Khung phân tích của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hành vi vi phạm về thuế của các doanh nghiệp qua công tác thanh tra, kiểm tra tại cục thuế tỉnh kiên giang (Trang 29 - 37)

Khung phân tích của đề tài gồm các nội dung chủ yếu:

(1) Phân tích thực trạng vi phạm về thuế trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp từ các cuộc kiểm tra, thanh tra của Cục thuế tỉnh Kiên Giang;

(2) Phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vi phạm về thuế trên cơ sở các dữ liệu về đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm chủ doanh nghiệp, lịch sử kiểm tra thuế;

(3) Đề xuất các chính sách nhằm hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Thực trạng vi phạm về thuế của doanh nghiệp qua công tác thanh tra, kiểm tra tại tỉnh Cục Thuế tỉnh Kiên Giang

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vi phạm về thuế của doanh nghiệp

tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang

• Ngành nghề kinh doanh • Loại hình doanh nghiệp • Quy mơ, năm hoạt động

Đặc điểm doanh nghiệp

• Giới tính

• Hiểu biết về thuế

Đặc điểm chủ doanh nghiệp

• Số lần kiểm tra thuế Lịch sử kiểm tra thuế

Hàm ý chính sách nhằm hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế góp phần hạn chế vi phạm thuế tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang

3.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm bổ sung, điều chỉnh các biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vi phạm thuế được kế thừa từ nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.

Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm 5 chun gia đang cơng tác tại ngành thuế tỉnh Kiên Giang, danh sách chuyên gia được trình bày ở phụ lục 1.

Phương pháp thảo luận nhóm được thiết kế với các câu hỏi và đề nghị người tham gia thảo luận, cho ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vi phạm thuế và hiệu chỉnh các biến quan sát đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vi phạm thuế.

Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách gửi trước cho nhóm nghiên cứu cơ sở lý thuyết. Sau đó, tác giả tiến hành gặp mặt để thảo luận nhóm. Trong buổi thảo luận, lần lượt các câu hỏi được đưa ra cho những người tham gia thảo luận và khi thống nhất được ý kiến trên 70% thì kết quả đó sẽ được ghi nhận. Nếu các ý kiến chưa đạt thống nhất trên 70% sẽ thảo luận lại cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.

3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính

3.2.2.1. Đối với thang đo các biến phụ thuộc

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy các biến phụ thuộc sử dụng để đo lường mức độ vi phạm về thuế được nhóm nghiên cứu nhất trí cao và được giữ nguyên gồm 4 biến:

Vi phạm kê khai thiếu doanh thu (Y1): Biến giả, Y1 = 1 nếu trong kỳ kiểm tra có vi phạm về kê khai thiếu doanh thu; Ngược lại Y1 = 0;

Vi phạm hóa đơn (Y2): Biến giả, Y2 = 1 nếu trong kỳ kiểm tra có vi phạm về hóa đơn; Ngược lại Y2 = 0.

phạm về khấu trừ chi phí; Ngược lại Y3 = 0.

Số tiền vi phạm về thuế (Y4): Đo lường bằng số tiền được xác định vi phạm (triệu đồng) qua thanh tra, kiểm tra thuế.

3.2.2.2. Đối với thang đo các biến độc lập

Nhóm thảo luận nhất trí với các biến độc lập do tác giả đề xuất. Tuy nhiên, nhóm thảo luận đã thống nhất điều chỉnh biến quan sát “Số lần kiểm tra trong quá khứ - X6” thành “Đã bị xử phạt vi phạm thuế”. Lý do:

Số lần kiểm tra trong quá khứ không phản ánh hết được mức độ vi phạm của doanh nghiệp trong kỳ kiểm tra. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đã bị xử phạt về thuế thì có khuynh hướng khơng vi phạm hoặc nếu có vi phạm thì mức độ nhỏ hơn do họ đã ý thức được hậu quả của việc vi phạm thuế.

Trên cơ sở kết quả thảo luận nhóm, tác giả điều chỉnh biến quan sát X6 thành “Đã bị xử phạt vi phạm về thuế”. X6 là biến giả, nhận giá trị 1 nếu trong quá khứ doanh nghiệp đã bị xử phạt vi phạm về thuế; Ngược lại nhận giá trị 0. Kỳ vọng dấu của X6 mang dấu âm (-) do thông thường, doanh nghiệp đã bị xử phạt vi phạm thuế thì họ đã có ý thức được hậu quả của hành vi vi phạm thuế, có khuynh hướng ngăn ngừa khơng để xảy ra vi phạm thuế trong tương lai.

