CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1. Vấn đề nghèo và tín dụng cho hộ nghèo
2.1.1. Một số khái niệm về nghèo
Theo các nhà khoa học, nghèo là một vấn đề khó có khái niệm chung để đo lường và hiểu cho thấu đáo. Do đó, tùy vào quan niệm và cách tiếp cận mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về nghèo đói.
Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào 9/2003. Các quốc gia đã thống nhất cao và cho rằng: “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.
Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith cho rằng: “Con người bị coi là nghèo
khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi họ khơng có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết để sống một cách đúng mức”.
Ngân hàng Thế giới cho rằng: Nghèo là khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, dễ bị tổn thưởng, khơng có quyền phát ngơn và khơng có quyền lực.
Một định nghĩa khác thuyết phục hơn rằng, nghèo đói là kết quả của tình trạng bất bình đẳng xã hội và kinh tế trong quá trình phát triển nhân loại, có thể xóa bỏ được bằng cách các Chính phủ và tổ chức quốc tế thực hiện những chính sách và cơ chế phù hợp nhằm xóa bỏ chính sự bất bình đẳng về xã hội và kinh tế đó.
Hiểu một cách chung nhất thì nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư vì những lý do nào đó khơng được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, những nhu cầu mà xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh
tế xã hội và phong tục tập quán của chính xã hội đó. Biểu hiện của việc khơng được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản đó, chẳng hạn: là tình trạng thiếu ăn, suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, tỷ lệ tử vong trẻ em, trẻ sơ sinh, tuổi thọ thấp…
Tóm lại các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh: Thứ nhất, không được thụ hưởng những nhu cầu tối thiểu cho con người. Thứ hai: có
mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng dân cư. Thứ ba, thiếu cơ hội lựa
chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng.
Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia.
Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo
khơng có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn mặc, đi lại.. - Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.
- Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có
những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.
2.1.2. Các thước đo về nghèo
Xác định chỉ số phúc lợi: Những khía cạnh cơ bản của đói nghèo được nêu
trên có thể chia ra làm khía cạnh tiền tệ và phi tiền tệ. Khía cạnh tiền tệ của đói nghèo được phản ánh chủ yếu qua mức chỉ tiêu bình qn đầu người. Cịn khía cạnh phi tiền tệ được dùng để đo tình trạng thiếu thốn về y tế, giáo dục, các mối quan hệ xã hội, sự bất an, kém tự tin hay thiếu quyền lực…
Ngưỡng nghèo là ranh giới để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo. Có hai cách tính để xác định ngưỡng nghèo:
Ngưỡng nghèo tuyệt đối: Là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối
thiểu để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh.
Ngưỡng nghèo tương đối: Phản ánh tình trạng của một bộ phận dân cư
sống dưới mức trung bình của cộng đồng. - Thước đo về nghèo:
Tỷ lệ nghèo (chỉ số đếm đầu người): Quy mơ (diện) đói nghèo của một
quốc gia. Nó cho biết tình trạng nghèo của một quốc gia nhưng có một số hạn chế: Thứ nhất, ngưỡng nghèo của các quốc gia khác nhau nên một người nghèo ở nước này có thể là giàu có ở nước khác. Thứ hai, không chú ý đến mức đói
nghèo mà chỉ quan tâm đến tỷ lệ dân số nằm dưới giới hạn .
Khoảng nghèo: Mức độ sâu của nghèo đói. Nó cho biết chi phi tối thiểu để
đưa tất cả người nghèo lên mức sống ở ngưỡng nghèo. Tuy nhiên việc chuyển giao thu nhập này mất nhiều chi phi hành chính khơng cần thiết
Bình phương khoảng nghèo: Mức độ nghiêm trọng của nghèo, nó có tính
đến những người rất nghèo trong những người nằm dưới ngưỡng nghèo.
2.1.3. Các phương pháp xác định nghèo
2.1.3.1. Phương pháp chi tiêu
Phương pháp này xác định các hộ nghèo dựa trên chi phí cho một giỏ tiêu dùng bao gồm lương thực và phi lương thực, trong đó chi tiêu cho lương thực phải đảm bảo 2100 calo mỗi người/ngày. Các hộ được cho là nghèo nếu như mức tiêu dùng không đạt được mức này. Đây là phương pháp được Tổng cục thống kê sử dụng để xác định hộ nghèo trong các cuộc điều tra mức sống dân cư và điều tra mức sống hộ gia đình.
2.1.3.2. Phương pháp thu nhập
Đây là phương pháp xác định hộ nghèo dựa trên tiêu chuẩn về một mức thu nhập tối thiểu đảm bảo cho họ có một cuộc sống tối thiểu. Theo chuẩn nghèo
thế giới, một người có mức thu nhập thấp hơn 1 USD/ngày được xem là nghèo (chuẩn nghèo 1 đô la). Chuẩn nghèo theo thu nhập ở mỗi quốc gia lại khác nhau, tùy theo mức thu nhập trung bình của quốc gia đó. Ở Việt Nam, chuẩn nghèo theo thu nhập mới nhất do Bộ lao động và thương binh xã hội (LĐTBXH) ban hành áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 là 350 nghìn đồng/người/tháng ở nơng thơn và 450 nghìn đồng/người/tháng ở thành thị.
Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng đồng nhất ở các địa phương.
Bởi vì rất khó để lấy được thơng tin chính xác về thu nhập của các hộ gia đình. Thơng thường người dân có tâm lý khai thấp thu nhập của mình khi được hỏi. Hơn nữa, việc tính tốn đầy đủ các nguồn thu nhập của người dân là rất khó khăn.
2.1.3.3. Phương pháp xếp loại của địa phương
Đây là phương pháp được Bộ LĐTBXH sử dụng để lập danh sách các hộ nghèo đói theo địa phương dựa trên thơng tin được cung cấp từ chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cấp thơn, bản. Dựa trên một số tiêu chí để xác định hộ nghèo do Bộ LĐTBXH cung cấp, chính quyền các thơn sẽ tổ chức bình bầu xem những hộ nào trong thơn là nghèo, sau đó lên danh sách và gửi cho cấp xã, cấp xã sẽ xem xét và trình lên Phịng LĐTBXH cấp huyện để cấp sổ hộ nghèo cho hộ đó. Thơng tin này được sử dụng để xác định những hộ nghèo nhất được hưởng các chương trình trợ cấp đặc biệt như: tín dụng ưu đãi, thẻ khám chữa bệnh miễn phí, nước sạch, trợ cấp nhà ở… Vì số tiền trợ cấp thường ít nên mỗi lần như vậy các thơn phải bình bầu xem ai sẽ là người đáng được hưởng trợ cấp, do vậy danh sách các hộ nghèo có thể được thay đổi mỗi khi có các chương trình trợ cấp mới.
2.1.3.4. Phương pháp vẽ bản đồ nghèo đói
Phương pháp này do Nicholas Minot, Bob Baulch, Micheal Epprecht (IFPRI) phối hợp với Nhóm tác chiến lập bản đồ nghèo đói liên bộ (2003) sử dụng để ước lượng các chỉ số nghèo đói ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Phương
pháp này kết hợp giữa phỏng vấn sâu của điều tra hộ với phạm vi rộng để tính mức chi tiêu dự báo của hộ. Mức chi tiêu dự báo được dùng để phản ánh mức sống của hộ và so sánh mức độ nghèo đói giữa các vùng khác nhau.
2.1.4. Chuẩn nghèo
Trên thế giới, các quốc gia thường dựa vào tiêu chuẩn về mức thu nhập của Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra để phân tích tình trạng nghèo của quốc gia.
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn nghèo đói theo sự phân loại của World Bank
Khu vực Mức thu nhập tối thiểu USD/ngày
Các nước đang phát triển 1
Châu mỹ la tinh và caribe 2
Các nước phát triển 14,4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng thế giới)
Mỗi quốc gia cũng xác định mức thu nhập tối thiểu riêng của nước mình dựa vào điều kiện cụ thể về kinh tế của từng giai đoạn phát triển nhất định, do đó mức thu nhập tối thiểu được thay đổi và nâng dần lên.
Theo báo cáo về tình hình nghèo đói của Ngân hàng thế giới, với chuẩn nghèo trên, số người sống dưới mức nghèo khổ trên thế giới đã giảm rõ rệt trong vòng 15 năm qua (1981-2005), song tốc độ giảm nghèo vẫn chậm và số người nghèo vẫn còn rất lớn.
Đến năm 2008, Ngân hàng thế giới đã nâng từ 1 USD/người/ngày lên 1,25USD/người/ngày (theo chỉ số giá cả năm 2005). Theo tiêu chuẩn này, số người nghèo trên thế giới đã giảm từ 1,9 tỷ người xuống cịn 1,4 tỷ người trong vịng ¼ thế kỷ.
Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế vừa thơng qua một Chương trình phát triển bền vững với mục tiêu loại bỏ nghèo đói cùng cực vào năm 2030, dự báo mới nhất vừa được Ngân hàng Thế giới công bố cho thấy số lượng người trên thế giới phải sống trong nghèo đói cùng cực sẽ lần đầu tiên giảm xuống dưới
ngưỡng 10% vào năm 2015. Mức chuẩn nghèo quốc tế mới được thiết lập ở mức 1,90 USD mỗi ngày, trong đó bao gồm các dữ liệu mới về những chênh lệch trong chi phí sinh hoạt giữa các quốc gia. Ngưỡng mới này duy trì sức mua thực tế của ngưỡng trước (1,25 USD mỗi ngày theo giá cả của năm 2005) trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Dựa trên ngưỡng mới này (và dữ liệu gần đây của mỗi quốc gia về mức sống), WB kỳ vọng số lượng người nghèo trên toàn thế giới dự kiến sẽ giảm từ 902 triệu vào năm 2012 xuống còn 702 triệu người vào năm 2015 (tương ứng với mức giảm từ 12,8% xuống còn 9,6% dân số thế giới).
