Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.2. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
5.2.1. Về cải cách công tác kiểm tra, thanh tra thuế
Để công tác thanh tra, kiểm tra thuế được hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, nhân lực và chi phí thì Cục thuế cần lên kế hoạch cụ thể trước khi tiến hành đi kiểm tra, thanh tra thực tế các doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp lần đầu thanh tra, kiểm tra: Dựa trên các tiêu chí đánh giá rủi ro ngành mà Cục thuế Kiên Giang tiến hành chấm điểm rủi ro và xếp loại rủi ro từ cao xuống thấp theo từng ngành. Thực hiện xây dựng chuyên sâu theo từng loại kinh doanh đặc thù, theo ngành nghề kinh tế chủ yếu như: Tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục, xây dựng, bảo hiểm, xăng dầu, ô tô, nông nghiệp, lương thực thực phẩm... Chuyển đổi từ việc thanh tra, kiểm tra theo diện rộng sang thanh tra, kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm.
Chuyển từ thanh tra kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề, nội dung vi phạm hay theo từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Tăng cường quản lý đối với các tổ chức, cá nhân mới đăng ký kinh doanh hoặc đã chuyển đi, chuyển đến, nghỉ bỏ kinh doanh. Kiểm tra thực tế các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng không hoạt động, hoặc có hoạt động nhưng không kê khai thuế. Thực hiện thu hồi Giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hoá đơn đối với tổ chức, cá nhân không hoạt động sản xuất kinh doanh; xử lý nghiêm túc các trường hợp SXKD nhưng không đăng ký thuế, nộp thuế vào NSNN.
Đối với các doanh nghiệp đã từng được thanh tra, kiểm tra: Khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thì Cục thuế cần tập trung vào các doanh nghiệp có rủi ro thất thu về thuế cao; doanh nghiệp có quan hệ giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá; doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ; doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra; doanh nghiệp có lịch sử nợ thuế; doanh nghiệp có vi phạm về kê khai thuế, vi phạm về hố đơn, chứng từ…
Xây dựng quy trình thanh tra, kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo thực hiện đúng quy trình và cơng khai, minh bạch.
- Trước khi thanh tra, kiểm tra: Cán bộ kiểm tra, thanh tra phải tìm hiểu, nắm vững thơng tin cơ bản về ĐTNT trong kế hoạch kiểm tra, thanh tra như quy mô, ngành nghề, thời gian hoạt động, loại hình doanh nghiệp... và các chính sách pháp luật có tác động đến ĐTNT đó.
- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra: cán bộ kiểm tra, thanh tra thu thập thông tin mới thông qua phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp và thị sát tại cơ sở kinh doanh. Đánh giá độ tin cậy của hệ thống kế tốn doanh nghiệp, các hóa đơn, chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Cán bộ kiểm tra, thanh tra cần phân tích đối chiếu các số liệu thu thập được với hệ thống kế toán của đơn vị để kịp thời phát hiện những sai phạm. Sau khi phân tích kết quả, đồn thanh tra có thể thực hiện các hình thức kiểm tra khác.
- Sau khi kiểm tra, thanh tra: đoàn thanh tra phỏng vấn ĐTNT lần sau cùng, sau đó hồn thành và gửi những báo cáo cần thiết cho ĐTNT và các đơn vị trong cơ quan thuế. Nếu phát hiện những sai phạm thì phải có văn bản cụ thể và biện pháp xử lý nghiêm ngặt.
Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thuế và tham khảo các mơ hình quản lý tiên tiến. Việc hệ thống lại danh mục văn bản cũng như các vấn đề cần quan tâm trong q trình kiểm tra thuế đối với từng nhóm ngành nghề kinh tế giúp cho quá trình quản lý thuế, kiểm tra doanh nghiệp được thuận lợi hơn. Cán bộ thanh tra, kiểm ra tiết kiệm được thời gian tìm kiếm, đối chiếu các văn bản có liên quan, giúp cho công việc xử lý được nhanh chóng hơn, tập trung vào các vấn đề trọng tâm, rút ngắn thời gian xử lý.
Cải cách đồng bộ hệ thống chính sách pháp luật về thuế, pháp luật quản lý kinh tế xã hội nước ta
Cục thuế phải đóng vai trị tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng khác đề ra các giải pháp đề phòng, xử lý, ngăn chặn kịp thời đối với các hành vi trốn thuế, gian lận thuế và chiếm đoạt tiền thuế.
Triệt để chống các hành vi vi phạm về hóa đơn trong tồn ngành, nhằm phát hiện ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi kinh doanh mua bán hóa đơn bất hợp pháp, trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế. Bộ phận thanh tra, kiểm tra phối hợp chặt chẽ với bộ phận kê khai, tin học thường xuyên rà soát, quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế; phân loại giám sát chặt chẽ các đối tượng có dấu hiệu kinh doanh mua bán hoá đơn bất hợp pháp, trốn thuế, chiếm đoạt tiền hồn thuế đồng thời có giải pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, chống thất thu cho NSNN.