Nguyên nhân những hạn chế trong quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương VN chi nhánh 1 TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 84)

2.3. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công

2.3.4. Nguyên nhân những hạn chế trong quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng

thuộc nhiều về chỉ tiêu đưa ra của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về huy động vốn và cho vay nên đã ảnh hưởng đến việc quản lý Tài sản Có và Tài sản Nợ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN1 TPHCM.

Và yếu tố cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng đó là do chủ trương điều hành chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước.

2.3.4. Nguyên nhân những hạn chế trong quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN1 TPHCM TMCP Công Thương Việt Nam – CN1 TPHCM

Thứ nhất, chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể về quản trị rủi ro lãi suất tại

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN1 TPHCM. Nguyên nhân chính là do: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN1 TPHCM phụ thuộc vào sự điều hành của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam mà Ban lãnh đạo Ngân

hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam chưa có quy trình cụ thể về công tác quản trị rủi ro lãi suất, do đó tạo tâm lý ỷ lại trơng chờ vào sự hướng dẫn và quyết định của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam. Tiếp theo đó, do trình độ đội ngũ nhân viên chưa được trang bị những kiến thức ban đầu về những vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro lãi suất như kiến thức về tài chính, pháp lý, thị trường giao dịch đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các cơng cụ tài chính phái sinh nên vấn đề rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ. Đây là một trong những nguyên nhân gây trở ngại trong việc triển khai giao dịch hốn đổi lãi suất để phịng ngừa rủi ro lãi suất. Cuối cùng, chưa có văn bản quy định về việc đo lường quản trị rủi ro lãi suất tại các đơn vị kinh doanh, kể cả quy chế giám sát thanh tra của Ngân hàng Nhà nước cũng chưa có quy định nội dung giám sát đo lường quản trị rủi ro lãi suất.

Thứ hai, quản trị rủi ro lãi suất chưa được hoạch định một cách riêng lẻ mà

thực hiện xen kẽ trong quản trị huy động vốn và cho vay do: một là, chưa có cán bộ chuyên trách thực hiện việc đo lường rủi ro lãi suất nên công việc này chưa được phân công cụ thể bộ phận nào trong ngân hàng nghiên cứu thực hiện nên vẫn nằm chung vào quản trị huy động vốn và cho vay. Hai là, một số cán bộ cũ có kinh nghiệm nhưng lại rất bảo thủ, rập khuôn mẫu, thiếu tính sáng tạo và năng động, cịn đối với cán bộ mới thì chưa có kinh nghiệm, trình độ chưa đồng đều, hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, nên không dám áp dụng những công cụ mới để quản trị rủi ro lãi suất. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xác lập là cơ quan của Chính phủ, việc hoạch định và thực thi chính tiền tệ còn rất bị động, lệ thuộc rất lớn vào Chính phủ và các cơ quan Chính phủ (như Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) nên thiếu tính độc lập. Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng.

Thứ ba, việc tính tốn lãi suất huy động và cho vay chưa hiệu quả. Một là, do

các nhà quản trị ngân hàng chưa xây dựng được chính sách lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, chính sách lãi suất hiện nay của ngân hàng rất dễ bị dẫn dắt bởi yếu tố thị trường. Hai là, do sự cạnh tranh ngày càng

quyết liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn, cùng với áp lực chỉ tiêu hoạt động về huy động, dư nợ, lợi nhuận. Ba là, lãi suất phụ thuộc vào sự điều hảnh của Ngân hàng

Nhà nước. Bốn là, điều hành lãi suất điều hịa vốn nội bộ của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam cịn mang tính ứng phó với tình thế, chưa đón đầu được các thay đổi trong dài hạn. Ngồi ra, Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam – CN1 TPHCM vận dụng cơ chế lãi suất điều hòa vốn nội bộ để quyết định lãi suất thực hiện với khách hàng còn chú trọng về yêu cầu có lợi nhuận so với điều hịa vốn, mà chưa xem xét trên quan hệ lợi ích tổng hịa, ảnh hưởng đến thực hiện chính sách lâu dài, cơ hội kinh doanh tại đơn vị.

