Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 84 - 85)

3.1 .1Định hướng phát triển của ngân hàng BIDV trong thời gian tới

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản trị RRTK ở ngân hàng TMCP đầu tư và phát

3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một tổ chức trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Việc xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp là vấn đề hêt sức cần thiết. Bộ phận này cần được đào tạo, phát triển toàn diện nhằm tham mưu cho lãnh đạo những đề xuất chính xác, kịp thời giúp ban lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn.

Đặc biệt đối với các cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác quản trị RRTK, BIDV cần phát triển nguồn nhân lực theo hướng sau:

- BIDV xây dựng các khoá học, lớp bồi dưỡng, các chương trình, khố huấn luyện phù hợp cho từng đối tượng từ dưới lên trên từ cấp nhân viên tác nghiệp tới cấp quản lý. Đặc biệt thiết kế các lớp đào tạo thực để nâng cao các kiến thức về phương thức mô phỏng, thực nghiệm cách xử lý tình huống phát sinh trong thực tiễn, cụ thể:

 Đôi với cấp nhân viên tác nghiệp, BIDV cần phải đào tạo kiến thức chuyên sâu, cụ thể vào từng nghiệp vụ cụ thể như công tác dự báo, đo lường, xây dựng kịch bản, báo cáo và các hoạt động có liên quan như tín dụng, kinh doanh vốn... qua các huấn luyện ngắn ngày, hội thảo chuyên đề khoa học hoặc tự đào tạo tại chi nhánh, trung tâm đào tạo theo các chương trình thống nhất và chuẩn hóa

 Đối với cấp quản lý cần thực hiện bài bản, chuẩn mực bằng cách thông qua các nhà tư vấn nước ngồi hoặc các định chế tài chính nước ngồi bằng các khóa học trong nước hay các khóa đào tạo, thực tập ở nước ngồ. Có như vậy, các nhà quản lý có thể học hỏi những chuẩn mực, kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thanh khoản theo các chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, BIDV cũng khuyến khích các cấp lẫnh đạo có tinh thần tự tìm tỏi, học hỏi, nghiên cứu các tài liệu, bài viết về quản trị rủi ro thanh khoản để ứng dụng vào thực tế tại cơ quan..

- Với tinh thần tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo và lấy hiệu quả làm đầu, BIDV cần tạo môi trường, điều kiện để các cán bộ, cấp quản lý sau khi được đào tạo có thể thực hành tốt bằng cách trao quyền và ràng buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ để những cán bộ đó có thể áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, phát huy hết khả năng của mình và thấy được tầm quan trọng từ những kiến thức đã được đào tạo.

- Khi tuyển chọn nhân viên mới, BIDV cần tuyển chọn có chọn lọc với vị trí liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản những nhân viên trẻ, có trách nhiệm và nhiệt huyết, được đào tạo chính quy và vững chắc về nghiệp vụ ngân hàng, ngoại ngữ, tin học giỏi để có đủ năng lực tiếp cận với cơng nghệ và nghiệp vụ ngân hàng hiện đại một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một yêu cầu cần thiết là chọn lọc những ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đặc biệt đối với kinh nghiệm quản lý rủi ro.

- Đối với đào tạo lại, cần thực hiện các chương trình đào tạo lại bắt buộc đối với các nhân viên dưới 50 tuổi chưa được bổ sung kiến thức mới bằng nhiều hình thức kết hợp giữa hội thảo, khảo sát với học theo giáo trình có thu hoạch, kiểm tra, phân loại chất lượng, kết hợp đào tạo tại chức và chính quy trong nước với nâng cao trình độ ở nước ngồi. Ngồi ra, BIDV cũng cần chú ý nội dung đào tạo phải đúng người đúng việc, tránh dàn trải và lãng phí vì đa sơ các nhân viên đã có kiến thức cơ bản nên cần đào tạo nội dung trọng tâm, chuyên sâu, liên quan trực tiếp tới công việc của đối tượng được đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)