.4 Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tại ngân hàng BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 53 - 56)

(Nguồn: Công văn nội bộ của ngân hàng BIDV)

 Chức năng của các phòng/ban quản lý RRTK

Hội đồng quản trị :

- Phê duyệt các chính sách và các chiến lược quan trọng trong đó có các chính sách và chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản;

- Theo dõi diễn biến thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách định kỳ từ đó có những đánh giá về tình hình RRTK của ngân hàng.

Uỷ ban quản lý rủi ro:

- Đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng phù hợp với chiến lược quản lý thanh khoản đã được đề ra;

- Đảm bảo các chính sách và thủ tục cần thiết cho quản lý RRTK được thực hiện;

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Ban kiểm soát Ủy ban quản lý rủi ro

Ban điều hành Giám đốc phụ trách rủi ro

Kiểm toán nội bộ

Các đơn vị kinh doanh

Ban ALCO Ban QL RR tín dụng

Ban QL RR thị trường

Ban QL RR tác nghiệp

- Quản lý diễn biến thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách định kỳ từ đó có những đánh giá về tình hình RRTK của ngân hàng;

- Giám sát hoạt động của Uỷ ban quản lý tài sản/công nợ và việc xử lý các vấn đề quan trọng của Uỷ ban này.

Uỷ ban quản lý tài sản/công nợ (ALCO)

ALCO có trách nhiệm quản lý khả năng thanh khoản nói chung, bao gồm các cơng việc cụ thể như sau:

- Đầu mối quản lý thanh khoản tồn hệ thớng, dự trữ bắt buộc và đảm bảo các giới hạn an toàn thanh khoản theo quy định của NHNN và Hội đồng ALCO.

- Đo lường và phân tích rủi ro thanh khoản thơng qua việc xây dựng bảng cung cầu thanh khoản hàng ngày; Thực hiện mô phỏng các chỉ tiêu thanh khoản là cơ sở để thiết lập giới hạn thanh khoản.

- Đầu mối đề xuất các giới hạn thanh khoản tương ứng với từng phương pháp quản lý thanh khoản được áp dụng. Đưa ra cảnh báo sớm và đề xuất các biện pháp thực hiện trong trường hợp sắp vi phạm giới hạn thanh khoản.

- Đề xuất kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn trong ngắn hạn và dài hạn phù hợp với từng thời kỳ.

- Tính tốn sớ dư dự trữ bắt buộc hàng tháng theo quy định của NHNN.

- Tính tốn nhu cầu vớn hàng ngày của sở ngân hàng đối với từng loại tiền gồm VND, USD, EUR. Đề xuất thực hiện các giao dịch vốn trên thị trường liên ngân hàng, giao dịch với NHNN, thị trường vốn và các giao dịch mua bán vốn nội bộ với sở kinh doanh để đảm bảo an tồn thanh khoản theo quy định.

- Đầu mối thực hiện báo cáo về quản lý thanh khoản với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đầu mối đảm bảo thanh khoản cho hệ thống các Chi nhánh và sổ Ngân hàng. - Đầu mối nghiên cứu, đề xuất xây dựng, vận hành và chỉnh sửa chương trình quản lý thanh khoản.

- Xác định đúng nhu cầu thanh khoản hàng ngày và đưa ra các đề xuất giao dịch phù hợp trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn, phái sinh, giao dịch NHNN.

- Xây dựng kế hoạch cân đới vớn đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trong cơng tác điều hành, cân đối vốn, không gây dư thừa hoặc thiếu hụt quá mức vốn khả dụng cần thiết.

Ban Giám đốc chi nhánh:

BIDV thực hiện quản lý vốn tập trung, do đó tại các chi nhánh, ban giam đốc chi nhánh phân công, uỷ quyền cho các phòng/ban đảm nhiệm các nhiệm vụ quản lý rủi ro thanh khoản và các phịng ban có liên quan thực hiện các báo cáo thông báo kịp thời cho bộ phận giao dịch tại Trụ sở chính lượng tiền thanh toán lớn trong ngày và các ngày làm việc tiếp theo và các báo cáo đột xuất khi có u cầu của Trụ sở chính.

 Nghiên cứu định tính

Với phương pháp phỏng vấn các chuyên gia tại BIDV, tác giả đã đưa ra các vấn đề cần đánh giá về mơ hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản:

- Đánh giá về cơ cấu các phòng/ban trong quản trị rủi ro thanh khoản của BIDV - Đánh giá về chất lượng nhân lực trong quản trị rủi ro thanh khoản

Qua phỏng vấn, các chuyên gia đã đưa ra được các kết quả sau:

- Về cơ cấu các phòng/ban quản trị rủi ro thanh khoản:

+ BIDV đã ban hành được mơ hình tổ chức trong đó HĐQT ban hành chiến lược và các chính sách QT RRTK, quản trị tập trung tại hội sở chính và BIDV có một cơ cấu quản trị thống nhất, hoạt động từ các cấp dưới như chi nhánh xuyên suốt đến HĐQT nhằm quản trị rủi ro thanh khoản một cách chặt chẽ, theo đúng thông lệ quốc tế.

+ Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các phòng/ban QLRR vẫn chưa rõ ràng, các phịng QLRR tín dụng, QLRR thị trường chưa kết hợp nhuần nhuyễn.

+ Thiếu hụt nhân sự trong các phòng/ban QLRR dẫn đến một cán bộ phải đảm nhiệm nhiều vai trò, trách nhiệm.

- Về chất lượng nguồn nhân lực trong quản trị rủi ro thanh khoản: các cán bộ vẫn chưa được đào tạo chuyên sâu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm quản trị rủi ro.

Một bước tiến trong quản trị rủi ro thanh khoản của BIDV là quản trị rủi ro tập trung theo Hiệp ước Basel. BIDV đã xây dựng được cơ cấu quản trị RRTK trong đó HĐQT ban hành các chính sách và chiến lược quản trị RRTK. Bên cạnh những mặt đạt được, mơ hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản vần còn tồn tại một số vấn đề: sự phối hợp với các phòng ban quản trị rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thị trường để nhận biết rủi ro một cách kịp thời vàsố lượng và chất lượng nhân sự hoạt động trong công tác quản trị RRTK tại BIDV chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần có.

2.2.2.2 Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản

 Nhận dạng và phân tích nguyên nhân rủi ro thanh khoản

Việc quản trị tốt RRTK cần một chiến lược đảm bảo cho sự nhận diện, đo lường kiểm soát và giảm thiểu RRTK. BIDV cần chú ý tới các dấu hiệu nhận diện RRTK có thể đối mặt.

 Giá cổ phiếu BIDV

Dấu hiệu nhận diện RRTK có thể thơng qua các thơng tin về giá trị cổ phiếu tại từng thời điểm. Xem xét giá cổ phiếu BIDV giai đoạn 2015 – 2017, nhận thấy có sự sụt giảm trong năm 2016 về 15,000 đồng đi kèm những lo ngại về tình hình bất ổn và RRTK của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)