Một số mơ hình tín dụng vi mơ thành cơng trên thế giới và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.4. Một số mơ hình tín dụng vi mơ thành cơng trên thế giới và bài học kinh nghiệm

kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

2.4.1. Một số mơ hình tín dụng vi mơ thành cơng trên thế giới (1) Mơ hình ngân hàng Grameen (1) Mơ hình ngân hàng Grameen

Mơ hình ngân hàng Grameen do Muhammad Yunus khởi xướng vào năm 1974 như một dự án cung cấp dịch vụ ngân hàng cho những hộ gia đình nghèo

nhất, giúp họ tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp tràn lan ở nông thôn Bangladesh. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ vốn để người nghèo đầu tư vào các hoạt động kinh doanh nhỏ nhằm tăng thu nhập.

Ðiểm đặc biệt của dự án này là mơ hình “nhóm tự quản” kết nối những người vay có hồn cảnh tương tự để họ cùng chia sẻ trách nhiệm, sàng lọc, giám sát và quản lý lẫn nhau, giảm sự bất cân xứng thơng tin trong hoạt động tín dụng. Mỗi nhóm vay gồm 5 người, khoản vay đầu tiên dành cho 2 người, rồi tiếp đến người thứ 3, thứ 4 và người cuối cùng. Hàng tuần nhân viên sẽ gặp khoảng 40 người (khoảng 7 - 8 nhóm), ở đây nhân viên tín dụng là cầu nối giữa các nhóm và thành viên, và chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn, và/hoặc quản lý chi tiêu. Ðặc biệt, khi 1 thành viên trong nhóm khơng có khả năng trả nợ thì GB sẽ từ chối tất cả các khoản vay của các thành viên cịn lại trong nhóm, do vậy, người vay bị hối thúc buộc phải làm ăn để trả nợ, và nhiều người có thể cảm thấy ngại ngùng nếu khơng trả được nợ góp phần gia tăng khả năng trả nợ (vì vậy, mà tỷ lệ trả nợ tại tổ chức TDVM thường rất cao).

Dự án đã chứng tỏ sự hiệu quả và được nhân rộng dần ra nhiều khu vực ở Bangladesh. Năm 1983, Chính phủ Bangladesh quyết định chuyển đổi dự án này thành một ngân hàng độc lập. Ðây là mơ hình ngân hàng có chế độ sở hữu đặc biệt: 90% thuộc những người nghèo vay vốn của nó và 10% thuộc Chính phủ. Ðến tháng 10/2011, GB có 8.349 triệu người vay, trong đó 97% là phụ nữ, phủ rộng trên 97% tổng số các làng ở Bangladesh (GB, 2011). GB theo đuổi mục tiêu phi lợi nhuận và được miễn thuế trong suốt quá trình hoạt động. Ngân hàng đạt được bền vững tài chính và có quyền nhận tiền gửi từ cơng chúng.

(2) Mơ hình ngân hàng Rakyat Indonesia

Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) chuyển từ ngân hàng hợp tác (cooperative bank) thành ngân hàng thương mại nhà nước năm 1950. Trong những năm 1970, 3600 đơn vị Desas BRI (ngân hàng làng) được tạo ra để thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển nơng nghiệp của chính phủ và trở thành đại lý

cho các chương trình cho vay có trợ cấp của chính phủ, nhưng các đơn vị này khơng đạt được tính bền vững. Năm 1984, đơn vị Desas được tái cơ cấu và tiếp cận tín dụng vi mơ theo hướng thương mại, áp dụng mức lãi suất bền vững, khơng có trợ cấp, gia tăng hiệu quả quản lý và nỗ lực huy động tiết kiệm, giúp BRI có lợi nhuận tài chính ngay năm sau đó. Năm 2003, BRI niêm yết, và trở thành ngân hàng vi mô lớn về bền vững tài chính hàng đầu Indonexia và khu vực.

