Thảo luận kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hành vi vi phạm về thuế của các doanh nghiệp qua công tác thanh tra, kiểm tra tại cục thuế tỉnh kiên giang (Trang 59 - 61)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MỨC ĐỘ VI PHẠM THUẾ CỦA DOANH

4.3.3. Thảo luận kết quả phân tích hồi quy

4.3.3.1. Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm về thuế

Ở mức ý nghĩa 5%, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp (X1) ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến khả năng vi phạm về doanh thu và khả năng vi phạm về khấu trừ chi phí. Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp lại ảnh hưởng có ý nghía đến khả năng vi phạm về hóa đơn với hệ số tác động biên là -0,13, nghĩa là, nếu doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất thì xác suất vi phạm về hóa đơn sẽ thấp hơn so với các ngành khác là 13%.

Ở mức ý nghĩa 5%, loại hình doanh nghiệp (X2) ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến khả năng vi phạm về doanh thu, khả năng vi phạm về khả năng vi phạm về hóa đơn và khấu trừ chi phí.

Ở mức ý nghĩa 5%, quy mơ doanh nghiệp (X3) ảnh hưởng có ý nghĩa đến khả năng vi phạm về doanh thu với hệ số tác động biên là 0,23 nhưng ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến khả năng vi phạm về hóa đơn và vi phạm về khấu trừ chi phí. Nghĩa là, nếu doanh nghiệp có quy mơ lớn thì xác suất xảy ra vi phạm về doanh thu sẽ cao hơn 23% so với các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ.

Ở mức ý nghĩa 5%, học vấn người quản lý doanh nghiệp (X4) ảnh hưởng có ý nghĩa đến khả năng vi phạm về doanh thu, khả năng vi phạm về hóa đơn khả năng và khả năng vi phạm về khấu trừ chi phí và với hệ số tác động biên lần lượt -0,06; - 0,03 và -0,14. Nghĩa là, nếu trong trường hợp doanh nghiệp có người quản lý có trình độ học vấn từ đại học trở lên thì xác suất xảy ra vi phạm về doanh thu thấp hơn 6%, xác suất xảy ra vi phạm về hóa đơn thấp hơn 3% và xác suất xảy ra vi phạm về khấu trừ chi phí thấp hơn 14% so với doanh nghiệp có người quản lý có trình độ dưới đại học. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của B.Kamleitner, C.Korunka and E.Kirchler (2010) khi cho rằng học vấn của người quản lý, người chủ

doanh nghiệp cao sẽ giúp giảm thiểu vi phạm thuế.

Ở mức ý nghĩa 5%, thời gian hoạt động của doanh nghiệp (X5) ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến khả năng vi phạm về doanh thu, khả năng vi phạm về khả năng vi phạm về hóa đơn và khấu trừ chi phí.

Ở mức ý nghĩa 5%, bị xử phạt về thuế trong quá khứ (X6) ảnh hưởng có ý nghĩa đến khả năng vi phạm về doanh thu, khả năng vi phạm về hóa đơn khả năng và khả năng vi phạm về khấu trừ chi phí và với hệ số tác động biên lần lượt -0,19; - 0,17 và -0,21. Nghĩa là, nếu doanh nghiệp đã từng bị xử phạt vi phạm thuế thì xác suất xảy ra vi phạm về doanh thu sẽ giảm đi 19%, xác suất xảy ra vi phạm về hóa đơn sẽ giảm đi 17% và xác suất xảy ra vi phạm về khấu trừ chi phí sẽ giảm đi 21% so với doanh nghiệp chưa từng bị xử phạt vi phạm về thuế. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia (2017) khi cho rằng, nếu doanh nghiệp đã bị xử phạt vi phạm về thuế thì khả năng tái phạm sẽ giảm đi.

4.3.3.2. Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền vi phạm về thuế

Dựa vào phương trình hồi quy 4.7 ta thấy:

Ngành nghề kinh doanh (X1) có hệ số hồi quy là -7,62 (phù hợp với kỳ vọng về dấu), cho thấy ngành nghề có quan hệ ngược chiều với số tiền vi phạm thuế của doanh nghiệp. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thì số tiền thuế vi phạm về thuế sẽ giảm đi 7,62 triệu đồng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Võ Đức Chín (2011), Nguyễn Diệu Thủy (2013) khi cho rằng doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất sẽ có có mức độ vi phạm về thuế ít hơn so với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác.

Quy mơ doanh nghiệp (X3) có hệ số hồi quy là +9,99 (phù hợp với kỳ vọng về dấu), cho thấy quy mơ doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều với số tiền vi phạm thuế của doanh nghiệp. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu doanh nghiệp có quy mơ lớn thì số tiền vi phạm về thuế sẽ tăng thêm 9,99 triệu đồng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Võ Đức Chín (2011), Nguyễn Diệu Thủy (2013) khi cho rằng doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì mức độ vi phạm về thuế sẽ càng lớn.

Đồng thời, cũng phù hợp với thực trạng về thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang. Ở những doanh nghiệp có quy mơ lớn số tiền bị truy thu, xử phạt khi có xảy ra vi phạm là rất lớn.

Trình độ học vấn chủ doanh nghiệp/Người quản lý (X4) có hệ số hồi quy là - 8,92 (phù hợp với kỳ vọng về dấu), cho thấy, trình độ học vấn chủ doanh nghiệp/Người quản lý có ảnh hưởng đến số tiền vi phạm thuế của doanh nghiệp. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chủ doanh nghiệp/Người quản lý có trình độ học vấn đại học trở lên thì số tiền thuế vi phạm về thuế sẽ giảm đi 8,92 triệu đồng. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của B.Kamleitner, C.Korunka and E.Kirchler (2010) khi cho rằng những người có kiến thức tốt về thuế thì mức độ tuân thủ thuế sẽ tăng lên. Thực tế cho thấy, khi chủ doanh nghiệp/Người quản lý có trình độ đại học trở lên thì sự hiểu biết của họ về thuế cũng tốt hơn, từ đó làm giảm thiểu những vi phạm về thuế do vô ý.

Bị xử phạt về thuế (X6) có hệ số hồi quy là -17,00 (phù hợp với kỳ vọng về dấu), cho thấy nếu trong quá khứ doanh nghiệp đã bị xử phạt vi phạm về thuế thì số tiền vi phạm về thuế sẽ giảm đi 17,00 triệu đồng. Đây là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến số tiền vi phạm thuế của doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với kết quả thảo luận nhóm chuyên gia (2017). Thực tế cho thấy, nếu doanh nghiệp đã từng bị xử phạt vi phạm về thuế thì họ sẽ có khuynh hướng khơng dám tái phạm, đồng thời, họ sẽ có ý thức tuân thủ thuế tốt hơn do ý thức được hậu quả của việc vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hành vi vi phạm về thuế của các doanh nghiệp qua công tác thanh tra, kiểm tra tại cục thuế tỉnh kiên giang (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)