CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.2. Các quan điểm tín dụng cho người nghèo
2.2.1. Vai trị của tín dụng trong việc giảm nghèo ở nơng thơn
Tín dụng được các nhà kinh tế cơng nhận là có vai trị trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về tầm quan trọng của nó trong phát triển nông nghiệp và giảm nghèo đói ở các nước đang phát triển. Có hai trường phái:
Trường phái “học thuyết phát triển”(hay trường phái trọng cung): cho rằng tín dụng là đầu vào quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đói, và được coi là cơng cụ để đạt được mục đích cuối cùng là phát triển kinh tế.
Trường phái “Sòng bạc” (hay trường phái trọng cầu): cho rằng tín dụng là kết quả của phát triển kinh tế, “khơng có bằng chứng hay căn cứ nào chứng minh
ảnh hưởng tích cực của phát triển tín dụng lên q trình tăng trưởng kinh tế về mức độ, thời điểm và khu vực”
Tín dụng có vai trị trong phát triển kinh tế nhưng nó chỉ được coi là một trong những điều kiện cần và là trung gian cho phát triển. Vì vậy, tín dụng có vai trị trong phát triển nơng nghiệp và xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn như sau:
Thứ nhất: Là giúp giảm chi phí trao đổi và giao dịch, mở rộng thị trường
hàng hóa dịch vụ và phạm vi phân công lao động.
Thứ hai: Là cung cấp nguồn để mua các vật tư cần thiết đầu tư cho sản
xuất nông nghiệp.
Thứ ba: Là giúp đẩy mạnh q trình thương mại hóa sản xuất nơng nghiệp
cũng như thay đổi cơ cấu nông nghiệp.
Thứ tư: Là cung cấp tín dụng được coi là cơng cụ chủ chốt nhằm phá vỡ
vịng luẩn quẩn của đói nghèo.
Thứ năm: Là giữa tín dụng, phát triển nơng thơn và giảm nghèo đói có
một mối quan hệ rất chặt chẽ. Tín dụng thúc đẩy phát triển nông thôn, giảm nghèo đói, thu nhập người nghèo tăng sẽ làm cho hệ thống tín dụng nơng thơn phát triển hơn.
Mặc dù có nhiều tranh cãi về vai trị của tín dụng trong phát triển và giảm nghèo đói ở nơng thơn nhưng có một thực tế chứng minh là tín dụng ln chiếm một vị trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp-nông thôn và giảm nghèo.
Cơ sở kinh tế học của tín dụng vi mơ: giá trị hoàn trả biên của những khoản vay nhỏ có hình dạng đường cong hữu dụng biên. Người nghèo có khả năng kinh doanh sinh lợi đạt được lợi nhuận trên mỗi đơn vị vốn lớn hơn người khá giả và sẵn sàng trả lãi vay cao hơn cho những khoản tín dụng từ ngân hàng (Võ Khắc Thường và Trần Văn Hoàng, 2013).
Lý thuyết thông tin bất cân xứng giữa người VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3 39 cho vay và người đi vay: Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch một bên có thơng tin
đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại. Hai hành vi thường được đề cập đến trong hoạt động tài chính là lựa chọn bất lợi (lựa chọn ngược) của người cho vay và tâm lý ỷ lại (rủi ro đạo đức) của người đi vay do thông tin bất cân xứng. Lựa chọn ngược là hậu quả của thông tin bất cân xứng trước khi giao dịch xảy ra. Tâm lý ỷ lại là hậu quả của thông tin bất cân xứng sau khi giao dịch đã xảy ra (Begg và cộng sự, 2007) Lý thuyết kinh tế phát triển: nguồn vốn cho người nghèo rất quan trọng. Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập hộ gia đình thấp. Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp. Tiết kiệm thấp lại là nguyên nhân của sự thiếu hụt vốn đầu tư, và lại dẫn đến thu nhập thấp, đó chính là vịng lẩn quẩn của nghèo (Nguyễn Trọng Hoài, 2007).
Lý thuyết sinh kế bền vững: một trong những tính năng mạnh mẽ của TDVM là một phương tiện giải quyết đói nghèo, nó đặt nguồn lực tài chính trực tiếp vào tay của người nghèo, cung cấp vốn tài chính cần thiết theo mức cho phép để người nghèo sử dụng hiệu quả hơn vốn con người và vốn xã hội mà họ đang sở hữu (Lê Kiên Cường, 2013). Hulme và Mosley (1996, trích trong Nichols 2004), đã nghiên cứu ảnh hưởng của TDVM đến từng đối tượng hộ nghèo, nghiên cứu được thực hiện ở 13 tổ chức TDVM tại 7 quốc gia.
