Hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương VN chi nhánh 1 TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 88)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mạ

3.2.2. Hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất

3.2.2.1. Phân tích rủi ro lãi suất

Phân tích rủi ro lãi suất là việc xác định những nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất, đây là công việc phức tạp bởi không chỉ do một nguyên nhân duy nhất gây ra mà thường do nhiều nguyên nhân gây ra như lạm phát, do quan hệ cung cầu, do chính sách điều hành tiền tệ của nhà nước, do không cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ, do áp dụng các lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay và do không phù hợp về khối lượng giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. Phân tích rủi ro nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phịng ngừa rủi ro lãi suất, trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất.

3.2.2.2. Ứng dụng mơ hình đo lường rủi ro lãi suất

Nhận dạng được rủi ro lãi suất là bước khởi đầu của quản trị rủi ro, nhưng rủi ro lãi suất có rất nhiều ngun nhân, ngân hàng khơng thể cùng một lúc kiểm sốt, phịng ngừa tất cả mọi rủi ro. Do đó, nhà quản trị ngân hàng cần phải phân loại rủi ro, cần biết loại rủi ro nào xuất hiện nhiều, loại rủi ro nào ít xuất hiện, loại nào gây ra hậu quả nghiêm trọng, còn loại nào ít nghiêm trọng hơn. Từ đó, ngân hàng có biện pháp quản trị rủi ro lãi suất cho phù hợp. Để làm được điều này, các nhà quản trị rủi ngân hàng cần phải đo lường rủi ro lãi suất.

Trong những mơ hình đo lường rủi ro lãi suất đã được trình bày trong chương 1, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN – CN 1 TPHCM nên ứng dụng tiếp tục mơ hình định giá lại. Do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, dùng những kỹ thuật đơn giản chỉ cần tính số chênh lệch giữa Tài

sản Có và Tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất theo các nhóm kỳ hạn để tính mức độ thu nhập lãi ròng từ lãi suất.

Thứ hai, đã có sẵn chương trình phần mềm mơ hình định giá lại để đo lường

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN – CN 1 TPHCM sử dụng và hồn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế của chi nhánh theo từng thời kỳ nhất định.

Để mơ hình định giá lại có hiệu quả, cần có một hạn mức đối với khe hở nhạy cảm với lãi suất, thể hiện dưới dạng tỷ lệ Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất đối với Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất trong một khoảng thời gian nhất định.

(3.1) Tỷ lệ hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất sẽ được áp dụng trong suốt kỳ thực hiện và điều chỉnh theo từng quý cụ thể phù hợp với tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn tại Trụ sở chính.

Tỷ lệ tối đa hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất là tỷ lệ tối đa cho phép Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN – CN 1 TPHCM thực hiện giữa tổng Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất so với tổng Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất phụ thuộc vào hệ số điều chỉnh.

Hệ số điều chỉnh là hệ số liên quan đến khả năng tự cân đối vốn và chất lượng tín dụng tốt, hiệu quả mà điều chỉnh cho phù hợp. Hệ số điều chỉnh này trong khoảng từ 0.03 đến 0.08.

Mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất là hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại từ ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Chính vì thế, ngồi tập trung phân tích những Tài sản Có và Tài sản Nợ nhạy cảm với biến động của lãi suất, cịn phải duy trì cố định tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên phải đạt được mức độ nhất định để bảo vệ thu nhập của ngân hàng trước rủi ro lãi suất (hệ số thu nhập lãi rịng cận biên trung bình nằm trong khoảng 3.5 – 4%).

3.2.2.3. Cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất

Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là rủi ro lãi suất. Do đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN – CN 1 TPHCM nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất như:

Thứ nhất, chuyển giao việc quản lý rủi ro lãi suất sang nhà quản lý rủi ro lãi

suất chun nghiệp thơng qua cơng cụ điều hồ vốn nội bộ.

Thứ hai, áp dụng các biện pháp cho vay ngắn hạn, khi lãi suất thị trường thay

đổi theo chiều hướng tăng, ngân hàng sẽ kịp thời tăng lãi suất cho vay.

