2.2. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
2.2.1. Cấu trúc quản trị rủi ro tại Ngân hàng Thương mại Công Thương Việt Nam –
Năm 2010, NHCT đã triển khai xây dựng và thực hiện phương pháp quản lý rủi ro vững chắc nhằm đảm bảo sự vững mạnh về tài chính và sự ổn định trong mơ hình hoạt động của ngân hàng.
Quy chế quản lý rủi ro lãi suất của NHCT quy định những nội dung cơ bản trong việc quản lý rủi ro lãi suất có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng nhằm mục tiêu:
Thứ nhất, đảm bảo Ngân hàng hoạt động an toàn, tối thiểu hóa rủi ro do biến
động lãi suất gây ra làm ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập và vốn chủ sở hữu.
Thứ hai, xây dựng một cơ chế thống nhất về quan niệm, quản lý rủi ro lãi suất, công cụ đo lường và các hạn mức kiểm soát rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng.
Trong tương lai những năm sắp tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ nhằm đảm bảo hồn thiện các chính sách quản lý rủi ro tồn diện, các cơng cụ và hệ thống cơ sở hạ tầng được nhận diện một cách có hệ thống, có phương pháp, giám sát và kiểm sốt tất cả các rủi ro mà Ngân hàng đang gặp phải, đảm bảo mục tiêu duy trì quản lý rủi ro vững mạnh và văn hóa kiểm sốt rủi ro tại tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và khi ngân hàng phát triển năng động.
2.2.1. Cấu trúc quản trị rủi ro tại Ngân hàng Thương mại Công Thương Việt Nam – CN 1 TPHCM Nam – CN 1 TPHCM
Phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam về quản trị doanh nghiệp, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm đưa ra tầm nhìn tổng thể về rủi ro và tích cực hỗ trợ các hội đồng và Ủy ban quản lý rủi ro sau đây:
Ban kiểm soát
Ủy ban Quản lý rủi ro
Hội đồng tín dụng
Ủy ban quản lý rủi ro là ủy ban quản lý rủi ro cấp cao, được chỉ định giám sát mức độ rủi ro nhằm kiểm tra tất cả các vấn đề rủi ro ngoại trừ rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản thuộc trách nhiệm của Ủy ban quản lý Tài sản Nợ & Có. Hội đồng tín dụng được thành lập để xem xét và quyết định các khoản vay.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN – CN 1 TPHCM thông qua các công cụ theo dõi và quản lý rủi ro lãi suất khác nhau bao gồm: khe hở kỳ hạn định giá lại, khe hở thời lượng, kiểm định khả năng chịu áp lực đối với những biến động của lãi suất nhằm đánh giá những biến động về thu nhập lãi ròng (NII) hoặc giá trị vốn chủ sở hữu.
Những chiến lược cũng như là những kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu rủi ro được xem xét và thực hiện định kỳ chẳng hạn như điều chỉnh kỳ đáo hạn hoặc kỳ định giá lại của các Tài sản Nợ - Tài sản Có, lên chiến lược về phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bảo đảm hoạt động được các nguồn vốn dài hạn và thực hiện ký kết các thỏa thuận về lãi suất với các đối tác và khách hàng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN – CN 1 TPHCM thực hiện quản trị rủi ro dựa trên các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nhận diện và lượng hóa các mức độ rủi ro do lãi suất biến đổi thông qua việc lập các hệ thống đo lường rủi ro lãi suất.
Thứ hai, xác định khả năng chịu đựng rủi ro lãi suất mà Ngân hàng có thể
chịu đựng, cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
Thứ ba, cụ thể hóa các phương pháp, cơng cụ đo lường, kiểm sốt và các hạn
mức rủi ro lãi suất.
Thứ tư, thiết lập chuẩn mực báo cáo để giám sát tình hình rủi ro hiện tại và
tiềm năng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN – CN 1 TPHCM sử dụng hai phương pháp quản trị rủi ro chính:
Phương pháp thứ nhất: Phương pháp phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất tác
Đầu tiên, xác định Tài Sản Có và Tài Sản Nợ nhạy cảm với lãi suất trên cơ sở định giá lại các Tài Sản Có và Tài Sản Nợ của Ngân hàng chẳng hạn những khoản tiền gửi và/hoặc những khoản vốn vay trên thị trường.