Bằng chứng cho thấy tác động của một khoản vay vào thu nhập của những đối tượng người nghèo theo mức độ khác nhau, đối tượng nghèo nằm ở “giữa” và “trên” nghèo có nhiều khả năng được hưởng lợi nhiều hơn “lõi” nghèo. Khách hàng ở “trên” ngưỡng nghèo sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đầu tư công nghệ để tăng khả năng tạo ra thu nhập. Trong khi đó những người ở “lõi” của nghèo thường vay để lại trang trải chi phí sinh hoạt, có xu hướng đầu tư nhỏ, manh mún, hiếm khi đầu tư vào công nghệ mới.
Thu nhập từ khoản vay của người nghèo (1988 - 1992) tăng bình qn trên các nhóm khác nhau, từ 10 - 12% ở Indonesia, khoảng 30% ở Bangladesh và Ấn Độ đối với những hộ nghèo có tham gia chương trình TDVM. Nichols (2004) đã nghiên cứu về các tác động của TDVM đến cuộc sống của người nghèo ở nông
thôn Trung Quốc. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra thực tế tại huyện nghèo, có chương trình tín dụng vi mơ đã hoạt động trong 7 năm. Nghiên cứu cho thấy rằng, tham gia chương trình có tác động tích cực đến cuộc sống của khách hàng vay, đặc biệt về an ninh kinh tế, người dân cảm thấy tự tin vào bản thân và nâng cao khả năng quản lý tài chính của chính họ. Nghiên cứu cho thấy thu nhập của người vay vốn tăng hơn ba lần so với những người khơng vay vốn từ chương trình TDVM và những người đi vay là người nghèo nhất thì tốc độ tăng của thu nhập nhanh hơn những người vay có điều kiện tương đối.
Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2005) đã thu thập số liệu từ 640 hộ nông dân ở Ninh Thuận và 619 hộ nơng dân ở Bình Phước làm nguồn số liệu chính cho đề tài. Các số liệu được phân tích dựa trên mơ hình kinh tế lượng, với hàm hồi quy Logistic. Biến phụ thuộc là chi tiêu bình quân/người, các biến giải thích là: việc làm, dân tộc thiểu số, diện tích đất canh tác, được vay vốn là những biến số có ý nghĩa thống kê để giải thích ngun nhân ảnh hưởng tới nghèo đói của hộ nơng dân. Khi các yếu tố khác không thay đổi, với xác suất nghèo của một hộ gia đình là 30% ở Ninh Thuận cho thấy nếu hộ này được vay vốn tín dụng chính thức thì xác suất nghèo của hộ sẽ giảm xuống 20,7%; ở Bình Phước, cho thấy nếu hộ này được vay vốn tín dụng chính thức thì xác suất nghèo của hộ sẽ giảm xuống 29% . Lê Việt Phương (2012) nghiên cứu về tác động của TDVM đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình nghèo tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả khảo sát 250 mẫu ngẫu nhiên đại diện cho những hộ nghèo tham gia TDVM trên phạm vi tồn huyện Bình Chánh.
Các biến trình độ học vấn, có việc làm, số tiền vay vốn, tập huấn, tương quan ý nghĩa với biến tình trạnh nghèo với mức ý nghĩa 1%, và mục đích sử dụng vốn vay với mức ý nghĩa 5%; biến giới tính của chủ hộ và quy mơ hộ khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy 2 nhóm nhân tố có tác động tích cực đến khả năng thốt nghèo của hộ đó là nhóm nhân tố thuộc bản thân hộ gia đình nghèo (trình độ học vấn và số người có việc làm trong hộ) và
nhóm nhân tố thứ 2, nhóm nhân tố TDVM, cũng góp phần khơng nhỏ cho việc thốt nghèo của hộ (tổng số tiền vay, số lần tham gia tập huấn từ chương trình TDVM, mục đích sử dụng vốn của hộ).