Thứ ba, áp dụng chiến lược chủ động trong quản trị rủi ro lãi suất, trong trường hợp có thể dự đốn được chiều hướng lãi suất biến động trong tương lai, để điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất phù hợp. Nếu các nhà quản trị dự đoán lãi suất tăng, cần duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất ở trạng thái dương, nghĩa là Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất lớn hơn Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất, sẽ làm tăng thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng, biến đổi tăng cùng chiều với sự thay đổi của lãi suất. Nếu các nhà quản trị dự đốn lãi suất giảm, cần duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất ở trạng thái âm, nghĩa là Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất nhỏ hơn Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất, thu nhập lãi ròng sẽ tăng và thay đổi theo hướng ngược chiều với lãi suất.

Thứ tư, ngược với chiến lược chủ động, các nhà quản trị nên áp dụng chiến

lược quản trị thụ động trong trường hợp không thể dự báo được chiều hướng biến động của lãi suất trong tương lai thì cần duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất bằng không, sẽ không ảnh hưởng đến thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng dù cho lãi suất thị trường tăng hay giảm.

Ngoài ra, các nhà quản trị ngân hàng nên sử dụng cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro lãi suất như đã trình bày ở chương 1. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN – CN 1 TPHCM nên sử dụng hợp đồng lãi suất.

Hợp đồng lãi suất kỳ hạn: Do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công

Thương VN – CN 1 TPHCM thường chỉ huy động vốn ngắn hạn nên cần sử dụng biện pháp hợp đồng kỳ hạn lãi suất, để chuyển kỳ hạn ngắn thành kỳ hạn dài.

Hợp đồng lãi suất kỳ hạn là một thỏa thuận giữa Ngân hàng TMCP Công Thương VN – CN 1 TPHCM và một tổ chức tín dụng hoặc định chế tài chính phi tín dụng chỉ liên quan đến trao đổi phần chênh lệch lãi suất, khơng có khoản tiền gốc lien quan nhằm mục đích phịng ngừa rủi ro lãi suất.

Chẳng hạn vào ngày 01 tháng 01, khách hàng gửi kỳ hạn 3 tháng số tiền 10 tỷ đồng, ngay tại thời điểm ngày 01/01 ký hợp đồng với khách hàng khi tới kỳ hạn tiếp theo 01/04 khách hàng sẽ gửi 10 tỷ. Để khuyến khích khách hàng gửi tiếp, cần quan tâm chăm sóc khách hàng tốt, cung cấp các dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng để khách hàng gửi tiếp ở các kỳ hạn tiếp theo.

Để thực hiện hợp đồng lãi suất kỳ hạn có hiệu quả, NHCT – CN 1 TPHCM cần thực hiện các có các qui định cụ thể cũng như nguyên tắc giao dịch:

Một là, khi thỏa thuận giao dịch thành công, các chuyên viên Vietinbank

nhập dữ liệu liên quan vào hệ thống, lập điện xác nhận hoặc fax xác nhận, đồng thời nhập vào sổ theo dõi, chuyển trả nợ vào ngày đáo hạn.

Hai là, chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCT quy định hạn mức cắt lỗ trong kinh

doanh vốn và ngoại tệ cho NHCT CN1 TPHCM. Giám Đốc NHCT CN1 TPHCM qui định hạn mức mua, bán ngoại tệ giao ngay cho bộ Kinh doanh ngoại tệ và cho từng chuyên viên.

Ba là, thực hiện hợp đồng lãi suất kỳ hạn theo nguyên tắc: an toàn, hiệu quả,

thực hiện đúng quy định về hạn mức kinh doanh và đảm bảo trạng thái ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước qui định trong từng thời kỳ.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Swaps): Hoán đổi lãi suất là thỏa thuận giữa

Vietinbank với một tổ chức tín dụng hoặc một định chế tài chính đồng ý hồn đổi lãi suất thả nổi để nhận lãi suất cố định trên một khoản tiền xác định. Dịch vụ này cung cấp áp dụng với khách hàng là tổ chức tín dụng hoặc định chế tài chính phi tín dụng.

