Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 72 - 74)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng hộ nghèo tại huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang

3.4.2. Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID)

Ngày nay, phương pháp Khác biệt trong khác biệt được sử dụng khá rộng rãi trong nghiên cứu để đánh giá tác động của một chính sách kinh tế, một phương pháp chữa bệnh mới, hay một công nghệ mới, chiến lược kinh doanh mới… Để áp dụng được phương pháp DID, cần phải có số liệu bảng, tức là số liệu phải vừa phản ánh thông tin theo thời gian vừa phản ánh thông tin chéo của nhiều đối tượng quan sát khác nhau.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách chia các đối tượng phân tích thành hai nhóm, một nhóm được áp dụng chính sách (nhóm tham gia), nhóm cịn lại khơng được áp dụng chính sách (gọi là nhóm so sánh). Gọi D là biến giả phản ánh nhóm quan sát, D=0: hộ quan sát thuộc nhóm so sánh, D=1: hộ quan sát

thuộc nhóm tham gia. Một giả định quan trọng của phương pháp này là hai nhóm này phải có đặc điểm tương tự nhau vào thời điểm trước khi áp dụng chính sách. Do đó đầu ra của hai nhóm này phải có xu hướng biến thiên giống nhau theo thời gian nếu khơng có chính sách.

Gọi Y là đầu ra của chính sách (thu nhập, lợi nhuận, …). Với T=0 là trước khi có chính sách, T=1 là sau khi chính sách. Trước khi áp dụng một chính sách hay chương trình mới, tiến hành thu thập thông tin về đầu ra (Y) của cả hai nhóm và so sánh xem có sự khác nhau như thế nào. Sau đó, áp dụng chính sách lên nhóm tham gia và khơng áp dụng chính sách lên nhóm so sánh. Khi chương trình kết thúc hoặc sau một thời gian áp dụng nhất định, thu thập thông tin về đầu ra của hai nhóm này một lần nữa. So sánh sự khác biệt trước và sau khi có chính sách trong đầu ra của cả hai nhóm. Nếu có sự khác biệt trong mức độ biến thiên trong đầu ra giữa hai nhóm này thì đó chính là tác động của chính sách. Kết quả này vừa phản ánh sự khác biệt về mặt thời gian trước và sau khi có chính sách vừa phản ánh sự khác biệt chéo giữa nhóm tham gia và nhóm khơng tham gia. Vì thế được gọi là khác biệt trong khác biệt (khác biệt kép).

Phương pháp DID được mô tả cụ thể như sau:

Vào thời điểm trước khi có chính sách, đầu ra của nhóm so sánh là Y00 (D=0, T=0) và đầu ra của nhóm tham gia là Y10 (D=1, T=0). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này trước khi có chính sách là Y10-Y00.

Tại thời điểm x nào đó sau khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm so sánh là Y01 (D=0, T=1) và đầu ra của nhóm tham gia là Y11 (D=1, T=1). Khi đó, chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này là Y11-Y01.

Ước lượng DID Đầu ra, Y Y11[D=1] Y10[D=1] Y01 [D=0] Y00 [D=0] T= 0 T = 1 Thời gian, T

(Nguồn: Nguyễn Xn Thành, 2006, Phân tích tác động chính sách cơng)

Đồ thị trên đây mô tả phương pháp DID. Giả thiết tối quan trọng của phương pháp này là nếu khơng có chính sách thì đầu ra của nhóm so sánh và nhóm tham gia có xu hướng biến thiên như nhau. Sự khác nhau trong biến thiên theo thời gian giữa hai nhóm này là do tác động của chính sách hay chương trình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)