Các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2.6. Các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nghèo

Các lý thuyết tăng trưởng cho thấy thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình liên quan đến năng lực sản xuất và năng lực sản xuất phụ thuộc nhiều vào khả năng truy cập vào các yếu tố sản xuất như: đất đai, lao động, vốn và công nghệ của hộ gia đình cùng với các chất lượng của các yếu tố sản xuất. Mơ hình hộ gia đình Sadoulet and de-Janvry (1995) đưa ra gợi ý rằng thu nhập của hộ gia đình chịu tác động của ba nhân tố chính: thị trường, các đặc điểm, đặc trưng hộ và năng lực sản xuất của hộ. Qua mơ hình lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, ta xác định các yếu tố ảnh hưởng thu nhập hộ gia đình trong 3 nhóm nhân tố: Các yếu tố thị trường thuận lợi; Các đặc trưng hộ gia đình; Và các yếu tố liên quan đến năng lực sản xuất của hộ gia đình.

2.6.1. Các yếu tố thuận lợi thị trường

Tiếp cận tín dụng.Theo Diagne et al.(2000) tác động của tín dụng đối với thu nhập gia đình nơng nghiệp thơng qua ít nhất hai kênh:

Thứ nhất, Tín dụng làm giảm bớt những hạn chế vốn vào các hộ gia đình

nơng nghiệp. Tiếp cận vật tư nơng nghiệp là một yếu tố quan trọng bảo đảm cho năng suất và thu nhập vụ mùa của nông hộ. Trong khi chi tiêu vật tư nơng nghiệp phát sinh từ bắt đầu q trình sản xuất nơng nghiệp (giai đoạn đầu và giai

đoạn sinh trưởng của cây) thì lợi nhuận chỉ đạt được sau khi thu hoạch vài tháng sau đó. Vì vậy, để tài trợ cho việc mua nguyên liệu đầu vào, các hộ gia đình nơng dân phải sử dụng tiền tiết kiệm hoặc vay tín dụng. Do đó, tiếp cận tín dụng có thể làm tăng đáng kể khả năng của các nông hộ nghèo (thiếu nguồn tiết kiệm) để mua vật tư nơng nghiệp cần thiết. Bên cạnh đó, tiếp cận tín dụng cũng làm giảm chi phí cơ hội của các tài sản vốn so với lao động gia đình, do đó khuyến khích áp dụng cơng nghệ mới tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất lao động, một yếu tố quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp ở các quốc gia đang phát triển. Atieno (1997) và Phạm Bảo Dương (2013) cũng đồng quan điểm rằng tín dụng nơng thơn là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và chuyển đổi sản xuất, áp dụng kĩ thuật mới trong nơng nghiệp.

Thứ hai, Tín dụng ảnh hưởng đến phúc lợi của hộ gia đình bằng cách tăng

khả năng chống đỡ rủi ro và thay đổi chiến lược đối phó rủi ro của hộ. Sự sẵn có của tín dụng giúp tiêu dùng hộ gia đình trở nên dễ dàng, chống lại sự sụt giảm thu nhập trong ngắn hạn, hộ có khả năng tham gia những cơ hội kinh tế có lợi nhuận cao hơn (rủi ro đầu từ cũng cao hơn), do đó làm tăng khả năng ứng phó với rủi ro của hộ. Bên cạnh đó, một hộ gia đình cũng có thể được hưởng lợi từ việc tiếp cận tín dụng, ngay cả khi hộ khơng được vay, bởi vì các tùy chọn vay giúp hộ có thể giảm rủi ro thơng qua tránh đầu tư không hiệu quả, chiến lược đa dạng hóa thu nhập hoặc tiết kiệm dự phòng rủi ro. Banerjee and Duflo (2007) và Quibria (2012) nhận định thông qua chức năng giúp cải thiện tiêu dùng, những khoản tín dụng nhỏ giúp người dân có điều kiện cải thiện sức khỏe, gia tăng đầu tư cho giáo dục nhờ đó tạo ra cơ hội kinh tế, thay đổi động lực hộ gia đình.

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan được trình bày ở phần trước của nghiên cứu đã đã xác nhận mối quan hệ giữa tham gia tín dụng với cải thiện thu nhập hộ gia đình (Nguyễn Việt Cường, 2008; Phan Đình Khơi, 2012; Qch Mạnh Hào, 2005; Morduch and Haley, 2001).

Đường (khoảng cách từ nhà đến trung tâm). Các yếu tố về hạ tầng địa phương, sự thuận lợi về giao thông, thông tin, gần đường nhựa, khoảng cách đến trung tâm cũng là những yếu tố quan trọng quyết định thu nhập hộ gia đình. Giao thơng thuận lợi, gần trung tâm tạo điều kiện cho giao thương, học hỏi kinh nghiệm giúp tăng năng suất, giá trị hàng hóa trong nơng nghiệp và tạo ra nhiều cơ hội việc làm người dân nông thôn.Nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường (2008) và Phan Đình Khơi (2012) xác nhận rằng khoảng cách đến trung tâm gần nhất có tác động đến thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình.

