Kiểm soát, giám sát rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương VN chi nhánh 1 TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 93)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mạ

3.2.2.4. Kiểm soát, giám sát rủi ro lãi suất

Khi đã phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất, rồi đo lường rủi ro và sử dụng biện pháp thích hợp để phịng ngừa rủi ro, sau đó chuyên viên phụ trách bộ phận quản trị rủi ro phải thường xuyên theo dõi, giám sát diễn biến của lãi suất trên thị trường. Vì vậy quản trị rủi ro lãi suất là một quá trình năng động địi hỏi người quản trị rủi ro lãi suất ngồi công việc đo lường rủi ro lãi suất trong kinh doanh hiện tại, mà cịn phải ước tính ảnh hưởng của việc kinh doanh mới lên rủi ro của nó. Ngoài ra, các nhà quản trị nên đánh giá lại các chiến lược hiện tại có phù hợp với hồ sơ rủi ro như dự tính định kỳ, giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo các mức độ rủi ro nhất quán với mục tiêu đề ra.

Để đảm bảo tính nhất quán với mục tiêu rủi ro lãi suất đề ra, các chuyên viên phụ trách bộ phận quản trị rủi ro nên thường xuyên kiểm tra thông tin trong hoạt động ngân hàng như các khoản cho vay, đầu tư, tiền gửi. Kiểm tra các báo cáo có thể vận dụng và phân tích xu hướng trong chênh lệch lãi suất rịng theo q. Đánh

tích xu hướng về khối lượng và lãi suất để quyết định có những thay đổi đáng kể nào trong danh mục đầu tư ngân hàng, hay trong thu nhập của ngân hàng.

Các chuyên viên phụ trách bộ phận phải thường xuyên đánh giá liệu ngân hàng có vốn và thu nhập để hỗ trợ mức độ rủi ro lãi suất ngắn hạn và dài hạn hay không, rủi ro mang đến cho ngân hàng trong tương lai như thế nào. Ban Giám Đốc cần đánh giá chất lượng của công tác quản trị rủi ro lãi suất, thông qua báo cáo đo lường rủi ro lãi suất (tất cả các Tài sản Có, Tài sản Nợ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương VN chi nhánh 1 TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 93)