2.2.2. Các trường phái lý thuyết về tín dụng cho người nghèo
Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với phát triển, đặc biệt là phát triển nông nghiệp và giảm tỷ lệ nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên mức độ tác động của hệ thống tín dụng lại chủ yếu phụ thuộc vào các chính sách mà chính phủ của nước sở tại áp dụng. Các chính sách khác nhau xuất pháp từ các trường phái khác nhau. Chúng ta chỉ tập trung vào 5 trường phái đang ảnh hưởng nhiều nhất đến việc hoạch định chiến lược cho việc cung cấp tín dụng cho phát triển và giảm nghèo ở nông thôn sau:
2.2.2.1. Trường phái cổ điển
Trường phái cổ điển rất phổ biến trong thời kỳ những năm 60 và nửa đầu thế kỉ 70. Trường phái này bị ảnh hưởng bởi quan điểm của Nurske về vòng luẩn quẩn đối với quá trình phát triển ở hầu hết các nước kém phát triển và quan điểm cũ tồn tại trước thập kỷ 60 cho rằng nơng nghiệp có vai trị bị động trong phát triển kinh tế.
Phương pháp tiếp cận cổ điển này ngẫu nhiên trùng hợp với chiến lược” Cách mạng xanh”, chiến lược ISI và “ngành công nghiệp non trẻ” cho rằng cần cung cấp tín dụng rẻ cho những khu vực ưu tiên.
Xuất pháp từ những quan điểm của những học thuyết kinh tế trên, ý tưởng chính của trường phái này là:
Thứ nhất: Tập trung vào cung cấp tín dụng, vì vậy cịn được gọi là trường
phái“ trọng cung”. Tăng tín dụng sẽ cho phép sản xuất và đặc biệt trong khu vực nông nghiệp, áp dụng kỹ thuật mới, sản lượng sẽ tăng. Tín dụng trong khu vực khơng chính thức cung cấp thường có lãi suất rất cao và thời hạn ngắn mà hầu hết nông dân không chịu nổi, như vậy thiếu vốn vay đã trở thành trở ngại chính trong áp dụng kỹ thuật tiên tiến và mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông
nghiệp. Sản lượng thấp gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế.
Thứ hai: Để tăng khối lượng tín dụng phục vụ phát triển và đẩy những
người có chuyên cho vay nặng lãi ra khỏi thị trường tín dụng, một chính sách cho vay lãi suất thấp và chương trình tín dụng trợ giá đã được đề xuất.
Thứ ba: Là nông dân nghèo và sản xuất nhỏ chỉ được lợi từ các chính sách
và chương trình tín dụng bao cấp.
Thứ tư: Coi những người cho vay chuyên nghiệp ở khu vực khơng chính
thức là những kẻ độc quyền cho vay nặng lãi, bóc lột người nghèo bằng lãi suất cắt cổ. Chính phủ các nước phát triển đang sử dụng phương pháp này để giải quyết vấn đề tín dụng thị trường tín dụng nơng thơn và sử dụng tín dụng bao cấp như là công cụ hữu hiệu phục vụ phát triển nơng thơn và giảm nghèo đói ở vùng nơng thơn.
Tuy nhiên, Vẫn cịn nhiều hồi nghi về tính đúng đắn và tính hiệu quả của
trường phái này và còn nhiều tranh cãi xuất phát từ những quan điểm khác nhau.
2.2.2.2. Trường phái kiềm chế tài chính
Chính phủ của hầu hết các nước đang phát triển đều coi tín dụng là một mối quan tâm lớn. cho vay trực tiếp thay thế cho vay đầu tư làm cục diện rủi ro từ phía ngân hàng và người vay chuyển sang phía chính phủ.Bằng các quyết định đầu tư tài chính, các cơ quan quản lý của chính phủ đã trở thành các ngân hàng và nhà kinh doanh không chuyên, quản lý theo hướng kế hoạch hóa tập trung, đẩy khu vực tư nhân nơi có rủi ro cao và lợi nhuận cũng rất cao, xuống vị trí thứ yếu trong nền kinh tế.
Các chính sách phát triển thực hiện trong vài thập kỷ qua đã chỉ ra một bài học lớn: Việc nhà nước chi phối nền kình tế và hệ thống tài chính đã dẫn đến tình trạng kinh tế kém phát triển. cơng cụ chính làm kìm hãm sự phát triển hệ thống tài chính là khống chế lãi suất, tín dụng theo mục tiêu chỉ định, lãi suất ưu đãi và sự hạn chế về mặt pháp lý đối với tính thể chế của các tổ chức tài chính.
Tác động của việc kiểm sốt, chi phối và kìm hãm tài chính đối với sự phát triển của hệ thống tài chính là rất lớn.
