Khảo lượt các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.5. Khảo lượt các nghiên cứu thực nghiệm

2.5.1. Tín dụng vi mơ tại Việt Nam.

Theo Võ Khắc Thường và Trần Văn Hoàng ( 2013), từ năm 1993 đến năm 2006 42% dân số (khoảng 35 triệu dân) đã thốt khỏi cảnh đói nghèo, giảm tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo quốc gia từ 58% xuống còn 16%, đến năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm xuống còn 14,2% , tuy đây là một tỷ lệ ấn tượng, song Việt Nam vẫn có 12,3 triệu dân sống trong nghèo đói (Báo cáo phát triển 2008, ngân hàng thế giới), theo nhận định của ADB, các khoản tín dụng tín dụng vi mơ nhỏ ở Việt Nam tương đương 4%GDP. Tuy nhiên các tổ chức tín dụng vi mơ hoạt động ở thị trường Việt Nam mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của người nghèo, 60% còn lại với khoảng hơn 12 triệu người nghèo chưa tiếp cận được dịch vụ này.

Thời báo ngân hàng (2014), Tín dụng vi mơ cơ hội để người nghèo tiếp cận dịch vụ tài chính: Nghiên cứu của Nhóm cơng tác tài chính vi mơ cho thấy tài chính vi mơ đã cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người nghèo có thu nhập thấp, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho hàng triệu hộ gia đình.Thơng tin được các diễn giả đưa ra tại Hội thảo “Tín dụng vi mơ bền vững và trách nhiệm tại Việt Nam - Thực trạng và phương hướng phát triển”, do NHNN, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và một số đơn vị trong và ngoài nước tổ chức ngày 19/8 tại Hà Nội, có chung một nhận định: Việt Nam là một trong

những quốc gia tại Đơng Nam Á có tỷ lệ tiếp cận dịch vụ tài chính thấp. Chỉ có 21% số người trưởng thành có tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức.

Nguyễn Thị Minh Hương và cộng sự (2012), Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Tín dụng vi mơ và việc tiếp cận của người nghèo ở nông thôn. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các mặt chính sách,và những tác động có thể có của WTO đến các dịch vụ tín dụng vi mơ ở Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành phân tích các thách thức của tồn cầu hố, WTO và của những chính sách có thể tác động tồn diện đến tín dụng vi mơ cả về chính sách lẫn thực tiễn. Nghiên cứu cũng mơ tả q trình phát triển dịch vụ tín dụng vi mơ và đưa ra ví dụ về hoạt động của một số tổ chức tín dụng vi mơ ở Việt Nam. Với phương pháp nghiên cứu toàn diện gồm tổng hợp tài liệu, phân tích số liệu và trao đổi ý kiến với những người tham gia tín dụng, báo cáo nghiên cứu đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, những gì cịn thiếu trong chính sách về tín dụng vi mơ, đưa ra một số khuyến nghị đối với giới hoạch định chính sách và các nhà hoạt động thực tiễn về tín dụng vi mô ở Việt Nam trong thời gian tới.

Nghiên cứu của Phan Đình Khơi (2012), Tác giả xác định các yếu tố tác động đến tiếp cận tín dụng vi mơ và tác động của nó cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả sử dụng dữ liệu khảo sát riêng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (MRD), đồng thời kết hợp với dữ liệu bảng thứ cấp VHLSS trong hai năm 2006 và 2008 để tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến tiếp cận tín dụng và tác động của tiếp cận tín dụng lên mức sống hộ gia đình khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh xu hướng điểm với dữ liệu chéo cho dữ liệu MRD để đánh giá tác động tín dụng vi mơ lên thu nhập hộ gia đình theo phương ngang kết quả tìm thấy tác động tích cực của tín dụng lên chi tiêu hộ gia đình nhưng khơng có tác động đến thu nhập của hộ. Phương pháp Biến công cụ và hiệu quả cố định (IV-FE) được tác giả sử dụng để xem xét tác động của tham gia tín dụng lên thu nhập và chi tiêu hộ gia đình. Kết quả cho thấy một tác động tích cực được tìm thấy cho cả thu nhập và chi tiêu hộ

gia đình, ước lượng kết quả của các hộ dân thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có mức tác động từ tín dụng lên thu nhập và chi tiêu cao hơn bình quân cả nước.

2.5.2. Tín dụng vi mơ trên thế giới.

Theo Kbandker (2005), hoạt động tín dụng vi mô thông thường có lợi nhuận thấp và nhu cầu thị trường thấp. Do đó có thể đưa ra giả thuyết rằng tác động giảm nghèo của tín dụng vi mơ là khiêm tốn, thậm chí khơng tồn tại. Nếu đúng như vậy, các tác động giảm nghèo của tín dụng vi mơ được quan sát ở cấp đại diện cho một trong hai người tham gia phân phối lại thu nhập hoặc thu nhập ngắn hạn từ sự can thiệp tín dụng vi mơ. Bài viết này xem xét các tác động của tín dụng vi mơ vào xóa đói giảm nghèo ở cả hai người tham gia và mức độ sử dụng dữ liệu tổng hợp của bảng điều khiển từ Bangladesh. Kết quả cho thấy tiếp cận với tín dụng vi mơ góp phần xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là cho người tham gia nữ, và xố đói giảm nghèo tổng thể ở cấp thơn. Tín dụng vi mơ do đó giúp khơng chỉ người nghèo mà cịn là cho nền kinh tế địa phương.

Jonathan Morduch, Babara Haley,2001. Trong nghiên cứu “Phân tích ảnh hưởng của tín dụng vi mơ tới giảm nghèo” (Analysis of effects of microfinance on poverty reduction), đã phân tích ảnh hưởng của tín dụng vi mơ tới giảm nghèo, đã chứng minh tín dụng vi mơ là cơng cụ hữu hiệu nhất trong xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên giống như nhiều cơng cụ phát triển khác nó khơng đi sâu vào tầng lớp người nghèo trong xã hội, tín dụng vi mơ khơng phải dành cho tất cả mọi người và khơng phải mọi khách hàng đều tiếp cận được tín dụng vi mơ, người nghèo bị tâm thần tàn tật là những người sống dưới mức nghèo, đây là nhóm người cần được hỗ trợ cơ bản trực tiếp.

Theo Remenyi và cộng sự (2000). Tín dụng vi mô và giảm nghèo: Trường hợp nghiên cứu từ châu Á và Thái Bình Dương. New York. 79 p. 131-134, 253- 263. Thu nhập của hộ gia đình được tiếp cận với tín dụng cao hơn so với các hộ gia đình so sánh khơng được tiếp cận với nguồn tín dụng đáng kể. Tại Indonesia

một 12,9 phần trăm tăng trung bình hàng năm thu nhập từ cho vay đã được quan sát trong khi chỉ có 3 phần trăm gia tăng đã được báo cáo từ những người khơng vay (nhóm chứng). Remenyi lưu ý rằng, tại Bangladesh, một 29,3 phần trăm tăng trung bình hàng năm thu nhập được ghi nhận và tăng trung bình 22 phần trăm hàng năm thu nhập từ không vay. Sri-Lanka chỉ tăng 15,6 thu nhập từ cho vay, 9 phần trăm tăng từ không vay. Trong trường hợp của Ấn Độ, 46 phần trăm tăng trung bình hàng năm thu nhập được báo cáo ở những người vay với 24 phần trăm tăng từ báo cáo không vay. Các hiệu ứng cao hơn đối với những người chỉ dưới mức nghèo khổ trong khi cải thiện thu nhập là thấp nhất trong số những người rất nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)