Kế đến, tính tốn khoảng chênh lệch từng kỳ hạn giữa Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất và Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất và quy mô của sự tác động khe hở nhạy cảm lãi suất lên thu nhập của Ngân hàng.
Phương pháp thứ hai: phương pháp phân tích khe hở thời lượng:
Phân tích tác động của sự chênh lệch về thời gian đáo hạn trung bình gia quyền giữa Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất và Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất lên giá trị vốn chủ sở hữu của Ngân hàng trên cơ sở tính tốn giá trị hiện tại của dịng tiền.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN – CN 1 TPHCM sử dụng ba công cụ đo lường rủi ro lãi suất:
Công cụ thứ nhất: đo lường mức độ thay đổi giá trị kinh tế:
Từ biến động lãi suất thị trường và những dự báo lãi suất trong tương lai tính tốn được mức biến động giá trị kinh tế của Tài sản Có, Tài sản Nợ và các khoản ngoại hàng.
Công cụ thứ hai, xây dựng mơ hình định lượng và thử nghiệm các rủi ro lãi
suất (stress test), trong đó:
Đầu tiên, phân tích độ nhạy của thu nhập rịng dưới nhiều tình huống thay đổi lãi suất khác nhau.
Sau đó, phân tích ảnh hưởng đối với nguồn vốn chủ sở hữu theo mơ hình giả định biến động lãi suất và theo dữ liệu biến động lãi suất trong quá khứ.
Công cụ thứ ba, xây dựng các hạn mức quản lý rủi ro lãi suất:
Thứ nhất, các hạn mức được đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn đối với
thu nhập hay vốn của ngân hàng do sự biến động của lãi suất bao gồm:
Thứ hai, tỷ lệ GAP tích lũy / Tổng Tài sản Có (CGAR Limit): nhằm mục
đích đảm bảo sự khơng cân xứng giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ nằm trong mức độ rủi ro cho phép của Ngân hàng theo từng kỳ hạn định cụ thể.
Thứ ba, thu nhập lãi ròng (NII) và biên độ thu nhập lãi ròng (NIM): hạn mức
này được sử dụng để quản lý và hạn chế những rủi ro lãi suất đối với các khoản mục ngắn hạn (dưới 12 tháng), đảm bảo thu nhập lãi ròng của ngân hàng tránh được những rủi ro trong trường hợp lãi suất thay đổi.
Thứ tư, hạn mức thu nhập chịu rủi ro (EaR Limit): được thiết lập để kiểm soát rủi ro của thu nhập dự kiến trong tương lai của Ngân hàng theo thời gian và kịch bản lãi suất xác định. Hạn mức này được tính trên cơ sở thu nhập lãi ròng (NII) của Ngân hàng.
Thứ năm, tỷ lệ biến động vốn chủ sở hữu (IEV Limit): hạn mức này được
xây dựng nhằm quản lý và hạn chế mức độ rủi ro do lãi suất thay đổi ảnh hưởng đến giá trị vốn sở hữu. Tỷ lệ biến động vốn chủ sở hữu được xác định giữa mức thay đổi giá trị kinh tế của Tài sản Có, Tài sản Nợ và các khoản ngoại bảng so với vốn chủ sở hữu.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN – CN 1 TPHCM thực hiện quản lý rủi ro lãi suất thông qua hệ thống báo cáo bao gồm:
Thứ nhất, báo cáo phân tích tình hình nguồn vốn/ sử dụng vốn, tổng hợp lãi
suất thị trường.
Thứ hai, báo cáo rủi ro lãi suất theo định kỳ, thơng qua bảng phân tích thời
gian định giá lại Tài sản Có và Tài sản Nợ theo các kỳ hạn.
Thứ ba, báo cáo khe hở nhạy cảm lãi suất, chỉ ra những khả năng tác động
đến lợi nhuận, giá trị vốn chủ sở hữu do sự biến động của lãi suất.
Thứ tư, báo cáo phân tích chênh lệch lãi suất bình qn đầu vào – đầu ra của
Ngân hàng, lượng hóa rủi ro lãi suất và mức độ tổn thất trong tương lại đối với bảng cân đối kế toán của Ngân hàng.
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN 1 TPHCM