Trên cơ sở kết quả thảo luận nhóm, các biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu được xác định tại bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu

Stt Biến giải thích Ký hiệu biến Mô tả Kỳ vọng dấu Cơ sở lý thuyết I Biến phụ thuộc 1 Vi phạm kê khai thiếu doanh thu Y1

Biến giả, Y1 = 1 nếu trong kỳ kiểm tra có vi phạm về kê khai thiếu doanh thu. Ngược lại Y1 = 0 Phan Thị Minh Hiền (2012); Nguyễn Chí Dũng (2009) và thảo luận nhóm chuyên gia (2017) 2 Vi phạm hóa đơn Y2

Biến giả, Y2 = 1 nếu trong kỳ kiểm tra có vi phạm về hóa đơn. Ngược lại Y2 = 0 3 Vi phạm khấu trừ Y3 Biến giả, Y3 = 1 nếu

chi phí trong kỳ kiểm tra có vi phạm về khấu trừ chi phí. Ngược lại Y3 = 0 4 Số tiền vi phạm về thuế Y4 Số tiền được xác định vi phạm (triệu đồng)

Đề xuất của tác giả (2017) II Biến độc lập 1 Ngành nghề kinh doanh X1 X1=1 nếu doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất; Ngược lại X1 = 0 - Võ Đức Chín (2011), Nguyễn Diệu Thủy (2013) 2 Loại hình doanh nghiệp X2

X2=1 nếu là công ty; X2=0 nếu là doanh nghiệp tư nhân

+

Võ Đức Chín (2011), Nguyễn Diệu Thủy (2013)

3 Quy mô doanh

nghiệp X3

X3=1 nếu là doanh nghiệp có quy mơ lớn; X3=0 nếu doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ + Võ Đức Chín (2011), Nguyễn Diệu Thủy (2013) 4 Học vấn người quản lý doanh nghiệp X4 X4= 1 nếu trình độ đại học trở lên; X4 = 0 trình độ dưới đại học - B.Kamleitner, C.Korunka and E.Kirchler (2010) 5 Thời gian hoạt

động X5

Số năm hoạt động của

doanh nghiệp -

Võ Đức Chín (2011)

6

Bị xử phạt về thuế trong quá khứ

X6

Biến giả, X6 = 1 nếu trong quá khứ đã bị xử phạt vi phạm thuế. Ngược lại X6 = 0

- Thảo luận nhóm chuyên gia (2017)

Nguồn: Tổng hợp lý thuyết có liên quan và thảo luận nhóm chuyên gia (2017)

3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

3.3.1. Mơ hình nghiên cứu định lượng

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ vi phạm thuế của doanh nghiệp, đề tài sử dụng các mơ hình hồi quy đa biến được đề cập bởi Greene (2003):

Thứ nhất, sử dụng mơ hình hồi quy nhị phân (Binary Logistic Regresstion) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra vi phạm về thuế. Phương trình hồi quy có dạng:

Loge (Yi = 1/Yi = 0) = β0i + β1iX1 + β2iX2+ β3iX3 + β4iX4 + β5iX5 + β6iX6 + ɛi (3.1)

i = 1,2,3.

Y1 = 1 nếu có vi phạm về kê khai thiếu doanh thu; Y2 = 1 nếu có vi phạm về hóa đơn; Y3= 1 nếu có vi phạm về khấu trừ chi phí.

β0i: hằng số; β1i, β2i, …, β6i: các hệ số hồi quy riêng; ɛi: sai số của mơ hình. Thứ hai, sử dụng mơ hình hồi quy đa biến OLS để đo lường số tiền vi phạm về thuế, có dạng:

Y4 = 0 + 1X1 + 2X2 + 3X3 + 4X4 + 5X5 + 6X6 +  (3.2). Trong đó: Y4 là số tiền được xác định vi phạm (triệu đồng)

0: hằng số; 1, 2, …, 6: các hệ số hồi quy riêng; ɛ: sai số của mơ hình.

3.3.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vi phạm thuế của doanh nghiệp.

Theo Green W.H. (1991), số mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu n = 50 + 5 lần số biến độc lập. Trong nghiên cứu này, có tất cả 10 biến quan sát, cỡ mẫu tối thiểu là n = 50 + 5 x 10 = 100.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang (2016), số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tính đến hết năm 2015 là 5.212 doanh nghiệp. Theo Cục Thuế tỉnh Kiên Giang (2016), số lượng doanh nghiệp đã được kiểm tra, thanh tra thuế trong giai đoạn 2013 - 2015 là 2.467 doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu này, số lượng quan sát trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện có hạn mức (quota), với số lượng là 300, chiếm 5,8% số lượng doanh nghiệp trên địa bàn và chiếm 12,2% số lượng doanh nghiệp đã được kiểm tra.

Danh sách doanh nghiệp được đưa vào mẫu nghiên cứu được lấy từ hồ sơ của các doanh nghiệp đã được kiểm tra, thanh tra trong giai đoạn 2013 - 2015 lưu trữ tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang.

3.3.3. Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp, bao gồm kết quả các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài; Số liệu thống kê của tỉnh Kiên Giang; Kết quả hoạt động thu thuế

và công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua qua sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước; Niên giám thống kê, hồ sơ kiểm tra thuế của doanh nghiệp được lưu trữ tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang và các báo cáo tổng kết hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang.

