Bản chất việc hành nghề khám chữa bệnh của cá nhân

Một phần của tài liệu Chương 1: sự phát triển các thành tố của chủ nghĩa hợp hiến ở việt nam trước 1954 (Trang 25 - 28)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2. Sự cần thiết quy định về hành nghề khám bệnh,chữa bệnh của cá nhân

1.2.1. Bản chất việc hành nghề khám chữa bệnh của cá nhân

Phục vụ là gì, theo nghiã chung thì chính phục vụ là cơng việc của một cá nhân hỗ trợ cho một cá nhân hoặc một tập thể khác hồn thành một cơng việc nhất định nào đó; phục vụ trong y khoa là hành nghề y, là khám bệnh, chữa bệnh cho con người.

Dịch vụ là gì đến nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất. Theo Từ điển Tiếng Việt, “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số

đơng, có tổ chức và được trả cơng”15. Theo nhà kinh tế Philip Kotler, “Dịch vụ là

mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vơ hình và khơng dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay

khơng gắn liền với một sản phẩm vật chất”16. Từ cách tiếp cận của Hal R. Varian và

Andreu Mas-Colell, Whinston & Green, tác giả Đinh Thị Thanh Nga xem xét dịch vụ khám chữa bệnh ở phương diện kinh tế học thỏa mãn đầy đủ các đặc tính của

hàng hố cơng cộng bao gồm:17

- Tính khơng loại trừ, nghĩa là khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sử dụng nó. Đối với hàng hóa cơng, mọi người đều có thể tiếp cận và sử dụng mà những người khác không thể và không được ngăn cản. Dịch vụ khám chữa bệnh mang tính tất yếu cho xã hội, tối cần thiết cho việc duy trì cuộc sống bình thường đối với mọi con người kể cả họ có khả năng trả phí cho dịch vụ hay không. Do vậy, ngay cả khi

14 Minh Vân Hà, Y đức xuống cấp khi đặt "mưu sinh" lên trên tính mạng người bệnh, bài phỏng vấn GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, truy cập ngày 24/02/2016 tại địa chỉ:

http://www.nhandan.com.vn/doithoai/item/28878702-gs-tskh-pham-manh-hung.html. 15 Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2012, tr.337. 16 Philip Kotler, Kotler bàn về tiếp thị, Nxb. Trẻ, 2007, tr.75.

17 Đinh Thị Thanh Nga, Hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh theo pháp luật Việt Nam. Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2018, tr.34-35.

hàng hóa này khơng được chọn lựa cung ứng bởi tư nhân thì Nhà nước vẫn phải chịu trách nhiệm cung ứng.

- Tính dùng chung trong tiêu dùng, nghĩa là việc tiêu dùng của người này không làm ảnh hưởng, làm tăng hoặc giảm lượng tiêu dùng của người khác. Hay nói cách khác dịch vụ đó khi được một người sử dụng hay nhiều người sử dụng thì vẫn như nhau. Năng lực cung cấp dịch vụ cũng như khả năng tiêu dùng dịch vụ đều không mất đi sau khi được cung ứng cho nhiều người hay chỉ một vài đối tượng. Một người bị bệnh khơng có nghĩa là người khác sẽ khơng bị bệnh và người hành nghề chữa bệnh cho người này không làm mất đi khả năng chữa bệnh của họ đối với người khác.

Luật Khám chữa bệnh 2009 của Việt Nam không đưa ra định nghĩa về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà chỉ nêu nội hàm của khái niệm khám bệnh (Khoản 1 Điều 2) và khái niệm chữa bệnh (Khoản 2 Điều 2). Việc tìm hiểu, làm rõ bản chất khái niệm cung ứng dịch vụ y tế dựa trên quy định về cung ứng dịch vụ theo Luật Thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.18

Dịch vụ y tế theo Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) bao gồm: - Dịch vụ y tế đa khoa: Dịch vụ bao gồm ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị bởi các Bác sỹ, dược sỹ về các căn bệnh của thể trạng chung, như là thăm khám, tiêm thuốc (trong một thời hạn/hoặc định kỳ), khám bệnh…Những dịch vụ này không hạn chế trong những điều kiện đặc biệt hoặc cụ thể, các loại bệnh hoặc các vùng giải phẫu. Những dịch vụ này có thể do các bác sỹ chuyên khoa cung cấp, và cũng có thể do các cơ sở y tế ngoại trú nằm trong các công ty, trường học cung cấp, ví dụ: khám bệnh, tư vấn sức khỏe, kiểm tra sức khỏe…(CPC 93121)

- Dịch vụ y tế chuyên khoa: Dịch vụ chẩn đoán và điều trị do các bác sỹ cung

cấp để chữa bệnh cho một loại bệnh cụ thể, trong một cơ sở y tế (gồm cả các cơ sở

chữa bệnh cho các bệnh nhân nội và ngoại trú). Những dịch vụ này được định nghĩa là những dịch vụ cung cấp trong những điều kiện cụ thể hoặc đặc biệt, để điều trị các loại bệnh hay vùng giải phẫu (ngoại trừ nha khoa) và gồm dịch vụ chữa bệnh trong các lĩnh vực sau: mắt; tai, mũi và họng; hệ hơ hấp, hệ tuần hồn; hệ tiêu hóa; hệ gan và tuyến tụy, hệ cơ, mô, da, mô dưới da và ngực; tuyến nội tiết; 287 rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa; thận và hệ bài tiết; sinh sản nam, sinh sản nữ, mang thai, sinh nở; trẻ sơ sinh và trẻ em khác; máu và các tế bào tạo máu, rối loạn chuyển hóa xương; các bệnh truyền nhiễm và ký sinh; bệnh và rối loạn thần kinh; rối loạn trao đổi chất và thần kinh hữu cơ, chấn thương, ngộ độc và tác động của thuốc chữa bệnh, bỏng; các nhân tố ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe và dịch vụ khác có liên quan với chăm sóc sức khỏe (ví dụ như phục hồi, chăm sóc sau khi rời bệnh viện...).19 Để phát triển tốt và thu hút được sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân vào việc cung cấp dịch vụ y tế, ở góc độ lý luận cần làm rõ các vấn đề:

- Việc cung ứng dịch vụ y tế của khu vực tư nhân về bản chất là hoạt động kinh doanh, nhưng hoạt động kinh doanh này không thể thể tiến hành trên “thân xác người bệnh”. Điều này đặt ra đòi hỏi phải giải quyết hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu xã hội trong việc cung ứng dịch vụ y tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân.

- Nhà nước đóng vai trị chính trong việc thúc đẩy sự phát triển cân đối các loại hình và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện.

- Bảo đảm sự phát triển cân đối về dịch vụ y tế giữa nông thôn và đơ thị thơng qua các chính sách thu hút đầu tư thành lập cơ sở y tế tư nhân hoặc khuyến khích cá nhân đủ điều kiện hành nghề y tư nhân mở các phòng khám tư nhân để đáp ứng yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân.

19

Xem cụ thể:

- Bộ Công Thương, Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO: Bình luận của người trong cuộc, NXB Thống kê, 2010, tr. 197- 199.

- Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II (MUTRAP II) và Bộ Thương mại, Cẩm nang các cam kết thương

- Người trực tiếp hành nghề y phải là cá nhân được cấp phép thông qua chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề y là bằng chứng xác nhận khả năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp được cấp cho người thực hành nghề y.

Một phần của tài liệu Chương 1: sự phát triển các thành tố của chủ nghĩa hợp hiến ở việt nam trước 1954 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)