Những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương VN chi nhánh 1 TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 79)

2.3. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công

2.3.3. Những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP

TMCP Công Thương Việt Nam – CN1 TPHCM

Việc quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN1 TPHCM còn một số rủi ro cần khắc phục:

Thứ nhất, chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể về quản trị rủi lãi suất từ khâu

phân tích, dự báo xu hướng, giám sát và điều tiết rủi ro lãi suất một cách thường xuyên. Do mới nhận thức được rủi ro lãi suất nhưng chỉ dừng lại ở việc xác định khuynh hướng rủi ro chưa ứng dụng các mơ hình lượng hóa rủi ro để phân tích định lượng trên cơ sở biến động lãi suất.

Thứ hai, quản trị rủi ro lãi suất không được hoạch định một cách riêng lẻ, mà

thực hiện xen kẽ trong quản trị huy động vốn và cho vay, chủ yếu tập trung cho quản trị tín dụng và thanh khoản, chưa chú ý đến quản trị lãi suất, sử dụng lãi suất như một công cụ cạnh tranh với các ngân hàng khác để tăng thị phần mà chưa quan tâm đến chính sách lãi suất và ảnh hưởng của nó đến Tài sản Nợ và Tài sản Có như thế nào.

Thứ ba, việc tính tốn lãi suất huy động và cho vay ở mức nào là hợp lý vẫn

là bài tốn khó, chủ yếu dựa trên lãi suất điều hịa vốn nội bộ (lãi suất điều hòa vốn nội bộ là lãi suất mua bán vốn nội bộ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam) và yếu tố kinh nghiệm hơn là phương pháp cơng cụ tính tốn hiện đại, quá chú ý đến yếu tố cạnh tranh mà không dựa vào chiến lược tổng thể.

Thứ tư, hoạt động ngân hàng cịn đơn điệu, thiếu tính linh hoạt, phân chia mức lãi suất chủ yếu chỉ dựa vào thời hạn vay và gửi tiền, từ đó các nhà quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đưa ra các thang lãi suất đã được quy định sẵn, khách hàng chỉ việc chấp nhận mức lãi suất đó nếu muốn gửi hoặc vay tiền. Trong khi đó, ở các ngân hàng nước ngồi, mỗi nhân viên ngân hàng đều được

thỏa thuận với khách hàng trong khuôn khổ những tiêu chuẩn xếp hạng khách hàng đã được ngân hàng đưa ra.

Thứ năm, hệ thống thông tin chưa hỗ trợ tốt, chưa có chương trình cập nhật

cơ sở dữ liệu thị trường và động thái của khách hàng gửi tiền, vay tiền khi có sự thay đổi lãi suất để làm dữ liệu cho việc phân tích, dự báo trong tương lai. Ngồi ra, chưa đánh giá phù hợp thời gian đáo hạn Tài sản Nợ đới với tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.

Thứ sáu, thị trường tài chính tiền tệ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt

Nam chưa phát triển mạnh như những ngân hàng lớn, các công cụ tài chính chưa được triển khai nhiều về chủng loại và cịn ít về số lượng giao dịch.

Thứ bảy, hiện nay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chỉ sử dụng

một mơ hình định giá lại để đo lường rủi ro lãi suất nên giá trị của tài sản được xác định được dựa trên giá trị sổ sách, chưa dựa trên giá trị thị trường nên chỉ mới phản ánh một phần rủi ro lãi suất đối với ngân hàng mà thơi. Ngồi ra, về kỳ định giá tích lũy việc phân nhóm tài sản theo một khung thời hạn nhất định nên sai lệch thông tin về cơ cấu Tài sản Nợ và Tài sản Có trong cùng một nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương VN chi nhánh 1 TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 79)