Hốn đổi lãi suất đã được sử dụng rộng rãi và thành công nhất trên thị trường tài chính trong những thập niên 80 và 90, là giao dịch trong đó mỗi bên cam kết thanh tốn cho bên kia khoản tiền lãi tính theo một loại lãi suất hoán đổi đã cam kết trên cùng một khoản tiền gốc nhất định trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Khi thực hiện một giao dịch hoán đổi với khách hàng, ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro từ khách hàng. Khi đó, ngân hàng sẽ phòng ngừa rủi ro với một đối tác khác. Trong giao dịch hoán đổi lãi suất, số tiền gốc khơng được thanh tốn mà chỉ thanh tốn tiền lãi giữa hai phía.

3.2.2.4. Kiểm sốt, giám sát rủi ro lãi suất

Khi đã phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất, rồi đo lường rủi ro và sử dụng biện pháp thích hợp để phịng ngừa rủi ro, sau đó chuyên viên phụ trách bộ phận quản trị rủi ro phải thường xuyên theo dõi, giám sát diễn biến của lãi suất trên thị trường. Vì vậy quản trị rủi ro lãi suất là một q trình năng động địi hỏi người quản trị rủi ro lãi suất ngồi cơng việc đo lường rủi ro lãi suất trong kinh doanh hiện tại, mà còn phải ước tính ảnh hưởng của việc kinh doanh mới lên rủi ro của nó. Ngồi ra, các nhà quản trị nên đánh giá lại các chiến lược hiện tại có phù hợp với hồ sơ rủi ro như dự tính định kỳ, giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo các mức độ rủi ro nhất quán với mục tiêu đề ra.

Để đảm bảo tính nhất quán với mục tiêu rủi ro lãi suất đề ra, các chuyên viên phụ trách bộ phận quản trị rủi ro nên thường xuyên kiểm tra thông tin trong hoạt động ngân hàng như các khoản cho vay, đầu tư, tiền gửi. Kiểm tra các báo cáo có thể vận dụng và phân tích xu hướng trong chênh lệch lãi suất rịng theo q. Đánh

tích xu hướng về khối lượng và lãi suất để quyết định có những thay đổi đáng kể nào trong danh mục đầu tư ngân hàng, hay trong thu nhập của ngân hàng.

Các chuyên viên phụ trách bộ phận phải thường xuyên đánh giá liệu ngân hàng có vốn và thu nhập để hỗ trợ mức độ rủi ro lãi suất ngắn hạn và dài hạn hay không, rủi ro mang đến cho ngân hàng trong tương lai như thế nào. Ban Giám Đốc cần đánh giá chất lượng của công tác quản trị rủi ro lãi suất, thông qua báo cáo đo lường rủi ro lãi suất (tất cả các Tài sản Có, Tài sản Nợ).

3.3. Các kiến nghị để hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro lãi suất

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Cơng Thương VN – Trụ sở chính sở chính

Thứ nhất, Ngân hàng TMCP Cơng Thương VN cần phân chia chỉ tiêu theo

lợi thế vị trí cũng như thế mạnh của từng đơn vị kinh doanh, không nên khống chế hạn mức tín dụng mà nên kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, đảm bảo chất lượng tín dụng, tạo điều kiện cho các chi nhánh Ngân hàng Công Thương thực hiện công cụ phái sinh để quản lý tốt Tài sản Nợ và Tài sản Có.

Thứ hai, NHCT – Trụ sở chính cần phổ biến và mở các lớp đào tạo quản trị

rủi ro lãi suất với đối tượng là Ban giám đốc các chi nhánh của NHCT, nâng cao trình độ và năng lực quản lý: năng lực hoạch định chính sách, năng lực ra quyết định, năng lực quản trị Tài sản Nợ và Tài sản Có.

