7. Kết cấu của Luận văn
2.2. Thực thi pháp luật về hành nghề khám bệnh,chữa bệnh của cá nhâ nở Việt
2.2.4. Một số bất cập khác trong thực tiễn thi hành pháp luật hành nghề khám bệnh,
bệnh, chữa bệnh của cá nhân
Thứ nhất, nghề y mang tính thực hành nghề và gắn chặt với những hiểu biết
cá nhân về bệnh, phương pháp chữa bệnh nên dẫn đến có nhiều người có thể tự mình hành nghề mà không cần giấy phép. Hiện trạng này chúng ta thấy nhiều ở những lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người sở hữu bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm lâu đời do dịng tộc, gia đình truyền lại, điều trị có hiệu quả đối với một hoặc vài bệnh, chứng nhất định được Sở Y tế cơng nhận sau khi có ý kiến của Hội đơng y cấp tỉnh (Khoản 9 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh). Trong thực tế, có những người bằng kinh nghiệm của mình áp dụng đồng thời nhiều phương pháp chữa bệnh và sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc nên có hiệu quả hơn so với những người hành nghề một cách bài bản, có chứng chỉ hành nghề. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng hành nghề y “chui” thiếu kiểm soát và gây nên nhiều hậu quả nặng nề cho người bệnh.
Thứ hai, cịn tình trạng một số người lợi dụng vị trí chun mơn của mình để
“làm thêm” để kiếm thu nhập nhưng khơng có giấy phép. Chẳng hạn như trường hợp y sĩ tại Trạm y tế xã Mễ Sở (huyện Khoái Châu) từ năm 1995 đến cuối tháng 12/2014, được Sở Y tế Hưng Yên cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện chuyên môn kỹ thuật của điều dưỡng gây bệnh sùi mào gà cho nhiều trẻ em ở Hưng Yên. Để có
52 Bộ Y tế, Văn bản số 6705/BYT-KCB ngày 04/10/2012 V/v giải quyết vướng mắc khi thực hiện cấp chứng chỉ hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
thêm thu nhập, bà Hiền đã mở cơ sở khám chữa bộ phận sinh dục cho trẻ em tại nhà, thu tiền phí từ 300.000 đến 520.000 đồng/ cháu. Các cháu được người thân đưa đến cơ sở này để làm thủ thuật nong dãn bao quy đầu. Sở Y tế Hưng Yên đã vào cuộc xác định, bà Hiền cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh khơng có giấy phép; hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn; bán thuốc cho người bệnh tại cơ sở
khám, chữa bệnh.53
53
Việt Dũng, Nữ y sĩ khiến 103 bé mắc bệnh sùi mào gà bị đề nghị truy tố, truy cập ngày 14/07/2018 tại địa chỉ: https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/nu-y-si-khien-103-be-mac-benh-sui-mao-ga-bi-de-nghi-truy- to-3777627.html
Tiểu kết Chương 2
Pháp luật về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thực chất là các quy định về cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cá nhân và cơ sở khám chữa bệnh. Hệ thống pháp luật về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ở Việt Nam hiện hành là sự thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường, trong đó có thị trường dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu được chăm sóc, nâng cao sức khỏe của người dân. Có thể khẳng định, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 cùng với những thành tựu của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân số 07/2003/PL- UBTVQH11 đã góp phần quan trọng vào việc cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng đủ điều kiện luật định để hành nghề y – tức là cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho mọi cá nhân có đủ điều kiện.
Các phân tích, đánh giá ở Chương này cho thấy, pháp luật về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của cá nhân đã xác định được trách nhiệm pháp lý của cá nhân người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện, trình tự, thủ tục, giá trị pháp lý của chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Các quy định này đã góp phần làm minh bạch, tháo gỡ nhiều khó khăn trong thực tiễn cấp, sử dụng, thanh tra, kiểm tra hoạt động hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của cá nhân trong nền kinh tế thị trường.
Thực tiễn thi hành pháp luật về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của cá nhân cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế như chưa bao quát hết các đối tượng đang công tác trong lĩnh vực y tế tại các cơ sở y tế nhưng có nhu cầu được hành nghề và cấp chứng chỉ hành nghề; việc phân cấp cho chính quyền địa phương đã tạo thuận lợi cho người xin cấp chứng chỉ, song cũng dễ tạo ra sự tùy tiện. Một số quy định khó được thanh tra, kiểm tra trong quá trình thực hiện, nhất là quy định về xác nhận thời gian thực hành nghề y, yêu cầu cập nhật kiến thức của người hành nghề… Không những thế, việc không quy định thời hạn của chứng chỉ hành nghề y cũng không phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới. Trong điều kiện hội nhập và mở cửa thị trường hiện nay, các bất cập, hạn chế này cần phải được khắc phục.
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA CÁ NHÂN