7. Kết cấu của Luận văn
1.2. Sự cần thiết quy định về hành nghề khám bệnh,chữa bệnh của cá nhân
1.2.2. Điều kiện cần thiết áp dụng pháp luật trong khám chữa bệnh của cá nhân
a. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật
Một là, xuất phát từ đặc thù của nghề y so với các ngành nghề kinh doanh
khác địi hỏi phải thiết lập quy trình cung ứng dịch vụ y tế của cơ sở y tế chặt chẽ vì mọi hoạt động cung ứng dịch vụ y tế có tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Nếu cơ sở y tế, người thực hành nghề y không đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện cũng như hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khơng tốt thì hoạt động có thể là điều kiện cho những đối tượng “không đạt chuẩn” hoặc khơng có chức năng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh.
Hai là, kiểm soát rủi ro cho người bệnh khi sử dụng dịch vụ y tế. Thực tế cho
thấy, hậu quả do các dịch vụ y tế mang lại cho người bệnh là rất lớn. Thông thường, với một bệnh cụ thể, các thầy thuốc sẽ có những phương thức điều trị khác nhau, thay đổi theo thời gian và chẳng ai có thể đốn trước được một cách chắc chắn rằng, bệnh nhân sẽ tiến triển như thế nào với phương thức mà họ điều trị cho bệnh nhân. "Khó đốn trước được" có thể xảy ra khi sử dụng một loại thuốc mới và càng hay xảy ra khi áp dụng một kỹ thuật phẫu thuật mới hoặc phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Thậm chí, khi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chun mơn giỏi nhưng thiếu các trang thiết bị y khoa hiện đại để hỗ trợ cho việc khám và chẩn đốn bệnh thì cũng khó đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Điều này được lý giải ở khía cạnh, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khó xác định trước chất lượng và kết quả, bởi lẽ, chất lượng và kết quả
khám bệnh, chữa bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:20
20 Đinh Thị Thanh Thủy, Pháp luật về dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế tư nhân ở Việt Nam hiện
nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà
- Từ phía người bệnh do họ không chủ động quyết định được mức độ, tình trạng bệnh của mình, phác đồ điều trị ra sao khi tham gia vào quan hệ khám bệnh, chữa bệnh, vì thế họ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào bên cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
- Đối với tổ chức cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cũng phải đương đầu với sự "khó đốn trước được".
Ba là, thiết lập các chuẩn mực cho việc cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng
và bình đẳng cho người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Trong kinh doanh, ở bất kỳ ngành nghề nào, bảo đảm chất lượng của hàng hóa, dịch vụ ln là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của người cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng mà cịn cả nhà nước. Bảo đảm chất lượng của hàng hóa, dịch vụ là một trong những trách nhiệm của thương nhân cũng như là nội dung của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Luật Thương mại quy định.21
Đối với hành nghề y, việc bảo đảm chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người bệnh. Do vậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế được thực hiện với ý thức kiên trì thơng qua các giải pháp cụ thể hướng tới sự hài lịng, an tồn và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người bệnh. Ở nước ta, để nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, các cơ sở hành nghề y đã áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện, duy trì, nâng cao chất
lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh như:22
rút ngắn thời gian chờ đợi, tránh gây
21
Theo quy định tại Điều 14 Luật thương mại 2005, thì nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại được quy định như sau:
- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thơng tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hố và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thơng tin đó.
- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hố, dịch vụ mà mình kinh doanh.
22
Minh Hồng, Kiên trì cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh, truy cập tại địa chỉ:
http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/item/34222202-kien-tri-cai-thien-chat-luong-kham-chua-benh.html, ngày 27/09/2017.
phiền hà, làm tăng sự hài lòng, niềm tin của người bệnh vào thầy thuốc...; thực hiện tốt nguyên tắc, yêu cầu lấy người bệnh làm trung tâm, phấn đấu mang đến sự hài lịng, an tồn và chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất cho người bệnh; chống quá tải bệnh viện, bảo đảm mục tiêu tăng số bệnh viện và giường bệnh. Hệ thống chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thể thực hiện bằng cách tuyên truyền mà phải bằng các quy định cụ thể liên quan đến chất lượng đội ngũ, chất lượng hệ thống hạ tầng phục vụ khám bệnh, chữa bệnh, thái độ của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, tuân thủ các điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của cá nhân…
Bốn là, bảo đảm hài hịa giữa quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân
với nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận của tổ chức, cá nhân hành nghề khám bệnh,chữa bệnh.