Thứ ba, chính sách và mơ hình quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng phải

được xác định một cách cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của từng đơn vị kinh doanh của NHCT. Đầu tiên, cần xây dựng mơ hình tổ chức ngân hàng phù hợp tạo điều kiện cho việc quản trị rủi ro lãi suất an toàn, ổn định và hiệu quả. Tiếp đến, trước khi ra quy trình cụ thể cần phải thông qua hết tất cả các bộ phận để tham khảo ý kiến, để thống nhất cách thực hiện khi quy trình ban hành có hiệu lực.

Thứ tư, cần xây dựng bộ phận đo lường, giám sát và kiểm sốt rủi ro hồn

chức năng quản lý, giám sát rủi ro, ngăn chặn giảm thiểu rủi ro và phải báo cáo tình trạng rủi ro lãi suất trực tiếp đến nhà quản trị ngân hàng. Lập và đặt ra những giới hạn hoạt động để duy trì mức độ rủi ro phù hợp với chính sách của ngân hàng.

Thứ năm, khi xây dựng mức lãi suất cần phân tích kỹ, tính tốn các điều kiện

kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường tiền tệ và tính đến nhu cầu vốn của ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung, các nhà quản trị ngân hàng nên tính tốn chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay (tối thiểu 4%/năm là tốt nhất). Bên cạnh đó, nhà quản trị ngân hàng cũng nên tính tốn chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay với lãi suất điều hòa vốn nội bộ và qua các dịch vụ khác tổng hòa hiệu quả mang lại cho ngân hàng ở mức tối thiểu 3 - 4% là hiệu quả. Đồng thời, phải thường xuyên phân tích xu hướng trong tài khoản tiền gửi và tiền vay, số dư tăng hoặc giảm và sự tập trung của khách hàng có số dư lớn để xác định mức lãi suất cho phù hợp. Ngồi ra, để tính mức lãi suất hợp lý cũng cần nên xác định chính xác mức độ ổn định của nguồn vốn ngắn hạn để có thể sử dụng một tỷ lệ nhất định cho đầu tư trung và dài hạn nhằm hạn chế biến động lợi nhuận khi lãi suất tăng khách hàng thường trả nợ vay trước hạn thì nên áp dụng hình thức lãi suất phạt cho việc thanh toán nợ vay trước hạn và tính đến chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro lãi suất trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. NHCT – Trụ sở chính nên đón đầu trước biến động lãi suất trên thị trường mà điều chỉnh lãi suất điều hòa vốn nội bộ kịp thời.

Thứ sáu, hiện nay hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng, phức tạp tiềm ẩn

nhiều rủi ro nên các nhà quản trị cần điều hành tốt các công tác sau: Một là, xây dựng tiêu chí đối với những nhóm khách hàng cụ thể, theo số dư tiền gửi hoặc tiền vay dựa trên cơ sở dự đoán xu hướng của lãi suất, cho phép mỗi nhân viên kinh doanh đều được thỏa thuận với khách hàng trong khuôn khổ những tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng đã được các nhà quản trị ngân hàng đưa ra. Hai là, trước khi giới thiệu những sản phẩm mới hay thực hiện hoạt động kinh doanh mới, ngân hàng cần xác định những rủi ro của những sản phẩm mới hay những hoạt động kinh doanh mới này và những sản phẩm mới này phải phù hợp với quy trình và sự kiểm sốt rủi

ro, đồng thời phải thiết lập những công cụ và biện pháp để hạn chế rủi ro có thể xảy ra khi triển khai những sản phẩm mới này. Ba là, thành lập bộ phận chuyên giải đáp các thắc mắc của khách hàng và tư vấn về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, để khi Tài sản Nợ và Tài sản Có có khơng cân xứng, bộ phận tư vấn có nhiệm vụ tư vấn khách hàng hướng vào những mục tiêu đang mất cân xứng để đảm bảo khe hở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương VN chi nhánh 1 TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 88)