Tiền lãi thu được rất thấp và đơi khi tiền gửi cịn bị giảm đi do lạm phát đã khơng khuyến khích được dân chúng gửi tiết kiệm, trần lãi suất cản trở ngân hàng đạt được doanh thu đủ bù đắp chi phí. Để bù đắp những khoản bị lỗ ngân hàng lại mở rộng quy mơ tiền cho vay, chính vì vậy lại hạn chế khả năng tiếp cận của họ tới người nghèo, những người thường vay món nhỏ.
Ở một số nước lãi suất hoàn toàn trái ngược- lãi suất tiền gửi lớn hơn lãi suất tiền vay- theo phản ứng di truyền làm suy yếu khả năng tự vững về tài chính của tổ chức tài chính và ngân hàng hồn tồn lệ thuộc vào trợ cấp của chính phủ. Cho vay bao cấp của chính phủ đã dẫn đến tình trạng lựa chọn người vay bị sai lệch, những người khá giả có nhiều mối quan hệ hơn, được tin tưởng hơn thường cố gắng tìm mọi cách để tiếp cận đến nguồn vốn rẻ và vì vậy mà người nghèo thường khó chen vào các chương trình nay.
Cung cấp tín dụng chỉ định chính là nguyên nhân làm cho người vay chuyển vốn vay cho mục tiêu khác. Cả hai hoạt động cho vay bao cấp và theo đối tượng mục tiêu đồng thời đã dẫn đến một kết quả là vốn được cung ứng cho các hoạt động kinh tế thứ yếu và nhiều khi không cần thiết.
2.2.2.3. Trường phái “OHIO”
Trường phái kiểm soát tài chính do các nhóm nghiên cứu ở trường Đại học Tổng hợp bang Ohio, Hoa Kỳ khởi xướng vì vậy cịn được gọi là trường phái “Ohio” Trường phái ohio bị ảnh hưởng sâu sắc của lý thuyết phát triển trong thời gian đó. Đánh giá về nơng gia nhỏ và nông dân, Shultz đã đưa ra bằng chứng chứng minh nông dân thuần túy ở các nước nghèo không chỉ nhạy bén với giá cả và các nhân tố khác của thị trường mà còn biết phân bổ nguồn lực có hiệu quả. Trường phái này ủng hộ sự tự do hóa hoạt động tài chính và hướng trọng tâm vào cả cung tiết kiệm cũng như cầu về tín dụng, tín dụng khơng chỉ
được coi vào đầu vào trong khâu sản xuất mà còn là đầu vào trong quá trình hoạt động của các trung gian tài chính.
2.2.2.4. Trường phái thể chế kiểu mới
Trường phái này ra đời và phát triển dựa trên những lập luận của trường phái kiềm chế tài chính và thực tiễn giải quyết vấn đề phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển.
Các học giả của trường phái này nghi nghờ giả thuyết cổ điển về thị trường hoàn hảo. Quan điểm chung của họ được phân loại như sau:
Thị trường tín dụng nơng thơn ở hầu hết các nước đang phát triển đều có nét nổi bật là thơng tin khơng hồn hảo, thơng tin khơng cân xứng và để mất một số thị trường. Trường phái này coi thông tin là hàng hóa giống như các hàng hóa khác đạt được thông qua một số khoản chi phí biên tương đương với giá trị biên”.
Quan điểm về cung cấp tín dụng và nợ khó địi được đưa ra. Trường phái này coi cung cấp tín dụng cũng như thị trường tín dụng nơng thơn khơng hồn hảo và bị chia cắt không phải là kết quả của sự can thiệp của chính phủ mà là kết quả của chi phí giao dịch khơng có số khơng.
Đề cập đến vấn đề tài sản thế chấp và giải pháp kiến nghị. Nông dân luôn vấp phải những khó khăn trong vấn đề thế chấp khi đi vay, đặc biệt là người nghèo. Quan điểm này cho rằng vấn đề trên được giải quyết bằng vấn đề “tín chấp” thông qua sự đảm bảo của hợp tác xã và các nhóm nơng dân được thành lập chính thức nhằm giúp đỡ người nghèo vượt qua tình trạng thiếu vốn
Quan điểm về thị trường tín dụng khơng chính thức. thực tế cả trường phái cổ điển và trường phái kiềm chế tài chính chỉ lý giải được một phần hoạt động của thị trường khơng chính thức. Những học giả xây dựng trường phái này cho rằng tình trạng thơng tin khơng hồn hảo có thể lý giải tốt hơn những đặc điểm chung: (i) tỷ lệ lãi suất tiền gửi và tiền vay khơng chính thức nói chung đều cao