Thứ tư, hoạt động lãi suất ngân hàng cịn đơn điệu, thiếu tính linh hoạt. Một là hoạt động ngân hàng truyền thống ăn sâu vào từng cán bộ nhân viên ngân hàng. Hai là, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chưa xây dựng tiêu chí cho từng

khách hàng.

Thứ năm, hệ thống thông tin hỗ trợ chưa tốt. Nguyên nhân của việc này: một là do máy móc thiết bị cũ vẫn cịn tồn tại gây khó khăn trong việc cập nhật thông

tin. Hai là, các số liệu báo cáo chỉ là số liệu quá khứ, để phân tích cho tương lai, chưa tính đến yếu tố tâm lý và rủi ro của khách hàng. Chẳng hạn, đối với các cá nhân gửi tiết kiệm, khi có biến động lãi suất trên thị trường, tâm lý họ rất sợ ngân hàng khơng có khả năng thanh tốn hay sự mất giá của đồng tiền, bên cạnh đó sự tăng giảm giá vàng làm họ rút tiền ngân hàng để mua vàng. Còn đối với cho vay, do năng lực điều hành của doanh nghiệp còn hạn chế hay do thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng, một số khách hàng lợi dụng sự thay đổi lãi suất ngân hàng để trục lợi, như khi lãi suất tăng họ tìm cách để gia hạn nợ hay chấp nhận trả nợ quá hạn, ngược lại khi lãi suất giảm họ tìm cách trả nợ trước hạn. Ngồi ra cịn phụ thuộc vào nguyên nhân khách quan xuất phát từ tác động bên ngoài như thiên tai, hoả hoạn, biến động thị trường trong và ngoài nước, do quan hệ cung cầu hàng hố thay đổi. Những ngun nhân đó làm ảnh hưởng đến việc quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có của ngân hàng. Ba là, chưa có cơ quan dự báo sự thay đổi của lãi suất. Vì việc đo lường rủi ro lãi suất không chỉ đánh giá những tổn thất phải gánh chịu trong quá

khứ mà cịn phải dự tính trước được những thiệt hại có thể phát sinh trong tương lai trong điều kiện lãi suất thị trường biến động liên tục. Để dự tính được chính xác mức độ thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động, vấn đề quan trọng là phải dự báo chính xác mức độ biến động của lãi suất trong tương lai.

Thứ sáu, thị trường tài chính – tiền tệ chưa phát triển, thể hiện ở chỗ cơng cụ

tài chính cịn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về lượng giao dịch. Do kiến thức hiểu biết về giao dịch phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro lãi suất còn quá thấp, thị trường liên ngân hàng cịn ít sơi động, việc luân chuyển vốn chưa thực sự thông suốt, các ngân hàng thiếu vốn không tiếp cận được với nguồn vốn dư thừa của các ngân hàng khác. Chính vì vậy, thị trường tiền tệ chưa trở thành nơi cung cấp những thông tin quan trọng về lãi suất làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất thị trường, chính sự kém phát triển của thị trường tiền tệ đã gây khó khăn, hạn chế trong việc định hướng và sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất.

Thứ bảy, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN1 TPHCM chỉ sử

dụng một mơ hình định giá lại để đo lường rủi ro lãi suất, phụ thuộc vào các mơ hình đo lường của ngân hàng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Cuối cùng, do chính sách điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã ảnh

hưởng không nhỏ đến việc quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có của các ngân hàng nói chung là NHCT nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sau khi đưa ra thực trạng quản trị Tài sản Nợ - Tài sản Có tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương VN và phân tích ngun nhân của nó, chúng ta đã có cái nhìn khá tồn diện về tình hình kiểm soát rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Cơng Thương VN nói riêng và hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần nói chung. Bên cạnh những giải pháp đã thực hiện để hạn chế rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần vẫn cịn một số khó khăn hạn chế xuất phát từ năng lực tài chính, trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần. Vì vậy, một số giải pháp và kiến nghị trong chương 3 sẽ góp phần giải quyết những khó khăn này để việc kiểm sốt rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần được hoàn thiện hơn nhằm bảo vệ lợi nhuận của ngân hàng khỏi những rủi ro lãi suất.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG CN1 TPHCM QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT

3.1. Định hướng chung về quản trị Tài Sản Nợ và Tài Sản Có nhằm

hạn chế rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương VN chi nhánh 1 TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 84)