Tài trợ bên ngồi. Nguồn tiền trợ cấp (tiền gửi từ con cái và người thân) cũng là một yếu tố quan trọng trong cơ cấu thu nhập một số hộ gia đình nơng thơn Việt Nam. Đối với nơng hộ thì nó có thể giúp bổ vốn, tăng tính thanh khoản, dự phòng rủi ro, tăng chi tiêu, tăng đầu tư, qua đó tăng thu nhập. Nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường (2008) và Phan Đình Khơi (2012) thể hiện một mối tương quan thuận của các yếu tố này với thu nhập hộ gia đình

2.6.2. Các yếu tố đặc trưng hộ gia đình

Thu nhập của hộ gia đình thường khơng giống nhau có thể giải thích bởi sự khơng đồng nhất về đặc điểm hộ gia đình. Các nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm chứng mối quan hệ nhân quả giữa thu nhập và các đặc tính hộ gia đình:

Quy mơ hộ. Hay số nhân khẩu trong hộ bao gồm cả người lớn, trẻ em và

người già. Hộ càng đơng thì khả năng số thành viên không tạo ra thu nhập trong hộ càng nhiều, vì vậy yếu tố này thường thể hiện mối quan hệ nghịch chiều với mức sống hộ gia đình. Mối tương quan giữa số nhân khẩu đơng dẫn đến phúc lợi hộ gia đình thấp tìm thấy hầu hết trong các nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình (Quách Mạnh Hào, 2005; Nguyễn Việt Cường, 2008; Phan Đình Khơi).

Tỷ lệ phụ thuộc. Hàm ý các thành viên ngồi độ tuổi lao động trong gia

đình. Các thành viên này hầu như khơng tạo ra thu nhập, vì vậy phải chia sẻ thu nhập và chi tiêu với các thành viên khác trong hộ. số người phụ thuộc càng lớn gây thiếu hụt chi tiêu, hạn chế tiết kiệm vì vậy dẫn đến hạn chế đầu tư, giảm thu

nhập. Nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường (2008) phát hiện rằng số thành viên dưới 16 và trên 60 trong gia đình ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập cũng như chi tiêu hộ gia đình, đặc biệt là ở vùng nơng thơn (nơi có tỷ lệ phụ thuộc cao) và giữa chúng có mối quan hệ nghịch chiều. Nghiên cứu tương tự của Phan Đình Khôi (2012) cũng cung cấp những bằng chứng tương tự.

Giới tính chủ hộ. Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa

giới tính với mức sống của hộ gia đình.Kiiru and Machakos (2007) tìm thấy bằng chứng hộ gia đình có chủ hộ là nam giới có thu nhập cao hơn ở nữ giới ở Kenya. Nghiên cứu của Pitt and Khandker (1998) ở Banglades gợi ý rằng các chi tiêu hộ gia đình tăng đáng kể nếu người đi vay là phụ nữ. Trong khi đó, nghiên cứu tương tự ở Việt Nam cho thấy giới tính chủ hộ hầu như khơng có ảnh hưởng đến thu nhập hay mức sống hộ gia đình Phan Đình Khơi (2012).

Tuổi chủ hộ. Thể hiện kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất

nơng nghiệp. Vì vậy, nó được kì vọng sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho hộ gia đình có chủ gia đình có tuổi cao hơn. Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ đồng biến giữa tuổi chủ hộ với phúc lợi hộ gia đình được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu (Quách Mạnh Hào, 2005; Nguyễn Việt Cường; 2008; Phan Đình Khơi, 2012; Lưu Đức Khải; 2013).

2.6.3. Các yếu tố liên quan năng lực sản xuất

Trình độ giáo dục. Đồng nghĩa với khả năng sử dụng các nguồn lực hiệu

quả, hộ gia đình chủ động đa dạng hóa thu nhập, đây là yếu tố cốt lõi giúp họ cải thiện thu nhập hộ gia đình hiệu quả và bền vững. Hộ có trình độ giáo dục càng cao sẽ có thu nhập cao hơn các hộ khác và các hộ này có xu hướng tham gia vào các hoạt động sản xuất phi nơng nghiệp (WB, 2012). Mối quan hệ tích cực trình độ giáo dục và mức sống hộ cũng được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu liên quan (Phạm Bảo Dương và Izumida, 2002; Quách Mạnh Hào, 2005; Nguyễn Việt Cường, 2008; Lưu Đức Khải và cộng sự, 2013).

Đa dạng hóa sinh kế. Tỷ lệ thành viên có việc làm phi nơng nghiệp là

một yếu tố ảnh hưởng tốt đến thu nhập hộ gia đình. Ngược lại, những hộ có tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp có tương quan nghịch với thu nhập của hộ. Những hộ gia đình đa dạng hóa việc làm, tham gia các hoạt động phi nơng nghiệp có khả năng cải thiện thu nhập rõ rệt so với những hộ thuần nông (WB, 2012; Lưu Đức Khải và cộng sự, 2013).

Đất sản xuất. Đất luôn là yếu tố sản xuất quan trọng của người dân nông

thôn, vốn phần lớn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Trong các lý thuyết kinh tế đều có chung quan điểm về vai trị của đất đối với sản xuất nơng nghiệp. Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam điều đồng ý rằng diện tích và khả năng tiếp cận đất nơng nghiệp là yếu tố quan trọng đóng góp và cải thiện thu nhập và chi tiêu hộ gia đình (Sadoulet and de-Janvry, 1995;Nguyễn Việt Cường, 2008; Phan Đình Khơi, 2012

Kết luận chương 2

Điểm qua lý thuyết và các nghiên cứu tiền nghiệm có thể thấy rằng có tồn tại mối quan hệ tương quan giữa tín dụng vi mơ và thốt nghèo. Qua phần sau, tác giả sẽ trình bày phương pháp và chiến lược đánh giá tác động của tín dụng vi mơ tới thốt nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)