Ở Việt Nam, tiêu chí xác định hộ nghèo để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước dành cho người nghèo phải căn cứ vào chuẩn nghèo mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành trong từng giai đoạn.
(1) Giai đoạn 2001-2005
Giai đoạn này chuẩn hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 143/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 1/11/2000 như sau: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/tháng, tương đương 960.000 đồng/năm; Vùng nông thôn cho đồng bằng: 100.000 đồng/tháng hay 1.200.000 đồng/năm; Vùng thành thị: 150.000 đồng/tháng hay 1.800.000 đồng/năm.
Những hộ có mức thu nhập bình qn đầu người dưới mức quy định trên được xác định là hộ nghèo.
(2) Giai đoạn 2006-2010
Giai đoạn này chuẩn nghèo được xác định theo Quyết định 170/2005/QĐ– TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ như sau: Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/tháng (3.120.000đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Giai đoạn từ năm 2011-2015 chuẩn nghèo được áp dụng theo quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày 1/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ: Khu vực nơng thơn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đồng/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng- 520.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo; Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000đồng/tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng – 650.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo.
(3) Giai đoạn 2011 - 2015
Giai đoạn này chuẩn nghèo được xác định theo Quyết định 09/2011/QĐ– TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ như sau:Hộ nghèo ở nơng thơn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.; Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình qn từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống; Hộ cận nghèo ở nông thơn là hộ có mức thu nhập bình qn từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng; Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình qn từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
2.2. Các quan điểm tín dụng cho người nghèo
2.2.1. Vai trị của tín dụng trong việc giảm nghèo ở nơng thơn
Tín dụng được các nhà kinh tế cơng nhận là có vai trị trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về tầm quan trọng của nó trong phát triển nơng nghiệp và giảm nghèo đói ở các nước đang phát triển. Có hai trường phái:
Trường phái “học thuyết phát triển”(hay trường phái trọng cung): cho rằng tín dụng là đầu vào quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đói, và được coi là cơng cụ để đạt được mục đích cuối cùng là phát triển kinh tế.
Trường phái “Sòng bạc” (hay trường phái trọng cầu): cho rằng tín dụng là kết quả của phát triển kinh tế, “khơng có bằng chứng hay căn cứ nào chứng minh
ảnh hưởng tích cực của phát triển tín dụng lên q trình tăng trưởng kinh tế về mức độ, thời điểm và khu vực”
Tín dụng có vai trị trong phát triển kinh tế nhưng nó chỉ được coi là một trong những điều kiện cần và là trung gian cho phát triển. Vì vậy, tín dụng có vai trị trong phát triển nơng nghiệp và xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn như sau:
Thứ nhất: Là giúp giảm chi phí trao đổi và giao dịch, mở rộng thị trường
hàng hóa dịch vụ và phạm vi phân công lao động.
Thứ hai: Là cung cấp nguồn để mua các vật tư cần thiết đầu tư cho sản
xuất nông nghiệp.
Thứ ba: Là giúp đẩy mạnh q trình thương mại hóa sản xuất nơng nghiệp
cũng như thay đổi cơ cấu nông nghiệp.
Thứ tư: Là cung cấp tín dụng được coi là cơng cụ chủ chốt nhằm phá vỡ
vịng luẩn quẩn của đói nghèo.
Thứ năm: Là giữa tín dụng, phát triển nơng thơn và giảm nghèo đói có
một mối quan hệ rất chặt chẽ. Tín dụng thúc đẩy phát triển nông thôn, giảm nghèo đói, thu nhập người nghèo tăng sẽ làm cho hệ thống tín dụng nơng thơn phát triển hơn.
Mặc dù có nhiều tranh cãi về vai trị của tín dụng trong phát triển và giảm nghèo đói ở nơng thơn nhưng có một thực tế chứng minh là tín dụng ln chiếm một vị trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp-nông thôn và giảm nghèo.
Cơ sở kinh tế học của tín dụng vi mơ: giá trị hoàn trả biên của những khoản vay nhỏ có hình dạng đường cong hữu dụng biên. Người nghèo có khả năng kinh doanh sinh lợi đạt được lợi nhuận trên mỗi đơn vị vốn lớn hơn người khá giả và sẵn sàng trả lãi vay cao hơn cho những khoản tín dụng từ ngân hàng (Võ Khắc Thường và Trần Văn Hoàng, 2013).
Lý thuyết thông tin bất cân xứng giữa người VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3 39 cho vay và người đi vay: Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch một bên có thơng tin
đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại. Hai hành vi thường được đề cập đến trong hoạt động tài chính là lựa chọn bất lợi (lựa chọn ngược) của người cho vay