Hệ thống y tế của các quốc gia bao giờ cũng bao gồm hệ thống y tế công lập và hệ thống y tế do tư nhân thực hiện. Việc kết hợp giữa y tế nhà nước và y tế tư nhân là cơ sở cho việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hệ thống y tế tư nhân có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm cho người dân có nhiều cơ hội tiếp cận và lựa chọn các dịch vụ chăm sóc, theo dõi sức khỏe thường xun cho mình nhằm phát hiện sớm bệnh tật, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Các cơ sở y tế tư nhân cùng với đội ngũ hành nghề y tư nhân góp phần quan trọng trong việc bổ khuyết cho khu vực y tế công, phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu, điều kiện trong xã hội, nhất là các dịch vụ y tế có chất lượng cao. Trong q trình thực hiện hoạt động y tư nhân, bảo đảm hài hòa yếu tố lợi nhuận và thực hiện trách nhiệm xã hội của người hành nghề y tư nhân trong nền kinh tế thị trường.
b. Nội dung điều chỉnh bằng pháp luật đối với việc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của cá nhân
Thứ nhất, xác định tính chất của ngành nghề khám bệnh, chữa bệnh là loại
hình nghề nghiệp có nhiều yếu tố đặc thù. Kết quả hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Do vậy, nghề y phải
là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm điều kiện đối với người hành nghề y và cơ sở thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh.
Thứ hai, thiết lập quy định, tiêu chuẩn, điều kiện để cá nhân thực hiện hành
nghề y. Đây là nội dung rất quan trọng của pháp luật về hành nghề y của các nước. Theo đó, người hành nghề y phải tuân thủ các quy định pháp luật để được cấp chứng chỉ hành nghề và phải đăng ký hành nghề với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh và Vũ Thị Minh Hạnh thì mục đích các nước thực hiện thi chứng chỉ hành nghề là nhằm chuẩn hóa năng lực đầu ra của sinh viên y khoa, đảm bảo bác sỹ đã hành nghề thì dù có học ở bất cứ trường đại học nào thì cũng đều có năng lực hành nghề đạt ở một mức chuẩn nhất định. Theo kinh nghiệm các nước, trong đó có Nhật Bản, khi người hành nghề chỉ cần có năng lực kiến thức, thực hành khoảng 60% so với nội dung đào tạo thì đã đủ điều kiện để cấp phép hành nghề. Nhiều nước còn thực hiện song song vừa kiểm chuẩn chương trình đào tạo và vừa kiểm sốt chất lượng đầu ra thơng qua kỳ thi quốc gia cấp phép hành nghề. Trong khi Việt Nam chưa kiểm chuẩn, thống nhất được chương trình của các trường đào tạo y khoa lại vừa không đánh giá chất lượng đầu ra nên nhiều ý kiến từ các cơ quan quản lý cho rằng để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh thì Luật cần bổ sung những quy định để kiểm soát chất lượng nguồn nhân lực trước và
trong khi tham gia cung ứng dịch vụ y tế cho người dân.23
Ở Singapore, tất cả các bác sỹ điều trị cho họ có đăng ký hành nghề với Hội đồng Y khoa Singapore (SMC). Bệnh nhân có thể tìm kiếm danh sách bác sỹ, nhân viên y tế bằng cách truy cập trang web của hội đồng được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Tại đây, họ cũng có thể tiếp cận thơng tin xử lý kỷ luật với bác sỹ, nhân viên y tế nếu vi phạm. SMC trực thuộc bộ Y tế Singapore (MOH), chịu trách nhiệm quản lý, điều chỉnh hành vi đạo đức và thực tiễn hoạt động của người thực hành
23 Trần Thị Mai Oanh (chủ nhiệm), Vũ Thị Minh Hạnh (đồng chủ nhiệm), Đánh giá những bất cập của các quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnhvà đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung, truy cập tại địa chỉ: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1478&TabI ndex=2&TaiLieuID=2988
nghề y bằng cách xử lý, điều tra khiếu nại của bệnh nhân, thực hiện các chương trình nâng cấp chun mơn cho thành viên đăng ký. Hội đồng Y khoa Singapore (SMC) đã lập một Uỷ ban điều tra bất kỳ khiếu nại nào đối với người thực hành nghề y, hay bất kỳ thông tin nào nhận được từ Hội đồng y khoa liên quan tới việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp y khoa. Kể từ năm 2008, MOH và SMC đã thực hiện các quy định và chỉ dẫn chi tiết chặt chẽ với người thực hành nghề y. Kết quả
là số lượng khiếu nại từ bệnh nhân giảm đáng kể.24
Thứ ba, quy định về thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà
nước đối với hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề y tư nhân có ý nghĩa quan trọng cho việc bảo đảm phát triển thị trường dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong nền kinh tế trường bao gồm: Quy định về điều kiện hành nghề, quy trình cấp giấy phép, thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động hành nghề y của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Kết quả hoạt động quản lý nhà nước về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh góp phần bảo đảm cho mơi trường hành nghề lành mạnh, an tồn cho cá nhân hành nghề cũng như bảo đảm quyền được sử dụng, thụ hưởng dịch vụ y tế có chất lượng tốt nhất.