3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

Tùy theo từng mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp phân tích số liệu như sau:

Đối với mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng vi phạm về thuế của doanh nghiệp qua công tác thanh tra, kiểm tra tại tỉnh Cục Thuế tỉnh Kiên Giang.

Sử dụng phương phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích các số liệu thu thập được.

Đối với mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vi phạm về thuế của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang.

Thứ nhất, sử dụng mơ hình hàm hồi quy nhị phân Logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đến khả năng xảy ra vi phạm về thuế. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), đối với mơ hình hồi quy nhị phân Logit, cần thực hiện một số kiểm định sau:

Kiểm định độ phù hợp tổng quát: Dùng kiểm định Chi-square để kiểm định giả thuyết H0: 1 = 2 = …. = k = 0. Căn cứ vào mức ý nghĩa thống kê để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0.

Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy: Để kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy tổng thể, đại lượng Wald Chi Square được sử dụng.

Độ phù hợp của mơ hình: được đo lường dựa trên chỉ tiêu -2LL (-2 Log Likehood), chỉ tiêu này có giá trị càng nhỏ càng tốt, nghĩa là giá trị -2LL càng nhỏ càng thể hiện độ phù hợp cao. Giá trị nhỏ nhất của -2LL là 0 (tức là không có sai số) khi đó mơ hình có độ phù hợp hồn hảo.

Có thể xác định được mơ hình dự toán tốt đến đâu qua tỷ lệ dự đoán đúng của tồn bộ mơ hình (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Hệ số tác động biên: cho biết mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc.

Thứ hai, sử dụng mơ hình hồi quy OLS để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vi phạm về thuế của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang. Đối với dữ liệu chéo, theo Đinh Phi Hổ (2014) để mơ hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, cần thực hiện các kiểm định sau:

Thứ nhất, kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy. Khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (Prob <0,05), kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

Thứ hai, mức độ giải thích và phù hợp của mơ hình. Nếu R2 hiệu chỉnh càng lớn thì mức độ giải thích của mơ hình càng cao.

Thứ ba, hiện tượng đa cộng tuyến, là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ gần như tuyến tính. Việc bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến làm các sai số chuẩn thường cao hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể khơng có ý nghĩa. Để kiểm tra hiện tượng này, ta sử dụng thước đo độ phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF), điều kiện là VIF < 10 để khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

Thứ tư, hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. Theo Đinh Phi Hổ (2014), sử dụng kiểm định White với phương trình hồi quy phụ để kiểm tra hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. Tiêu chuẩn đánh giá: so sánh giá trị Prob > Chi2 với mức ý nghĩa 5%, nếu (Pro > Chi2) > 5% thì kết luận khơng có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi; ngược lại nếu (Pro > Chi2) ≤ 5% thì kết luận có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi. Khi xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi, sử dụng vòng lặp robustness trong phần mềm thống kê Stata để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi (Trần Thị Tuấn Anh, 2014).

Đối với mục tiêu 3: Khuyến nghị chính sách nhằm hồn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế góp phần hạn chế vi phạm thuế tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang.

Sử dụng phương pháp diễn dịch, tổng hợp các kết quả thu được từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để khuyến nghị chính sách.

Phần mềm Stata phiên bản 12.0 được sử dụng để hỗ trợ cho việc xử lý dữ liệu.

3.4 TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày khung phân tích và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu có liên quan, đề tài xác định được mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vi phạm thuế của doanh nghiệp gồm có 6 biến độc lập: Ngành nghề kinh doanh (X1); Loại hình doanh nghiệp (X2); Quy mơ doanh nghiệp (X3); Trình độ học vấn chủ doanh nghiệp/Người quản lý (X4); Thời gian hoạt động (X5); Bị xử phạt về thuế trong quá khứ (X6).

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với mẫu nghiên cứu được xác định theo yêu cầu của kỹ thuật kiểm định và phân tích hồi quy đa biến, theo đó kích thước mẫu được xác định là 300 và mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện có hạn mức (quota).

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUẾ KIÊN GIANG

4.1.1. Cơ cấu tổ chức

Tổ chức bộ máy Cục Thuế Kiên Giang theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, theo mơ hình quản lý theo chức năng gồm có 15 đơn vị trực thuộc là các Chi Cục Thuế huyện, thị xã, thành phố và 12 phòng chức năng thuộc Văn phịng Cục Thuế. Tổng số cán bộ, cơng chức, nhân viên đến hết năm 2016 là 911 người, so với biên chế được giao đơn vị còn thiếu là 24 biên chế (Cục Thuế tỉnh Kiên Giang, 2017). Sơ đồ tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Kiên Giang được thể hiện ở hình 4.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hành vi vi phạm về thuế của các doanh nghiệp qua công tác thanh tra, kiểm tra tại cục thuế tỉnh kiên giang (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)