011-2016.
5. Báo cáo số 181/UB-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2016 của UBND huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau tổng kết tình hình tổ chức, hoạt động nhiệm kỳ 2011-2016.
6. Những điểm mới trong Luật tổ chức chính quyền địa phương. http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=230
Một số điểm mới của Luật tổ chức chính quyền địa phương. http://sonoivu.binhduong.gov.vn/Default.aspx?tabid=175&ID=258
Một số trang Wed tra cứu
1. http://chinhphu.vn
2. http:// hdnd.camau.gov.vn 3. http://camau.gov.vn