3.2. Thực trạng, bất cập, giải pháp
3.2.1.5. Thực trạng hình thức giám sát
- Giám sát trực tiếp
Đối với HĐND huyện Đầm Dơi hoạt động cũng như HĐND các huyện khác, về giám sát thơng thường có hai hình thức, đó là giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp. Giám sát trực tiếp chủ yếu của HĐND huyện Đầm Dơi chủ yếu là giám sát tại các kỳ họp của HĐND và giám sát trực tiếp khi quyết định thành lập Đoàn giám sát đến các cơ quan, đơn vị trực tiếp làm việc.
Việc giám sát tại các kỳ họp HĐND là chủ yếu nhất; tất cả các nội dung giám sát hầu hết là thơng qua hình thức giám sát trực tiếp tại các kỳ họp của HĐND huyện. Tại kỳ họp, Thường trực HĐND huyện, UBND huyện, TAND huyện, VKSND huyện đều phải báo cáo kết quả hoạt động định kỳ 6 tháng hoặc cả năm để HĐND huyện trực tiếp giám sát; hoặc qua nghiên cứu các báo cáo đại biểu HĐND huyện sẽ có ý kiến thảo luận hoặc chất vấn các tổ chức, cá nhân có liên quan – đây là hoạt động giám sát trực tiếp và hiệu quả của HĐND huyện. Nhiều nội dung thông qua thảo luận và chất vấn sẽ làm rõ vấn đề, xem xét trách nhiệm của chủ thể nào để từ đó có hướng xử lý hiệu quả, phù hợp. Đối với việc giám sát trực tiếp tại các cơ quan, đơn vị cũng là một hình thức giám sát nhằm đi sâu vào việc xem xét nhiệm vụ, việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng được giám sát; theo cách giám sát này thì chủ thể chịu sự giám sát có nhiều thời gian để chuẩn bị nội dung làm việc theo yêu cầu của chủ thể giám sát; thơng thường thì có kế hoạch, nội dung, đề cương để đối tượng được giám sát chuẩn bị, gửi trước cho Đoàn giám sát nghiên cứu trước khi
đến giám sát. Đây cũng là một hình thức giám sát trực tiếp, hay, khơng áp đặt, thể hiện dân chủ cao, cho chủ thể được giám sát có thời gian chuẩn bị nội dung làm việc với Đoàn giám sát. Cách giám sát trực tiếp tại kỳ họp nay trực tiếp tại cơ quan, đơn vị đều có mặt tích cực của hình thức giám sát này – đây là hình thức giám sát cần phát huy.
- Giám sát gián tiếp: Giám sát gián tiếp thông thường không hiệu quả bằng giám sát trực tiếp, nhưng giám sát gián tiếp cũng có cái hay của nó – đó là đối với vấn đề chưa mang tính thời sự, chưa nóng thì giám sát gián tiếp sẽ đánh động, các chủ thể sẽ có điều kiện nhìn lại bản thân, từ đó có điều kiện sửa chữa, không vi phạm lớn. Thông thường Thường trực và các Ban của HĐND huyện xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát thì trong đó lựa chọn một số đơn vị, tổ chức có vấn đề bất ổn, có bức xúc trong xã hội thì tổ chức giám sát trực tiếp; đối với các đơn vị khơng có vấn đề gì nổi cộm thì chỉ giám sát gián tiếp qua báo cáo để rút kinh nghiệm. Vì thế các đơn vị được giám sát gián tiếp này thông thường sẽ rất nhẹ nhàng trong xây dựng báo cáo phục vụ giám sát; chủ thể giám sát cũng chỉ đánh giá chung, nhắc nhỡ chung thông qua các báo cáo - đây là dịp để các chủ thể chịu sự giám sát này nhìn lại chính mình mà sửa chữa, hạn chế sai phạm dẫn đến vi phạm. Giám sát gián tiếp cũng có cái hay của hình thức giám sát này, vì thế giám sát trực tiếp hay gián tiếp còn tùy thuộc vào nội dung, đối tượng để chủ thể giám sát chọn hình thức giám sát sao cho có hiệu quả.