Đây là mơ hình ngân hàng thuộc khu vực chính thức cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ, thành cơng của BRI chỉ ra rằng cho vay tín dụng vi mơ có thể duy trì ổn định dài hạn của ngân hàng kể cả trong thời gian có khủng hoảng (1997- 1998). vào thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng Châu Á , BRI vẫn tổng kết có lãi trước thuế 89 triệu USD trong mãng cho vay tín dụng, trong khi bộ phân hợp tác và cho vay vốn khác đã chịu lỗ 3,4 tỷ USD, kinh nghiệm của BRI cho thấy cho vay tín dụng vi mô là một phương pháp hiệu quả để thử nghiệm vào một thị trường chưa được khai thác hết thị trường tín dụng cho người nghèo. BRI đưa ra bài học cho những ngân hàng thương mại lớn nhất Châu Á chưa thu hồi được những nguồn vốn cho vay lớn đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998, với hầu hết ngân hàng thương mại cho người nghèo vay vốn không phải là giải pháp tốt, nhưng BRI đã chứng tỏ rằng tín dụng vi mơ có thể tạo ra lợi nhuận cao ít rủi ro thậm chí cịn giúp duy trì sự ổn định của ngân hàng, BRI là ngân hàng được xếp là ngân hàng tốt nhất thế giới, đây cũng là một điển hình khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động tín dụng vi mơ.

(3) Mơ hình ngân hàng CARD - Philippines

Tiền thân của Ngân hàng CARD là một NGO hoạt động về TDVM trực thuộc CARD (Center for Agriculture and Rural Development - một quỹ xã hội ở Philippines). NGO này ra đời năm 1989, nhằm vận dụng mơ hình GB vào Philippines, đưa các dịch vụ TDVM cho phụ nữ nghèo nông thôn, đặc biệt,

những phụ nữ khơng có đất, giúp họ khởi nghiệp với các dự án kinh doanh nhỏ hoặc mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ hiện có để tạo thu nhập, nâng cao đời sống. Năm 1997, sau 8 năm hoạt động, CARD NGO chính thức được Ngân hàng

Trung ương Philippines cấp giấy phép hoạt động như một ngân hàng nông thôn tại thành phố San Pablo, với vốn góp ban đầu Php 5.000.000 (167.000 USD). Từ đây, Ngân hàng có cơ sở pháp lý để huy động tiền gửi từ công chúng và khai thác thị trường cho vay thương mại, đồng thời, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập. Ðây là một ví dụ sinh động chuyển đổi mơ hình hoạt động từ một NGO thành một trung gian tài chính chính thức tại Philippine cũng như các nước trong khu vực Ðông Nam Á. Ðến tháng 01/2012, Ngân hàng này phục vụ 617.285 khách hàng, với dư nợ 58,56 triệu USD, tỉ lệ hoàn trả đạt 99,18%.

2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ thực tế ở một số nước trên thế giới với lợi thế của người đi sau, Việt Nam chắc chắn sẽ học hỏi và rút ra nhiều bài học bổ ích cho mình làm tăng hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng vi mơ, do đó vấn đề cần quan tâm là làm thế nào cho phù hợp với tình hình Việt Nam, bởi vì mỗi mơ hình chỉ phù hợp với hồn cảnh và điều kiện của nước đó, vì vậy khi áp dụng cần áp dụng sáng tạo vào một mơ hình cụ thể của Việt Nam, qua nghiên cứu hoạt động ngân hàng một số nước rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Thứ nhất: Khi mới thành lập, tín dụng đối với người nghèo cần được hỗ

trợ từ phía Nhà nước. Tuy nhiên khi ngân hàng hay các tổ chức đã từng bước hoạt động ổn định thì dần dần tự chủ và ít phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước.

Thứ hai: Nhân rộng mơ hình cho vay thơng qua tổ nhóm tương hỗ nhằm

tăng cường quản lý và giảm sát lẫn nhau, hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, liên đới chịu trách nhiệm trong việc trả nợ lãi ngân hàng. Tính liên đới trách nhiệm của các thành viên trong tổ, nhóm tương hỗ là cơng cụ hữu hiệu giúp ngân hàng kiểm sốt sử dụng vốn vay đúng mục đích và hồn trả

đúng hạn. Đồng thời coi trọng vai trò của phụ nữ trong việc vay vốn. Mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, cải tiến chất lượng phục vụ để thu hút tiền gửi tiết kiệm.

Thứ ba: Cơ chế cho vay đơn giản phù hợp với trình độ của người dân địa

phương, nhanh gọn. Song công tác kiểm tra, kiểm soát là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động tín dụng chính sách. Thực hiện cho vay theo cách nhân viên cho vay có trách nhiệm với tồn bộ quy trình vay, thẩm định vốn vay giám sát và đôn đốc khách hàng trả nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)