Một số khái niệm về nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.1. Vấn đề nghèo và tín dụng cho hộ nghèo

2.1.1. Một số khái niệm về nghèo

Theo các nhà khoa học, nghèo là một vấn đề khó có khái niệm chung để đo lường và hiểu cho thấu đáo. Do đó, tùy vào quan niệm và cách tiếp cận mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về nghèo đói.

Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào 9/2003. Các quốc gia đã thống nhất cao và cho rằng: “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.

Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith cho rằng: “Con người bị coi là nghèo

khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi họ khơng có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết để sống một cách đúng mức”.

Ngân hàng Thế giới cho rằng: Nghèo là khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, dễ bị tổn thưởng, khơng có quyền phát ngơn và khơng có quyền lực.

Một định nghĩa khác thuyết phục hơn rằng, nghèo đói là kết quả của tình trạng bất bình đẳng xã hội và kinh tế trong q trình phát triển nhân loại, có thể xóa bỏ được bằng cách các Chính phủ và tổ chức quốc tế thực hiện những chính sách và cơ chế phù hợp nhằm xóa bỏ chính sự bất bình đẳng về xã hội và kinh tế đó.

Hiểu một cách chung nhất thì nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư vì những lý do nào đó khơng được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, những nhu cầu mà xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh

tế xã hội và phong tục tập quán của chính xã hội đó. Biểu hiện của việc khơng được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản đó, chẳng hạn: là tình trạng thiếu ăn, suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, tỷ lệ tử vong trẻ em, trẻ sơ sinh, tuổi thọ thấp…

Tóm lại các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh: Thứ nhất, không được thụ hưởng những nhu cầu tối thiểu cho con người. Thứ hai: có

mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng dân cư. Thứ ba, thiếu cơ hội lựa

chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng.

Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia.

Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.

- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo

khơng có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn mặc, đi lại.. - Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.

- Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có

những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)