Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 63 - 65)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng vi mô trên địa bàn huyện Giang

3.2.1.1. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Được thành lập vào năm 1988 từ NH nghiệp Việt Nam, hiện nay NH NNo&PTNT được xem như một bộ phận của NH Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng NNo&PTNT hướng tới tất cả các tổ chức kinh doanh và những hộ nông dân ở vùng nơng thơn của Việt Nam. Bởi vì sự mở rộng của mạng lưới, ngân hàng đã trở thành một trong những tổ chức tài chính chính thức lớn nhất ở Việt Nam. Hệ thống này có đặc điểm bởi số lượng lớn các chi nhánh nằm rải rác ở Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. NH NNo&PTNT có khoảng 2.000 chi nhánh ở khắp ba miền. Qua phối hợp với Hội nông dân, hội phụ nữ đã

lập được hơn 99.000 tổ, nhóm vay vốn tiết kiệm. Việc xây dựng tổ, nhóm trên có nghĩa đặc biệt quan trọng đã giúp cho hộ có thu nhập thấp tiếp cận được với định chế tài chính chính thức là NHNo&PTNT Việt Nam. So với viê ̣c tự các cá nhân tự tìm đến tổ chức cho vay thì sư kết hợp cho vay thông qua tổ nhóm của NH NNo&PTNT sẽ giúp cho nông dân nghèo có thể tiếp câ ̣n nguồn vốn vay chính thức dễ dàng hơn.

Tiếp cận những đề xuất, kiến nghị của các hộ vay vốn, chủ trang trại, doanh nghiệp; căn cứ văn bản hiện hành của Chính phủ, NH Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam đã chỉnh sửa, ban hành các cơ chế tín dụng thanh tốn trên nguyên tắc hợp tác, bình đẳng, đúng luật, khơng phân biệt thành phần kinh tế phù hợp với thực tế, vừa đơn giản, vừa thuận lợi cho các hộ nông dân khi làm thủ tục vay vốn. NHNo&PTNT Việt Nam áp dụng nhiều phương thức cho vay như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn, cho vay theo dự án đầu tư… tuỳ theo từng doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, từng dự án nhằm được quyết định cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản đối với các đối tượng được Chính phủ cho phép (hộ nông dân vay dưới 10 triệu, chủ trang trại: 30 triệu, hộ nuôi giống thuỷ sản: 50 triệu, Hợp tác xã có hợp đồng xuất khẩu: 500 triệu, người đi lao động có thời hạn ở nước ngồi: 20 triệu và cả với doanh nghiệp có tín nhiệm cao trong tín dụng, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng tài chính trả nợ. Có thể nói ngân hàng quyết định cho vay dựa trên ngun tắc vốn vay có mục đích hợp pháp, dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, người vay có tín nhiệm, có khả năng tài chính trả nợ. Tài sản bảo đảm chỉ là một trong 5 điều kiện cho vay.

NH NNo&PTNT tỉnh Kiên Giang cũng có một mạng lưới rộng ở khắp các huyện trên địa bàn tỉnh, NH NNo&PTNT đã có một vai trị quan trọng trong việc cung cấp tín dụng cho người nghèo và gia đình nơng thơn ở đờng bằng sơng Cửu Long. Năm 2015, có khoảng 56,22% số lượng người đi vay nhận khoản tiền vay

của ngân hàng này. Ngồi ra, NHNNo&PTNT có thể được xem như nhà cung cấp tín dụng chính cho các chương trình giảm nghèo bên ca ̣nh NHCSXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)