7. Kết cấu của Luận văn
3.2. Đề xuất hoàn thiện pháp luật hành nghề khám bệnh,chữa bệnh của cá nhân
3.2.2. Sửa đổi quy định về tổ chức thi, cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh
Theo tác giả nên theo hướng không phân cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế ở địa phương mà thống nhất vào một cơ quan là Hội đồng y khoa quốc gia là phù hợp nhất.
Theo kinh nghiệm các nước, tùy thuộc quy định từng nước, cơ quan này có thể là độc lập với cơ quan quản lý nhà nước (Mỹ, Canada, Anh, Thái Lan,….) hoặc là cơ quan quản lý nhà nước (Nhật Bản, Trung Quốc). Độc lập ở mức đơn giản nhất là hai cơ quan độc lập trong Bộ Y tế (một đơn vị tổ chức thi, một đơn vị cấp phép). Độc lập cao hơn là Hội nghề nghiệp, Hội Y khoa, Hội đồng Y khoa quốc gia hoặc các hội nghề nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm cấp phép hành nghề. Loại hình thứ ba là phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với hội nghề nghiệp: một cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi còn cơ quan khác chịu trách nhiệm cấp phép dựa trên kết quả thi.60
Tại Việt Nam, đổi mới việc cấp chứng chỉ hành nghề y tư nhân theo
chuẩn quốc tế đã được một số nhà nghiên cứu đề cập và kiến nghị.61
Ở khía cạnh chính trị, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII xác định “Thành lập hội đồng y khoa quốc gia, tổ chức thi, cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn phù hợp thơng lệ quốc tế. Thí điểm giao cho cơ quan độc lập tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề.”62
Bên cạnh đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, số 40/2009/QH 12, Khoản 4, Điều 28 quy định: “Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia tư vấn
với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội nghề nghiệp về y, hội luật gia, cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi
60
Trần Thị Mai Oanh (chủ nhiệm), Vũ Thị Minh Hạnh (đồng chủ nhiệm), Đánh giá những bất cập của các quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnhvà đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung, truy cập tại địa chỉ: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1478&TabI ndex=2&TaiLieuID=2988
61 Đinh Thị Thanh Thủy, Pháp luật về dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế tư nhân ở Việt Nam hiện
nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà
Nội, 2017, tr.132. 62
Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề; đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề; xây dựng các tiêu chuẩn cơng nhận nội dung, hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục và điều kiện đối với các cơ sở thực hiện cập nhật kiến thức y khoa liên tục; quy định nội dung, hình thức và tổ chức kiểm tra để xác nhận bằng văn bản người biết tiếng Việt thành thạo và người đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh”. Để triển khai thực hiện yêu cầu giao cho cơ quan
độc lập tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề, tác giả kiến nghị: thành lập Hội đồng y khoa quốc gia trực thuộc Bộ Y tế là đơn vị chuyên mơn có chức năng tham mưu, tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc thực hiện chức năng cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh ở Việt Nam. Theo đó, Hội đồng y khoa quốc gia có trách nhiệm trong việc xác định tiêu chuẩn chuyên môn, trực tiếp thẩm định chuyên môn của những cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề. Đồng thời, Hội đồng y khoa quốc gia cũng có chức năng định kỳ thẩm định chun mơn để đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế gia hạn chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
3.2.3. Chỉnh sửa quy trình cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của cá nhân
Nên dựa trên một kỳ thi đánh giá năng lực quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như các nước trong khu vực để phù hợp quy luật quốc tế trong cộng đồng khu vực vùng Châu Á và thế giới.
Pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hiện hành dựa trên hồ sơ, các văn bằng chứng chỉ chứ không dựa trên việc đánh giá năng lực thông qua kỳ thi quốc gia, chưa phù hợp theo khu vực Đông nam Á và trên thế giới. Nghiên cứu của Trần Mai Oanh và Vũ Thị Minh Hạnh đã tiến hành tổng quan kinh nghiệm của 23 nước trên thế giới, hiện nay chỉ có Việt Nam, Cambodia, Myanmar và Brunei là không thi chứng chỉ hành nghề. Việt Nam là một trong 3 nước về điều kiện để cấp phép hành nghề đơn giản nhất trong ở khu vực Đông Nam Á và trên thế
giới.63 Mục đích của kỳ thi quốc gia cấp giấy phép hành nghề với tất cả các nước trước hết đều vì lợi ích của cộng đồng (giúp cho người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng), tiếp đến là vì lợi ích của chính cơ sở y tế với đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp (điều kiện để cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng) và vì mục đích đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo y khoa (thơng qua việc khơng ngừng hồn thiện chương trình giảng dạy, đào tạo phù hợp với mong đợi trong thực tế hành nghề), nhằm chuẩn hóa năng lực đầu ra của sinh viên y khoa, bảo đảm khi đã hành nghề dù có học ở bất cứ trường đại học nào cũng đều có năng lực hành nghề
đạt ở một mức chuẩn nhất định.64
Kết quả nghiên cứu của Đề án thành lập, tổ chức, hoạt động của Hội đồng y khoa của Bộ Y tế cho thấy, việc tổ chức kỳ thi quốc gia đánh giá năng lực hành
nghề được nhiều nước thực hiện. Cụ thể là:65
- Ở Nhật Bản, kỳ thi quốc gia được tổ chức để kiểm chứng những kiến thức y học lâm sàng và y tế công cộng cần thiết mà một người bác sỹ nhất thiết phải am hiểu cả về kiến thức lẫn kỹ năng thực hiện. Kỳ thi còn giúp quy chuẩn năng lực hành nghề cho bác sỹ trên cơ sở kiểm chứng lại 60% dung lượng kiến thức mà họ đã được lĩnh hội tại các cơ sở đào tạo y khoa. Đồng thời, còn giúp các cơ sở đào tạo khơng ngừng hồn thiện chương trình bảo đảm chất lượng đầu ra của các sinh viên phù hợp với chuẩn năng lực hành nghề chung.
- Tại Hoa Kỳ, kỳ thi quốc gia cấp phép hành nghề cho bác sỹ Đa khoa được thực hiện nhằm bảo đảm cho những người hành nghề bác sỹ Đa khoa ở tất cả các vùng, miền trong cả nước đều có được năng lực tối thiểu chung; cộng đồng, người dân cũng được biết về chuẩn năng lực này; đồng thời giúp các trường đại học y
63 Trần Thị Mai Oanh (chủ nhiệm), Vũ Thị Minh Hạnh (đồng chủ nhiệm), Đánh giá những bất cập của các quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnhvà đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung, truy cập tại địa chỉ: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1478&TabI ndex=2&TaiLieuID=2988
64 Bộ Y tế, Đề án thành lập, tổ chức, hoạt động của Hội đồng y khoa quốc gia, Dự thảo ngày 30/7/2018 lấy ý kiến Bộ, ngành, địa phương, Hà Nội, tháng 7/2018, tr.6.
65 Bộ Y tế, Đề án thành lập, tổ chức, hoạt động của Hội đồng y khoa quốc gia, Dự thảo ngày 30/7/2018
nhận biết điểm mạnh, điểm yếu trong chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo thơng qua đó giúp cải tiến chương trình đào tạo nhằm đáp ứng tiêu chuẩn năng lực cần có của bác sỹ Đa khoa khi hành nghề, bao gồm: kiến thức y khoa, chăm sóc bệnh nhân, kỹ năng giao tiếp, an toàn cho bệnh nhân và y học chứng cứ.
- Ngoài việc kiểm tra cấp giấy phép, các quốc gia như Vương quốc Anh, Mỹ, Úc và Đức, đang xúc tiến các chương trình kiểm tra liên tục chất lượng lâm sàng của các chuyên gia y tế thông qua đăng ký chất lượng lâm sàng (Clinical Quality Registries) cho từng lĩnh vực chuyên môn. Dữ liệu ghi lại được phân tích và đánh giá để xác định các thay đổi giữa các chương trình. Điều này cung cấp bằng chứng để thúc đẩy cải tiến trong việc đào tạo nhân viên y tế và nghiên cứu khoa học.